Lịch trình Tết Nguyên Đán "chuẩn" theo phong tục truyền thống

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
(Websosanh) - Nhiều người không nắm rõ Tết âm lịch bắt đầu vào ngày nào và kết thúc ngày nào? Trong những ngày Tết mọi người sẽ làm gì để lấy may cho cả năm?

Người Việt Nam quan niệm rằng ngày Tết thì tất cả mọi thứ đều phải thật sớm và mới. Do đó trước ngày Tết khoảng hơn 2 tuần, các gia đình đã sắm sửa cho ngày Tết. Họ thường quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm thức ăn… thật chu đáo cho ngày Tết. Ngoài ra, tất cả những vật dụng không cần thiết hoặc bị cho là đem lại điềm gở cũng bị vứt bỏ.

1. Cuối năm

Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, là ngày mà người Việt cúng ông Táo (Táo quân). Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ và báo cáo với Ngọc Hoàng những vấn đề tốt xấu của gia chủ. Ông Táo được cúng vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. 2. Tất niên

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn cơm buổi tất niên. Buổi tối ngày này, người ta làm cỗ cúng tất niên. Giữa ngày 30 (hoặc 29) tháng Chạp và ngày mồng 1 tháng Giêng, giờ Tý (từ 23 giờ hôm trước đến 1 giờ hôm sau), trong đó thời điểm bắt đầu giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày Mồng 1 tháng Giêng) là thời khắc quan trọng nhất của dịp Tết. Nó đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, nó được gọi là Giao thừa. 3. Giao thừa

Lễ giao thừa (Ảnh Internet)

Lễ giao thừa (Ảnh Internet)

Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong thời khắc giao thừa mọi người trong gia đình thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất Cúng Giao thừa là lễ cúng để đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến.

Theo tục lệ cổ truyền thì Giao thừa được tổ chức nhằm đón các Thiên binh (chữ Hán: 天兵, tức 12 vị Hành khiển). Lúc đó họ đi thị sát dưới hạ giới, rất vội không kịp vào tận bên trong nhà được, nên bàn cúng thường được đặt ở ngoài cửa chính mỗi nhà. Hết một năm, vị Hành khiển (行遣) cũ đã cai quản Hạ giới trong năm cũ sẽ bàn giao công việc cho vị Hành khiển mới đi xuống sẽ cai quản Hạ giới trong năm mới. Mỗi năm có một vị, sau 12 năm thì các vị Hành khiển sẽ luân phiên trở lại. Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới nhằm để cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết với phong cách trang nghiêm.4. Xông đất

Xông đất (hay đạp đất, mở hàng) là tục lệ đã có lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người quan niệm ngày Mồng Một “khai trương” một năm mới. Họ cho rằng vào ngày này, nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, may mắn, cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngay sau thời khắc giao thừa, bất cứ người nào bước từ ngoài vào nhà với lời chúc năm mới được coi là đã xông đất cho gia chủ. Người khách đến thăm nhà đầu tiên trong một năm cũng vì thế mà quan trọng. Cho nên cứ cuối năm, mọi người cố ý tìm xem những người trong bà con hay láng giềng có tính vui vẻ, linh hoạt, đạo đức và thành công để nhờ sang thăm. Người đến xông đất thường chỉ đến thăm, chúc tết chừng 5 đến 10 phút chứ không ở lại lâu, cầu cho mọi việc trong năm của chủ nhà cũng được trôi chảy thông suốt.5. Xuất hành và hái lộc

Hái lộc lấy may cho cả năm (Ảnh Internet)

Hái lộc lấy may cho cả năm (Ảnh Internet)

Xuất hành là lần đi ra khỏi nhà đầu tiên trong năm, thường được thực hiện vào ngày tốt đầu tiên của năm mới để đi tìm may mắn cho bản thân và gia đình. Trước khi xuất hành, người ta phải chọn ngày Hoàng đạo, giờ Hoàng đạo và các phương hướng tốt để mong gặp được các quý thần, tài thần, hỉ thần… Tại miền Bắc, nếu xuất hành ra chùa hay đền, sau khi lễ bái, người Việt còn có tục bẻ lấy một cành lộc để mang về nhà lấy may, lấy phước. Đó là tục hái lộc. Cành lộc là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si… là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm nhờ thế mà cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân

6. Chúc Tết

Chúc Tết mong mọi điều may mắn sẽ tới với người thân (Ảnh Internet)

Chúc Tết mong mọi điều may mắn sẽ tới với người thân (Ảnh Internet)

Sáng mồng Một Tết còn gọi là ngày Chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ Tổ Tiên và chúc tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Theo quan niệm, cứ năm mới tới, mỗi người tăng lên một tuổi, bởi vậy ngày mồng Một Tết là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên (ngày xưa, các cụ thường không nhớ rõ ngày tháng sinh nên chỉ biết Tết đến là tăng thêm một tuổi).

7. Tục thăm viếngThăm viếng họ hàng là để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng. Lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn, mọi ước muốn đều thành công… Những người năm cũ gặp rủi ro thì động viên nhau tai qua nạn khỏi hay của đi thay người nghĩa là trong cái họa cũng tìm thấy cái phúc, hướng về sự tốt lành.

Đến thăm những người hàng xóm của mình và những gia đình sống gần với gia đình mình, chúc họ những câu tốt lành đầu năm mới. Những chuyến thăm hỏi này giúp gắn kết mọi người với nhau, xóa hết những khúc mắc của năm cũ, vui vẻ đón chào năm mới.

Đến thăm những người bạn bè, đồng nghiệp và những người thân thiết với mình để chúc họ những câu tốt lành, giúp tình cảm bạn bè gần gũi hơn.

8. Mừng tuổi

Mừng tuổi trẻ nhỏ (Ảnh Internet)

Mừng tuổi trẻ nhỏ (Ảnh Internet)

Lì xì (压岁钱, phát âm: ya sui qian): người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, hay “hồng bao”, gọi là “lì xì” với những lời chúc mừng ăn no, chóng lớn. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong “hồng bao” có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu, vì ma sẽ sợ giấy màu đỏ.Hóa vàng

Ngày mồng 4 tháng Giêng theo lịch cổ là ngày con nước. Trong ngày này, người Việt làm lễ cúng tổ tiên đã về ăn Tết với con cháu và đốt nhiều vàng mã để tiền nhân về cõi âm có thêm tiền vốn đầu năm, đặng phù hộ độ trì cho con cháu hậu thế làm ăn phát đạt. Tục hóa vàng ngày mồng 4 hoặc mồng 5, không ít gia đình vẫn theo truyền thống cũ: làm cơm, đốt vàng mã gửi người thân khuất bóng lời cầu nguyện một năm mới nhiều may mắn. Vào ngày mồng 4 và mồng 5 tháng Giêng, người ta kiêng xuất hành vì đây là ngày không tốt.

9. Khai hạ

Ngày mồng 7 tháng Giêng (cũng có thể là mồng 6 tháng Giêng) là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết. Trong ngày này, người Việt làm lễ hạ Cây nêu, gọi là lễ Khai hạ, kết thúc dịp Tết Nguyên đán và bắt đầu bước vào việc làm ăn trong năm mới từ ngày mồng 8 hoặc mồng 9 tháng Giêng.

T.T (Theo Wiki)

Tin tức về Cuộc sống

So kè bộ ba Samsung Galaxy S25 series: Chọn bản nào tốt nhất?

So kè bộ ba Samsung Galaxy S25 series: Chọn bản nào tốt nhất?

Giống như các thế hệ trước, Samsung S25 Series ra mắt với nhiều phiên bản, mang đến lựa chọn đa dạng cho người dùng. Mỗi model đều sở hữu những ưu điểm riêng, đáp ứng từng nhu cầu khác nhau. Vậy đâu là phiên bản phù hợp nhất dành cho bạn? Hãy cùng khám phá ngay!
Top 7 thương hiệu sữa chua Nhật ngon nhất, đáng thử ngay hôm nay

Top 7 thương hiệu sữa chua Nhật ngon nhất, đáng thử ngay hôm nay

Sữa chua Nhật không chỉ nổi tiếng với hương vị thơm ngon mà còn chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu bạn yêu thích các loại sữa chua của Nhật và muốn tìm hiểu những thương hiệu đáng thử nhất, bài viết này sẽ giúp bạn có lựa chọn phù hợp. Cùng khám phá top 7 thương hiệu sữa chua Nhật ngon.
Sữa Carnation: Thành phần, công dụng và chủng loại sản phẩm

Sữa Carnation: Thành phần, công dụng và chủng loại sản phẩm

Sữa Carnation là dòng sữa nổi tiếng của Thái với hương vị thơm ngon và chế biến được nhiều món, làm bánh, pha chế đồ uống. Vậy sữa Carnation có những thành phần gì? Công dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
TOP 6 loại sữa gạo dinh dưỡng chất lượng hàng đầu thị trường hiện nay

TOP 6 loại sữa gạo dinh dưỡng chất lượng hàng đầu thị trường hiện nay

Sữa gạo là lựa chọn ngày càng được ưa chuộng nhờ tính bổ dưỡng, dễ tiêu hóa và phù hợp với nhiều đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Dưới đây là 6 loại sữa gạo nổi bật trên thị trường hiện nay, mỗi loại mang đến những ưu điểm riêng để đáp ứng các nhu cầu đa dạng.
Bia Kronenbourg - tinh hoa bia Pháp nổi tiếng toàn cầu đáng thử Tết 2025

Bia Kronenbourg - tinh hoa bia Pháp nổi tiếng toàn cầu đáng thử Tết 2025

Bia Kronenbourg được xem là biểu tượng của ngành bia Pháp, không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được yêu thích trên toàn thế giới. Được thành lập từ năm 1664, Kronenbourg không ngừng đổi mới và phát triển, giữ vững vị thế là dòng bia bán chạy số 1 tại Pháp.