Máy giặt lồng ngang: Ưu điểm: -Với máy lồng ngang, quần áo không đứng yên trong lồng giặt đầy nước. Mức nước chỉ bằng 40% chiều cao của lồng giặt, quần áo được làm sạch bằng tác động tự nhiên của chuyển động theo chiều thẳng đứng tung lên hạ xuống và làm sạch bằng ma sát va chạm với thành máy, đồng nghĩa với tiết kiệm nước 60% và mức điện năng tiêu thụ để làm lồng chuyển động cũng được tiết kiệm 60% so với máy giặt lồng đứng. Quần áo cũng không bị vò nát, cuộn tròn dễ hư hỏng sau khi giặt là điều mà tất cả các bà nội trợ đang rất quan tâm. -Tiết kiệm 25% lượng bột giặt Máy lồng ngang cũng có tốc độ quay rất nhanh, có thể lên đến 1000 vòng/phút.
Máy giặtSanyo ASW-S80KT
Trong khi máy lồng đứng chỉ có thể đạt được tốc độ 600vòng/phút. Tốc độ quay nhanh hơn nghĩa là quần áo sẽ vắt khô hơn và không phải mất quá nhiều thời gian cho việc sấy khô hoặc phơi. -Máy giặt lồng ngang có thể giúp bạn giặt được lượng quần áo nhiều hơn gấp rưỡi. Chăn nhẹ, khăn trải bàn, rèm cửa lớn sẽ được giặt sạch trong một khoảng thời gian hợp lý. Ngoài ra, với thiết kế đơn giản, bằng mắt thường có thể nhận thấy, máy giặt lồng ngang bao giờ cũng nhỏ hơn máy giặt lồng đứng cùng công suất Nhược điểm: -Giá thành cao -Lồng giặt ngang được vận hành thông qua một mô tơ và dây curoa, do vậy sau thời gian sử dụng dây curoa cũng đã phát sinh những nhược điểm như hoặc đứt sau một thời gian sử dụng. Để khắc phục tình trạng trên
Máy giặt lồng ngang LG WD17DW .
Sự ra đời của máy giặt sử dụng động cơ dẫn động trực tiếp (Direct Drive) đã toàn loại bỏ được yếu điểm này. Ít thành phần cấu thành sẽ giảm thiểu rủi ro hỏng hóc, độ ồn, độ rung và vì thế tăng tuổi thọ cho máy. Máy giặt lồng đứng: Ưu điểm: -Ưu điểm của dòng máy giặt lồng đứng là được trang bị 3-5 chương trình giặt đơn giản với hướng dẫn bằng tiếng Việt và một mức giá cực cạnh tranh. Chỉ với 3-8 triệu đồng là người tiêu dùng đã có thể sở hữu một chiếc máy giặt lồng đứng từ 6 – 9kg (loại dung tích được sử dụng phổ biến tạiViệt Nam là 5-7kg). Chúng thường được sử dụng trong các gia đình có từ 3-6 người và mức lượng đồ giặt vừa phải. -Về nguyên lý khi bỏ quần áo bẩn, cho bột giặt và nhấn nút khởi động, nước bắt đầu chảy nhẹ làm thấm quần áo. Lúc này các chất bẩn vẫn bám chặt vào sợi vải, khi đã bị ngấm một phần nước chất bẩn bắt đầu được “nới lỏng”, bột giặt bắt đầu đi xuyên qua chất bẩn, ngấm sâu vào sợi vải. Lồng giặt bắt đầu xoay nhẹ, những chất bẩn dễ sạch sẽ bung ra khỏi sợi vải, sau vài phút, lồng giặt bắt đầu xoay mạnh, đảo chiều hoặc tung lên hạ xuống tùy theo cách mà nhà sản xuất lắp đặt. -Và đây chính là một trong những điều làm nên sự khác biệt giữa máy giặt lồng ngang và máy giặt lồng đứng. Máy giặt lồng đứng thường được lắp đặt lồng giặt xoay đảo chiều hoặc xoay tròn. Cách lắp đặt này khó có thể cho tốc độ vắt của máy giặt đạt quá 800vòng/phút. Lý do giải thích vì sao máy giặt lồng đứng thường không đạt được kết quả giặt tẩy như mong muốn, quần áo thường nhăn hơn và tất nhiên là tốn nước hơn do phải làm đầy một chiếc lồng giặt với chiều thằng đứng và đầy nước như vậy. Nhược điểm Máy giặt lồng đứng có nhược điểm là tiêu thụ nước và điện nhiều, tiếng ồn lớn. Sử dụng máy giặt lồng đứng phải hoà xà phòng với nước cho tan hết rồi đổ trực tiếp lên quần áo, còn nếu không hoà nước mà đổ xà phòng luôn thì đôi khi giặt xong xà phòng bị đọng lại trên quần áo cũng nhiều.