Ngày nay, các bệnh về tim mạch luôn là nỗi lo của nhiều gia đình có người lớn tuổi. Đó chính là lý do gia đình bạn nên lựa chọn một chiếc máy đo nhịp tim để tiện theo dõi tình trạng sức khỏe hệ tim mạch. Vậy máy đo nhịp tim là gì? Cơ chế hoạt động của máy như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Máy đo nhịp tim là gì?
Việc duy trì nếp sống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và những người thân yêu xung quanh bạn.
Thực tế tỷ lệ người bị đột quỵ do gặp các vấn đề về tim mạch ngày một tăng cao. Tuy nhiên, bệnh lý này lại rất khó phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để bạn có thể theo dõi sức khỏe tim mạch của mình thường xuyên nhất? Câu trả lời nằm ở chiếc máy kiểm tra nhịp tim thần thánh tại nhà.
Ưu điểm của dòng máy này là dễ dàng theo dõi và quan sát được tình trạng sức khỏe của bản thân thông qua việc đo nhịp tim. Không chỉ dừng lại ở đo nhịp tim, mà máy còn có khả năng đo các chỉ số khác như lượng oxy trong máu hay chỉ số huyết áp. Với ưu điểm này, bạn hoàn toàn có thể an tâm tình hình sức khỏe của mình và gia đình luôn được cập nhật kịp thời và chính xác nhất. Trong trường hợp máy phát hiện bất thường, bạn có thể nhanh chóng đến bệnh viện khám và điều trị.
Máy theo dõi nhịp tim có những loại nào?
Hiện nay, có hai loại máy kiểm tra nhịp tim phổ biến nhất trên thị trường thiết bị y tế là: Loại theo dõi nhịp tim quang học và loại dây đeo ngực.
Máy đo đeo ngực
Bộ phận đo có cấu tạo dây đeo đàn hồi và khá giống với với dây thắt lưng, được thiết kế vừa vặn với cấu tạo vòng ngực. Vị trí điện cực và thiết bị phát tín hiệu được đặt sát với phần da để thuận lợi cho việc cảm biến nhịp tim.
Cơ chế đo của máy phải phụ thuộc vào hơi nước hoặc lượng mồ hôi tiết ra từ cơ thể để bắt được tín hiệu của nhịp tim. Do đó, khi bạn vận động, các điện cực sẽ tiến hành đo điện tim trong cơ thể và hiển thị lên màn hình.
Để có thể hiển thị được kết quả trên màn hình thì tín hiệu phải chuyển qua bộ phận phát. Bộ phận này có các vi xử lý nhằm ghi lại và phân tích nhịp tim. Bạn có thể tích hợp giữa smartphone và bộ phận phát để đồng bộ dữ liệu và lưu trữ thông tin
Máy đo quang học
Đây là thiết bị phổ biến nhất thu thập dữ liệu về nhịp thông qua PPG hay còn gọi là thể tích đồ (sử dụng quang học để đo lưu lượng máu bơm).
Máy hoạt động dựa trên các bóng đèn LED nhỏ được bố trí ở mặt dưới của thiết bị nhằm mục đích chiếu ánh sáng xanh lên bề mặt da.
Những ánh sáng khác nhau sẽ có loại bước sóng khác nhau và thực hiện tương tác với phần mạch máu dưới da và bị khúc xạ. Khi đó, một thiết bị cảm ứng đã được lắp đặt từ trước ghi nhận tia khúc xạ này và phân tích dữ liệu. Sau khi phân tích máy sẽ trả kết quả thông qua màn hình thiết bị. Hiện nay, các dòng máy đo quang học đều được sử dụng cho vùng cổ tay.
Máy đo đeo ngực và máy đo quang học ở cổ tay loại nào chính xác hơn?
Các dòng máy đo đeo ngực được sử dụng chủ yếu dành cho các vận động viên vì nó cho kết quả chính xác hơn so với cổ tay. Do ngực là phần nằm gần vị trí tim nhất nên bộ phận cảm biến nhịp tim của máy sẽ hoạt động tốt hơn so với đo ở cổ tay.
Ngoài ra, máy đo đeo ngực khi sử dụng cũng ít thao tác sai hơn so với cổ tay nên thường tăng độ chính xác rất cao. Bạn có thể thoải mái vận động mà sản phẩm vẫn không bị xê dịch.