Từ lâu, nhiều gia đình đã tìm hiểu và mua các dòng máy lọc nước để đảm bảo nguồn nước uống sạch. Tuy nhiên, nguồn nước sinh hoạt – tác độc trực tiếp lên da, miệng, tóc,…và sử dụng để rửa rau, thịt cá, thực phẩm…lại không được quan tâm.
Thống kê từ WHO cho thấy 80% các bệnh tình ở các nước đang phát triển là liên quan tới nguồn nước ô nhiễm. Và tại Việt Nam, số trường hợp mắc các bệnh dịch tả, thương hàn, đau mắt đỏ, viêm gan A, viêm não, ung thư, viêm nhiễm phụ khoa…có tỷ lệ rất cao liên quan tới nguồn nước ô nhiễm.
1. Làm thế nào để nhận biết nước sinh hoạt bị ô nhiễm
Do lấy từ nguồn nước ngầm không qua xử lý, hoặc có qua xử lý nhưng chưa đảm bảo chất lượng, nguồn nước sinh hoạt có thể gặp các tình trạng ô nhiễm như sau:
– Nước sinh hoạt nhiễm Clo
Clo là chất khí màu vàng lục, mùi sốc, nặng hơn không khí gấp 2.5 lần. Clo được dùng khử trùng trong hệ thống cung cấp nước công cộng cỡ nhỏ ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên, với nồng độ cao nó có thể gây ngộ độc cho người dùng. Đặc biệt là trẻ em, bà bầu…dễ gặp phải tình trạng nôn trớ khi sử dụng nước này để rửa.
Nước nhiễm Clo thường có mùi nồng nặc, hắc đặc trưng. Nếu bạn xả nước mà nước có nồng mùi clo thì chắc chắn dòng nước đó
– Dấu hiệu nhận biết nước cứng
Nước cứng khiến cho quần áo, vải vóc dễ bị hư hỏng. Đồng thời, các thiết bị như vòi nước, chậu rửa…cũng sẽ dễ gặp phải tình trạng ố vàng, dễ hỏng hơn.
Nước cứng rất khó để có thể nhận biết thông thường. Để biết nước cứng hay không chúng ta có thể đun sôi nước, nếu thấy có cặn trắng xuất hiện ở đáy nồi thì chứng tỏ nguồn nước là nước cứng. Hoặc cũng có thể để ý các thiết bị gia đình sử dụng một thời gian dài như vòi sen, bồn tắm, chậu rửa nếu bị bám cặn gây mất thẩm mỹ thì đó là do tác hại của nước cứng.
– Nước sinh hoạt nhiễm Mangan
Sử dụng nước sinh hoạt nhiễm Mangan gây ra các độc tố và hội chứng manganism cùng các triệu chứng tương tự như bệnh Parkinson. Khi sử dụng nguồn nước nhiễm mangan lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng đến phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch. Mangan là kim loại màu trắng bạc, Mangan trong nước là dạng ion hòa tan. Nước nhiễm mangan sẽ có mùi tanh, có màu và và đồng thời tạo cặn đen đóng bám vào thành và đáy dụng cụ chứa nước
– Cách nhận biết nước nhiễm amoni
Amoni là chất khí không màu, có mùi khai, trong nước tồn tại ở hai dạng NH3, NH4+. Amoni không tồn tại lâu trong nước, mà chuyển hóa thành nitrit. Nước nhiễm amoni khi luộc thịt sẽ có màu hồng ngay cả khi chín nhừ và có mùi khai.
– Nước sinh hoạt nhiễm phèn, sắt
Phèn sắt là một dạng sắt III sunfat của kim loại kiềm hay amoni. Ở dạng tinh khiết, là dạng tinh thể không màu, nhưng thường có vết màu tím vì nó tan trong nước
Nước nhiễm phèn có màu vàng, khi nếm có vị chua. Nước nhiễm sắt thường có màu vàng và có mùi khai
Ngoài những tình trạng nước sinh hoạt ô nhiễm kể trên đây, một số nước sinh hoạt ô nhiễm hiếm gặp như:
Nước có mùi khó thở, buồn nôn, mùi đặc biệt là nước nhiễm phenol
Nước có mùi thum thủm, trứng thối là nước nhiễm H2
Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết trên đây, bạn có thể sủ dụng bút thử nước sạch để dễ dàng phát hiện nước sinh hoạt ô nhiễm hơn.
>>> Xem thêm TOP 3 bút thử nước sạch TDS
2. Có nên sử dụng máy lọc nước sinh hoạt không?
Bên cạnh các dòng máy lọc nước uống theo công nghệ RO, điện phân hay nao thì một trong những thiết bị được nhiều người quan tâm chính là máy lọc nước sinh hoạt.
Ngoại trừ các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hầu hết người dân sống tại các thành phố lớn và đồng bằng hiện đang chuyển dần sang “nước sạch”. Gọi là nước sạch bởi đây là nước đã được xử lý tại nhà máy xử lý nước sinh hoạt, đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch sinh hoạt (dùng để tắm rửa, làm sạch thực phẩm…).
“Nước sạch” là để phân biệt với các loại nước chưa qua xử lý như nước từ giếng đào, giếng khoan hoặc ao hồ, sông ngòi.
Về lý thuyết, các hộ gia đình sử dụng hệ thống nước nước sạch từ nhà máy thì không cần thiết phải sử dụng máy lọc nước sinh hoạt. Tuy nhiên, những vụ việc liên quan tới hệ thống nước sạch sinh hoạt xảy ra gần đây khiến nhiều gia đình thực sự lo lắng, và nếu không yên tâm bạn hoàn toàn có thể lắp đặt hệ thống lọc nước sinh hoạt.
Ngoài ra, đối với các hộ gia đình chưa được cấp nguồn nước máy thì cũng nên sử dụng hệ thống máy lọc nước sinh hoạt để đảm bảo sức khỏe các thành viên trong gia đình.
3. Mua máy lọc nước sinh hoạt loại nào tốt nhất năm 2019?
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều các loại máy lọc nước sinh hoạt khác nhau với mức giá khác nhau đáp ứng các nhu cầu của các đối tượng người dùng khác nhau, cụ thể:
– Hệ thống lọc nước sinh hoạt bằng cột lọc composite và than hoạt tính
Loại này được nhiều đơn vị cung cấp thiết bị, phụ kiện lọc nước bán. Theo đó, màng lọc composite sẽ giúp loại bỏ các chất hữu cơ, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực phận, khí độc, vi khuẩn…và cột lọc than hoạt tính để khử mùi và làm sạch hơn nguồn nước từ cột composite, đảm bảo cho sinh hoạt.
Tùy từng kích thước, giá hệ thống lọc nước composite sẽ dao động từ vài trăm nghìn tới vài triệu đồng. Thời hạn sử dụng là khoảng 18 tháng.
– Máy lọc nước sinh hoạt công nghệ RO
Khác với máy lọc nước uống RO với bộ máy cồng kềnh và lắp riêng biệt, hệ thống lọc nước sinh hoạt RO sẽ được lắp trực tiếp từ ống nước sau đồng hồ nước.
Vẫn sẽ có từ 2-3 cột lọc với 1-2 cột lọc sơ và 1 cột lọc RO để đảm bảo mang tới nguồn nước sạch để sinh hoạt.
Một hệ thống lọc nước đầu nguồn sử dụng công nghệ RO sẽ có giá khoảng từ 10-20 triệu đồng.
– Máy lọc nước gắn trực tiếp tại vòi
Loại này, chúng tôi đã có một bài viết riêng, bạn có thể tham khảo tại:
https://websosanh.vn/review/may-loc-nuoc-tai-voi-giai-phap-cho-nguon-c27-2019101410258668.htm
Nhìn chung, tùy điều kiện và nhu cầu mà bạn nên cân nhắc có nên mua máy lọc nước sinh hoạt hay không, và chọn loại nào tốt nhất. Các thương hiệu máy lọc nước sinh hoạt tốt nhất cho bạn lựa chọn hiện nay như Karofi, Kangaroo, Mitsubishi Cleansui, Panasonic,…