Lenovo IdealPad Flex 14: phiên bản giá rẻ của Yoga 13

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Flex 14 là notebook thuộc phân khúc cấp thấp nhưng cũng khá chất lượng với một bản lề được thiết kế dành cho hầu hết màn hình cảm ứng.

a

Lenovo Yoga tự hào với một bản lề xoay 360 độ độc đáo có thể chuyển chế độ máy tính xách tay sang chế độ máy tính bảng. Tuy nhiên với mức giá 800 USD, dù thấp hơn nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn ngoài tầm với của nhiều người dùng. Đây chính là lý do Lenovo phát triển Idealpad Flex 14 , một phép lai giữa màn hình cảm ứng nhỏ AIO và một notebook PC tiêu chuẩn.

Flex 14 có giá khởi điểm từ 569 USD và bản nâng cấp với vi xử lý Core i5-4200U, RAM 8 GB sẽ có giá khoảng 699 USD. Giá của Flex 14 thấp hơn 200 USD so với Yoga 13 và phù hợp với người dùng thu nhập trung bình.

Ưu điểm:

– Hiệu năng mạnh mẽ.

– Thời lượng pin trung bình.

– Ổ SSD tốc độ nhanh.

– Chất lượng âm thanh tốt.

Nhược điểm:

– Màn hình độ phân giải thấp so với tầm giá.

– Mặt lưng dày.

– Chế độ sử dụng hạn chế so với Yoga 13.

1. Thiết kế

Bản lề xoay 300 độ

Bản lề xoay 300 độ

Mặc dù không phong cách giống Yoga 13 nhưng Flex 14 vẫn là chiếc máy tính xách tay hấp dẫn với thiết kế kết hợp nhôm và nhựa. Nắp và khung đều được bao phủ bởi màu đen. Tương tự Yoga, logo Lenovo nằm ở phía trên bên phải và bản lề bằng nhựa. Ngoài ra, các mặt của notebook đều được phủ nhựa màu xám.

Flex 14 có kích thước 34,3 x 25 x 0,6 cm và khối lượng 1,8 kg, dày nặng hơn IdeaPad Yoga, nhưng nhẹ hơn Acer Aspire V7 và Toshiba Satellite S55t-A5277.

2. Đa chế độ

Khác với hệ thống của Yoga, Flex 14 chỉ lật được 300 độ, nhưng nó vẫn cho phép sử dụng màn hình cảm ứng dễ dàng trên bàn hay trên các bề mặt phẳng khác.. Điều này có nghĩa là thiết bị chỉ có hai chế độ ( Notebook và chế độ Stand) so với bốn ( Notebook, Stand, Tablet và chế độ lều Tent). Việc chuyển đổi giữa hai chế độ của Flex khá tốt, trong đó chế độ Stand Mode tối ưu khi xem phim, thuyết trình hoặc tương tác với màn hình cảm ứng mà không cần bàn phím.

3. Màn hình

Màn hình cảm ứng độ phân giải 1366 x 768p của thiết bị có màu sắc sống động, sáng nét. Tuy nhiên, góc nhìn khá hẹp và màu sắc bị chuyển đổi ở vị trí lớn hơn 45 độ. Tính năng cảm ứng 10 điểm giúp người dùng thực hiện những cử chỉ như zoom đa điểm, di chuyển và chuyển đổi giữa các ứng dụng một cách dễ dàng.

Về độ sáng, màn hình của Flex 14 chỉ đạt 172 lux, thấp hơn mức trung bình 202 lux. Nhưng nó vẫn còn sáng hơn khi so sánh với S55t (115 lux) và Aspire V7 (165 lux).

4. Audio

Loa gắn phía dưới Flex 14 kết hợp với phần mềm Dolby Home Theater v4 tạo nên sự mạnh mẽ. Các cài đặt sẵn Music trên bảng điều khiển Dolly cung cấp sự kết hợp tốt nhất giữa âm lượng và độ rõ ràng.

5. Tính năngVoice Command

Lenovo đã hỗ trợ thêm phần mềm Dragon Assistant của Nuance, giúp người dùng tương tác với Notebook bằng cách sử dụng các lệnh giọng nói. Đây là sự bổ sung rất hữu ích cho chế độ đứng (Stand) của notebook.

Các thiết lập tương đối dễ dàng. Người dùng có thể thực hiện một số tác vụ như tìm kiếm qua Google hay Bing, đăng thông tin cập nhật về các tài khoản mạng xã hội của mình, phát nhạc hoặc thực hiện cuộc gọi Skype. Sự nhận dạng giọng nói là khá chính xác và toàn bộ quá trình diễn ra nhanh chóng, lệnh được thực hiện trong khoảng 80% thời gian nói. Tuy nhiên, Dragon Assistant không thông minh hay mở rộng như Touchless control của Moto X hay Siri của Apple.

6. Bàn phím và Touchpad

a

Flex 14 sử dụng bàn phím AccuType của Lenovo gồm các phím cong và khoảng cách giữa các phím rộng cho phản hồi ổn định. Điều đáng thất vọng là bàn phím Flex 14 lại thiếu đèn nền, do vậy người dùng không thể làm việc trong bóng đêm.

Bên cạnh đó, Touchpad Synaptics có kích thước 10,6 x 7 cm đủ lớn để thoải mái sử dụng. Trong thử nghiệm, touchpad khá nhạy khi xoay hai ngón tay để mở menu Charms. Tuy nhiên, có một chút vấn đề khi zoom Internet Explorer.

7. Webcam

Camera 720p trên Flex 14 chụp hình ảnh mờ nhạt và hơi nhiễu. Ngoài ra webcam máy cũng được tăng cường một lớp bảo mật cho notebook với phần mềm nhận dạng khuôn mặt VeriFace của Lenovo. Thế nhưng, việc thiết lập cũng không mang lại kết quả khả quan.

8. Cổng giao tiếp

Phía bên phải thiết bị tích hợp hai cổng USB 2.0, một đầu đọc thẻ 2-trong-1, một giắc cắm tai nghe, nút nguồn, Lenovo OneKey Recovery và một nút chỉnh âm lượng. Nút điều khiển âm lượng và năng lượng trên cạnh phải hơi khó dùng trong chế độ máy tính xách tay, nhưng cho phép truy cập dễ dàng hơn trong chế độ đứng Stand. Bên cạnh trái bao gồm một cổng USB 3.0 , HDMI Ethernet và cổng cắm nguồn.

9. Hiệu năng

a

Lenovo IdeaPad Flex 14 có thông số kĩ thuật mạnh mẽ bao gồm vi xử lý Intel Core i5-4200U tốc độ 1,6 GHz, RAM 8 GB và ổ SSD 128 GB. Thiết bị cho phép mở 8 tab dễ dàng trong Internet Explorer, Mozilla Firefox và Google Chrome. Chiếc notebook của Lenovo cũng tiếp tục thể hiện sự mạnh mẽ trong quá trình thử nghiệm benchmark PC Mark 7 khi ghi được 4.582 điểm, cao hơn nhiều so với mức trung bình.

Về đồ họa, Lenovo Flex 14 tích hợp card đồ họa Intel HD Graphics 4600 cho hiệu suất ở mức dưới trung bình. Trong bài test 3DMark11 benchmark, Flex 14 chỉ ghi được 731 điểm.

10. Thời lượng pin

Sau khi lướt web liên tục qua Wi-Fi với độ sáng màn hình 40%, Flex 14 kéo dài hoạt động trong 7 giờ 38 phút, cao hơn hẳn so với mức trung bình 6 giờ 28 phút và thừa sức đánh bại HP Envy TouchSmart 15, Toshiba Satellite S55t.

Kết luận

Nhìn chung, Lenovo IdealPad Flex 14 cung cấp hiệu năng và đồ họa ổn định, cùng thời lượng pin ở mức trung bình. Máy cũng khởi động nhanh và chất lượng âm thanh cao. Lenovo IdealPad Flex 14 đang được bán với giá từ 11.850.000đ trên thị trường.

Phi Phi

Laptopmag

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Máy tính - Laptop