Bước 1: Ẵm bé
Với bé được mẹ rèn bú bình từ nhỏ hoặc các bé được nuôi bộ, mẹ cần bế bé chắc chắn hơn so với bé lớn, bế bé nghiêng 1 góc 45 độ và áp thân của bé vào người mẹ, cách này giúp đảm bảo an toàn và mẹ giao tiếp với bé tốt hơn. Mẹ dùng khuỷu tay đỡ đầu bé, cánh tay đỡ lưng bé, bàn tay đỡ mông và chân bé.
Bước 2: Cho bé ngậm núm vú cao su đúng cách
Để quá trình bú sữa tốt và sau đó bé tiêu hóa sữa nhanh chóng, mẹ cần quan tâm tới cách bé ngậm ti để hạn chế không khí thừa trong bình, tránh để bé nuốt phải gây đầy hơi và đau bụng. Cách này giúp bé có một thói quen tốt khi bú bình và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Mẹ hướng dẫn bé bú đúng bằng cách chạm và đưa nhẹ núm vú từ phía môi dưới của bé lên phía mũi, kích thích bé há miệng và đưa núm vú vào miệng bé, hướng lên phía vòm miệng bé.
Lưu ý:
- Bé cần được ngậm toàn bộ phần đầu của núm vú.
- Không nên để bé có cảm giác căng thẳng hay khó chịu khi bú. Mẹ nên nhẹ nhàng đặt núm vú phía trên chứ không phải ở phía dưới của lưỡi bé mẹ nhé.
Bước 3: Kiểm soát lưu lượng dòng sữa
Kiểm soát lưu lượng dòng chảy của sữa vào miệng bé để tránh bé bị sặc sữa. Các hãng sản xuất bình sữa có núm vú và tốc độ dòng chảy khác nhau dành cho các bé ở ở các giai đoạn khác nhau. Núm vú với lượng sữa chảy nhanh sẽ có kích thước lớn và ngược lại.
Các loại núm vú lỗ nhỏ S sẽ phù hợp với bé mới sinh để an toàn cho bé, sau đó mẹ có thể điều chỉnh núm ti thay đổi theo giai đoạn phát triển của bé. Với bé bú bình, mẹ cần để đáy bình sữa ở phía trên, giúp hạn chế lượng khí bé nuốt phải khi bú bình.
Bước 4: Vỗ ợ hơi cho bé
Mẹ có thể vỗ ợ hơi cho bé khi bé đã bú xong hoặc đang bú. Có 3 cách để vỗ ợ hơi cho bé, mẹ cần chọn thời điểm phù hợp khi đã nắm được thói quen ăn uống của bé :
- Cách 1: Bế bé lên vai, để người bé ở tư thế thẳng, hai chân duỗi thắng, một tay mẹ giữ mông bé, tay còn lại xoa nhẹ vào phần lưng tại vị trí 2 xương bả vai bé. Tay mẹ khum lại vỗ nhẹ trên lưng bé trong 5 – 10 phút cho đến khi bé ợ hơi.
- Cách 2: Mẹ có thể cho bé ngồi trên đùi của mẹ, một tay mẹ giữ phía trước ngực của bé, tay còn lại xoa và vỗ lưng giống như cách thứ nhất. Mẹ cần lưu ý một chút rằng các bé sơ sinh, cổ bé còn rất yếu. Bởi vậy mẹ nên để cho bé ngồi ở tư thế hơi ngã về phía trước một chút để đảm bảo đầu của bé không bị ngửa ra sau khi mẹ vỗ lưng cho bé.
- Cách 3: Mẹ cũng có thể cho bé nằm úp lên đùi của mẹ, để đầu bé nghiêng về một bền và dùng một tay để giữ bé (mẹ cũng có thể bế bé bằng một tay ở mông). Tay còn lại mẹ xoa hoặc vộ nhe lưng bé giống như cách thứ nhất.
Lưu ý: Có những lúc mẹ sẽ cần xoa nhẹ lưng bé là được rồi. Đặc biệt, nếu bé có không ở hơi sau khi bú thì đừng quá bất ngờ mẹ nhé. Bởi không phải lúc nào bé cũng ợ hai ngay sau khi bú đâu mẹ nhé.