Vì nhiều nguyên nhân mà em bé phải chuyển từ ti mẹ sang ti bình, bé khi bú bình chưa quen sẽ còn lạ lẫm với cách ti bình không giống với núm ti mẹ, tư thế bú cũng khác so với việc bú mẹ do đó mẹ nên chuẩn bị kĩ càng để bé bú bình thuận lợi nhất, tránh những trường hợp nguy hiểm xảy ra với bé.
Hậu quả thường gặp nhất khi cho bé bú bình sữa không đúng tư thế là bé bị sặc sữa, bị trào ngược, đầy hơi. Gián tiếp để sữa chảy vào tai mà ba mẹ không hề hay biết, nếu không vệ sinh tai kịp thời sẽ khiến trẻ bị viêm tai giữa.
Thời điểm tốt nhất để mẹ cho bé bú bình đó là khi bé đã hoàn toàn sẵn sàng, bé không còn ngái ngủ và khi bé đã đói bụng. Tuyệt đối không ép bé ăn khi bé đang buồn ngủ, nguy cơ bé bị sặc sữa sẽ rất dễ xảy ra. Ngoài ra, mẹ cần chú ý đến tư thế bế bé khi cho bé bú :
1. Bế bé một bên
Hướng dẫn: Mẹ hãy vòng cánh tay ôm trọn bé, để đầu của bé tựa vào cánh tay (phía trên hoặc giữa), bàn tay của mẹ giữ phần dưới của bé và tay còn lại cầm vào bình sữa.
Lưu ý: Mẹ không nên cho bé nằm thẳng khi bú bình vì tư thế đó có thể khiến dòng sữa chảy vào tai khiến bé bị viêm tai giữa.
2. Để bé bú ở tư thế ngồi tựa vào lòng mẹ
Hướng dẫn: Nếu như bé nhà mình có vấn đề về trào ngược dạ dày, bé thường xuyên bị nôn trớ khi bú hay khi ăn thì mẹ nên chọn tư thế bú bình cho bé ngồi tựa lưng vào lòng mẹ. Hãy để phần đầu của bé tựa vào ngực mẹ để giúp bé ngồi thẳng được hoặc có thể để bé ngồi lệch sang một bên và để đầu của bé tự vào vai của mẹ.
3. Cho bé bú bình ở tư thế ngồi tự lên đùi
Tư thế cho bé bú bằng cách ngồi trên đùi và quay mặt về phía mẹ sẽ rất tốt để mẹ và bé gia tăng tương tác, khi ăn bé có thể nhìn thấy ba mẹ và cảm thấy yên tâm, ấm áp hơn khi biết mọi người đều ở bên cạnh bé.
Lưu ý cần nhớ khi cho bé bú bình
Dù mẹ có chọn tư thế bú bình nào cho bé bi chăng nữa thì khi cho bé bú bình, mẹ cũng cần nhớ kỹ những lưu ý khi cho bé bú bình dưới đây.
- Cầm bình nghiêng quá 45 độ là điều mẹ cần nhớ khi thao tác cho bé bú, nếu bình sữa gần hết mẹ cần dốc bình đủ để sữa ngập núm vú, điều này giúp bé không nuốt phải không khí và giảm đầy bụng, ợ hơi.
- Mẹ cần tránh cho bé bú ở tư thế nằm thẳng, khi nằm tu bình sữa bé sẽ rất dễ buồn ngủ, điều này có thể khiến bé bị sặc sữa do không kịp nuốt sữa.
- Tránh thay đổi tư thế bú của bé nếu không cần thiết để tạo cho bé một thói quen bú sữa cố định và thích nghi tốt hơn với việc bú bình. Bé sẽ bú nhanh hơn và không đòi bú rong.
- Không rung lắc qua lại bình sữa khi cho bé bú, điều này vừa giúp hạn chế tạo bọt trong bình sữa để bé không bú phải và giúp bảo vệ các kết nối của phân tử axit amin trong sữa.
- Cho bé bú trong một môi trường sạch sẽ, thoải mái và khi bé có tâm trạng tốt là điều quan trọng để bé bú sữa ngoan và hấp thụ sữa tốt cũng như thấy yêu thích việc bú bình.
- Tuyệt đối không để bé tự bú bình một mình, đặc biệt là với những bé dưới 2 – 3 tuổi, bé có thể ngủ quên khi bú bình hoặc gặp phải xự cố nguy hiểm mà không có người lớn hỗ trợ kịp thời.