Khi mà lực lượng cho nông nghiệp đang ngày càng thu hẹp do thu nhập của các nghành khác mang lại cao hơn, thì cơ khí hóa lại càng được sử dụng phổ biến trên các cánh đồng của Việt Nam.
Nếu như trước đây các dòng máy gặt đập liên hợp chỉ xuất hiện trên tivi thì khoảng 5-10 năm trở lại đây, máy gặt đập liên hợp đã được phiến tại Việt Nam, trước tiên là các cánh đồng vài chục mẫu của Đồng bằng sông Cửu Long, sau đó là các cánh đồng tại miền Trung, miền Bắc, đồng bằng sông Hồng…
Tuy nhiên, việc chọn mua máy gặt đập nào tốt không phải là điều mà người nông dân nào cũng nắm chăc, nguyên nhân là do hầu hết mọi người thường máy gặt đập nào giá rẻ phù hợp với số tiền mình có, hoặc nghe lời tư vấn của người bán hàng (đôi khi không phải chuyên môn kém mà họ sẽ tư vấn hướng về thứ mà họ cần bán) nên trong thực tế sử dụng ở trong các điều kiện ruộng đồng cụ thể của mình lại không phù hợp.
Do đó, để giúp người nông dân có thể chọn mua được máy gặt đập liên hợp tốt nhất dưới đây, Websosanh xin đưa ra một vài lời khuyên trước khi bạn quyết định mua:
1. Chọn máy gặt đập lúa liên hợp có công suất tương thích với diện tích cánh đồng lúa
Dựa vào công suất làm việc mà người ta phân máy gặt đập liên hợp ra 2 loại chính:
– Máy gặt đập liên hợp mini: thường có công suất dưới 20 mã lực, tức là có thể gặt tối đa tầm 10 sào/giờ (sào Bắc Bộ).
– Máy gặt đập liên hợp công suất lớn: có công suất từ 20 mã lực trở lên, với khả năng gặt từ 20 sào/giờ thậm chí tới 40-50 sào/giờ (đối với các dòng máy gặt đập có công suất 70 mã lực).
Thời gian thu hoạch lúa sẽ rơi vào khoảng 1 tuần, do đó, tùy tổng thể diện tích sử dụng của máy gặt đập liên hợp mà các bác nông dân nên tính toán để chọn được loại máy gặt đập có công suất phù hợp để vừa đảm bảo kịp thời thu hoạch, vừa đảm bảo không để máy rảnh rỗi quá gây lãng phí.
2. Lựa chọn máy gặt đập liên hợp có bộ truyền động phù hợp với điều kiện đồng lúa
Như chúng ta đã biết, ở những vùng khác nhau, điều kiện thổ nhưỡng cũng không giống nhau, do đó các bác nông dân cần hết sức lưu ý về vấn đề này.
Hầu hết các dòng máy gặt đập lên hợp trên thị trường đều sử dụng bánh tăng để di chuyển dễ dàng trên các điều kiện khác nhau, nhưng đối với các vùng chiêm trũng, lượng nước nhiều và đất bùn nhão thì chắc chắn các dòng máy gặt đập với bánh tăng nhỏ, hẹp và gầm máy thấp sẽ không thể hoạt động được. Do đó, bạn chỉ có thể sử dụng các dòng máy gặt đập liên hợp có bánh xích lớn, gầm cao ( trên 300mm), nhưng may mắn là các cánh đồng chiêm trũng thường diện tích rất lớn nên tạo điều kiện phù hợp cho các dòng máy gặt đập liên hợp công suất lớn.
Trong khi đó đối với các cánh đồng với nền đất khô là chủ yếu và diện tích các thửa ruộng manh mún thì máy gặt đập liên hợp mini với bánh tăng nhỏ và kết cấu linh hoạt lại là lựa chọn phù hợp hơn.
3. Tìm hiểu kỹ hệ thống chuyển lúa, đập lúa và sàng lúa của máy gặt đập liên hợp
Nếu có thể quan sát những dòng máy gặt đập liên hợp khác nhau, bạn sẽ nhận thấy có những máy gặt đập thì lượng lúa còn lại trên rơm rất ít, nhưng có dòng (thường là máy gặt đập liên hợp mini) lượng lúa còn lại trên rơm lại khá nhiều, nguyên nhân chính là do hệ thống đập và sàng lúa không giống nhau.
Các dòng máy gặt đập liên hợp công suất lớn, và từ các thương hiệu cao cấp như máy gặt đập liên hợp Kubota DC70 sau khi đập lúa sẽ có hệ thống sàng 2 cấp, sàng lần đầu và sàng + đập lại phần rơm còn nhiều lúa, do đó tỷ lệ lúa thu được là cao nhất.
Trong khi đó, các dòng máy gặt đập liên hợp giá rẻ thường vừa có tỷ lệ thất thoát lúa cao vừa có thành phẩn là các hạt lúa bị gãy nhiều hơn.
Đây chính là lý do mà các vùng chuyên sản xuất lúa xuất khẩu thường lựa chọn các dòng máy gặt đập liên hợp công suất cao và từ thương hiệu lớn để đảm bảo vừa thu được lượng lúa tốt nhất, vừa đảm bảo lúa còn nguyên vẹn, không gãy nát trong quá trình thu hoạch.
4. Cân nhắc các yếu tố phụ khi mua máy gặt đập liên hợp
Bên cạnh 3 vấn đề chính được nêu trên đây thì khi mua máy gặt đập, bạn cũng cần chú ý tới các vấn đề sau:
– Hệ thống buồng lái dành cho người điều khiển có mái che nắng, cùng chỗ ngồi thoải mái, có thể tùy chỉnh ghế để phù hợp với vóc dáng và không gây khó chịu trong quá trình điều khiển.
– Nên chọn các dòng máy gặt đập liên hợp có khu vực để có thêm người ngồi đóng bao lúa đã tuốt thay vì cứ đầy buồng lúa lại phải lên bờ xả lúa gấy tiêu tốn thời gian
– Chọn các thương hiệu phổ để dễ dàng tìm các chi tiết, phụ tùng thay thế khi hỏng hóc xảy ra.
5. Giá máy gặt đập liên hợp bao nhiêu tiền? Nên mua máy mới hay hàng cũ, nội địa Nhật?
Thông thường giá mua mới của các dòng máy gặt đập mini từ Trung Quốc giá chỉ khoảng 70 – 150 triệu đồng, trong khi đó, máy gặt đập liên hợp của Nhật Bản, mà cụ thể là thương hiệu Kubota thường dao động từ 200 triệu đồng trở lên, các dòng máy công suất cao giá thường từ 500 – 700 triệu đồng.
Số tiền để đầu tư lớn, nên thông thường người nông dân thường lựa chọn các dòng máy gặt đập mới từ Trung Quốc hoặc máy gặt đật nội địa Nhật cũ.
Các dòng máy gặt đập liên hợp giá rẻ từ Trung Quốc thường hoạt động khá ổn trong thời gian đầu nhưng không bền, sau khoảng 2-3 vụ thường sẽ gặp nhiều trục trặc năng suất gặt giảm, tỷ lệ thất thoát lúa cao.
Trong khi đó, máy gặt đập liên hợp nội địa Nhật lại làm tốt tất cả các khâu từ các chế độ gặt để đảm bảo hiệu suất gặt cao, hạt lúa thành phẩm không gãy nát, tới các tiện nghi cho người điều khiển và phù hợp với các điều kiện ruộng lúa khác nhau. Độ bền bỉ cũng là ưu điểm thấy rõ trên máy gặt đập liên hợp Nhật. Nhưng giá đắt lại là điều khiến nhiều người băn khoăn, nên thường người nông dân ưa chuộng các dòng máy gặt đật Nhật cũ.
Việc mua máy gặt đập cũ phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố may mắn, nhưng trên hết cả là uy tín của người bán, do đó nên chọn những điểm phân phối máy gặt đập cũ uy tín, có bảo hành và bảo dưỡng sau khi mua để đảm bảo trong quá trình sử dụng.
>>> XEM NGAY nơi bán máy gặt đập liên hợp uy tín