Mẹo nhỏ giúp bạn rảnh tay hơn khi vệ sinh nhà bếp đón tết 2023

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Hôm nay, Websosanh sẽ gợi ý cho bạn chu kỳ vệ sinh hợp lý của một số thiết bị quen thuộc trong nhà bếp để bạn rảnh tay hơn khi mỗi lần Tết đến xuân về.

Để tiết kiệm thời gian mỗi khi vệ sinh nhà bếp, bạn nên phân chia các loại thiết bị và vệ sinh theo đúng chu kỳ để các vật dụng không bị cáu bẩn gây mất nhiều công sức.

1. Các thiết bị cần vệ sinh ngay sau khi dùng

Nhiều người chỉ quan tâm cọ rửa chén bát, nồi niêu xoong chảo ngay sau khi sử dụng, tuy nhiên còn rất nhiều vật dụng nhà bếp khác bạn nên vệ sinh hàng ngày.

1.1 Máy xay sinh tố

Máy xay sinh tố là vật dụng nhiều người quên không vệ sinh nhất dù nó cần được vệ sinh liên tục như chén, đĩa hàng ngày sau khi dùng. Không vệ sinh máy sau khi xay sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây mùi khó chịu trong những lần sử dụng tiếp theo.

Vệ sinh máy xay sinh tố thường xuyên
Vệ sinh máy xay sinh tố thường xuyên

Vệ sinh máy xay thường khó hơn các vật dụng khác vì có lưỡi xay khá sắc. Khi vệ sinh theo cách thông thường tay bạn sẽ dễ bị lưỡi dao cứa phải. Có một cách đơn giản là bạn chỉ cần cho một chút nước kèm vài giọt nước cốt chanh và bật chế độ xay chậm trong 15-20 giây. Khi máy xay xong, bạn chỉ cần tráng lại với nước nóng là đảm bảo máy sạch sẽ cho các lần dùng tiếp theo.

1.2 Nồi cơm điện

Nồi cơm điện là một trong số những vật dụng có tần suất sử dụng cao nhất trong số các đồ dùng nhà bếp. Một chiếc nồi cơm điện không chỉ được dùng để nấu cơm mà còn nấu được cháo, súp, hay nướng các món bánh do đó bạn nên chú trọng khâu vệ sinh nồi để đồ ăn không bị nhiễm khuẩn dẫn đến nhanh thiu, hỏng.

Vệ sinh nồi cơm điện thường xuyên đảm bảo vệ an toàn cho đồ ăn
Vệ sinh nồi cơm điện thường xuyên đảm bảo vệ an toàn cho đồ ăn

Đối với lõi nồi, bạn nên lau rửa hàng ngày ngay sau bữa ăn. Cần ngâm lõi nồi từ 10-15 phút trước khi rửa để tránh trường hợp cơm dính chặt vào đáy nồi. Bạn chỉ nên sử dụng các loại khăn mềm để vệ sinh nồi bao gồm cả phần lõi, thân nồi phía ngoài và nắp nồi để không gây trầy xước, ảnh hưởng đến chất lượng nồi.

1.3. Bồn rửa chén bát

Bồn rửa tích tụ rất nhiều vi khuẩn gây hại trong quá trình làm sạch bát đĩa, cốc chén. Nếu để lâu, những vết bẩn này có thể gây tác dụng ngược với đồ dùng nhà bếp của bạn. Do đó, bạn nên vệ sinh ngay khu vực này hàng ngày sau khi sử dụng.

Đảm bảo bồn rửa chén bát luôn sạch sẽ
Đảm bảo bồn rửa chén bát luôn sạch sẽ

Việc vệ sinh bồn rửa liên tục khiến cho vết bẩn không tích tụ nhiều và bạn có thể dễ dàng dùng chanh, muối hoặc một chút bột baking soda là có được một bồn rửa sáng bóng mà không cần các chất tẩy rửa mạnh.

1.4 Bếp và khu vực xung quanh bếp

Nếu bạn để bếp nấu hay khu vực gạch lát trước và xung quanh bếp quá lâu không được vệ sinh sẽ gây ra các vết bẩn khó tẩy rửa. Vùng bếp luôn là nơi dầu ăn, gia vị vương vãi trong quá trình đun nấu luôn gây nên mùi khó chịu cũng như bám rất chặt vào các bề mặt. Sau mỗi lần nấu nướng bạn chỉ cần bỏ ra từ 5-7 phút để vệ sinh bếp và những khu vực xung quanh sẽ giúp vùng nấu nướng của bạn luôn sáng bóng, thơm tho.

Vệ sinh bếp nấu ngay sau mỗi lần sử dụng
Vệ sinh bếp nấu ngay sau mỗi lần sử dụng

Bạn có thể sử dụng các dung dịch tẩy rửa với các vết bẩn cứng đầu hoặc một vài loại chất tẩy rửa tự nhiên cho các vết ố. Đa số các loại bếp hiện nay đều có bề mặt bóng kính, bạn nên chọn một chiếc khăn mềm để lau chùi tránh gây trầy xước cho bề mặt.

1.5 Sàn nhà bếp

Nếu bạn đang vệ sinh sàn nhà mỗi ngày thì không có lý do gì sàn bếp lại không được vệ sinh như vậy. Với đặc thù là khu vực nấu nướng, sàn nhà bếp thậm chí còn bẩn hơn sàn phòng khách và dễ gây trơn trượt. Bạn nên lên lịch cụ thể để nơi này được vệ sinh ngày một lần có thể vào buổi sáng hoặc chiều tối sau khi nấu xong bữa ăn cuối cùng.

Vệ sinh sàn bếp hàng ngày để tránh trơn trượt
Vệ sinh sàn bếp hàng ngày để tránh trơn trượt

Đối với việc vệ sinh sàn bếp, bạn có thể chọn những cây chổi lau nhà 360, vật dụng được nhiều bà nội trợ tin dùng vì vừa tiết kiệm thời gian vừa tiết kiệm công sức với chế độ vắt tiện lợi, nhanh chóng. Sử dụng thêm các loại nước lau sàn sẽ khiến sàn bếp nhà bạn sạch hơn cùng mùi hương dễ chịu.

2. Các dụng cụ cần vệ sinh định kỳ một tuần/lần

2.1 Lò nướng

Lò nướng là một vật dụng khá cồng kềnh và khó vệ sinh, với tần suất sử dụng không quá nhiều như các thiết bị trên bạn chỉ cần vệ sinh lò nướng một lần trong tuần hoặc sau 3-4 lần sử dụng liên tục. Việc vệ sinh lò nướng đúng cách sẽ giúp loại bỏ dầu mỡ, thực phẩm thừa bên trong vỉ nướng và bụi bám ở các kẽ nhỏ bên ngoài.

Vệ sinh lò nướng đúng cách để khử mùi khó chịu
Vệ sinh lò nướng đúng cách để khử mùi khó chịu

Vì lò nướng khi đang sử dụng có nhiệt độ tương đối cao nên bạn cần đảm bảo chắc chắn đã rút điện lò nướng và đợi lò nguội trước khi vệ sinh. Trước tiên bạn dùng khăn ẩm lau sạch phần thành lò nướng, chú ý đến các phần ngóc ngách nhỏ có thể chứa chất cặn hoặc bụi bẩn. Bạn tiếp tục tháo nhẹ phần vỉ nướng và vệ sinh bằng dung dịch có chất tẩy rửa nhẹ để loại bỏ dầu mỡ. Trong khi đợi vỉ khô, bạn dùng chổi nhỏ xua bụi ở những khe nhỏ phía hai bên. Phần cửa lò thường làm bằng kính, bạn có thể dùng nước rửa kính để lau chùi tuy nhiên cần lau lại bằng khăn ướt để đảm bảo chất tẩy rửa không còn vương trên kính ảnh hưởng đến đồ ăn.

2.2 Tủ lạnh

Vệ sinh tủ lạnh đúng cách
Vệ sinh tủ lạnh đúng cách

Mỗi khi vệ sinh căn bếp, bạn không thể không vệ sinh tủ lạnh – nơi chứa rất nhiều loại đồ ăn từ đồ ngọt đến mặn, từ chưa chế biến đến đã chế biến của cả gia đình. Vì chứa nhiều loại đồ nên tủ lạnh nên được sắp xếp một cách gọn gàng, khoa học đồng thời thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng để đảm bảo cả nhà được sử dụng các sản phẩm chất lượng tốt nhất.

2.3 Tủ bếp

Trên thị trường hiện nay có hai loại tủ bếp phổ biến là loại làm bằng nhựa và loại làm bằng gỗ. Mỗi loại tủ đều có những đặc điểm khác nhau và cách vệ sinh cũng khác nhau.

Tủ bếp cần được vệ sinh hàng tuần
Tủ bếp cần được vệ sinh hàng tuần

Với tủ nhựa, độ bền cao bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại khăn thấm dung dịch tẩy rửa để lau chùi khi gặp vết bẩn cứng đầu. Tuy nhiên điều này nên hạn chế với các tủ bếp gỗ vì chúng dễ bị ẩm, mối mọt. Với loại này, bạn có thể sử dụng một số mẹo dân gian như dùng nước trà, kem đánh răng hay dấm để làm sạch định kỳ một tuần một lần.

Tin tức về Nhà cửa & Đời sống

5 ưu điểm nổi bật của bình nóng lạnh Panasonic DH-4NTP1VM trong mắt người dùng

5 ưu điểm nổi bật của bình nóng lạnh Panasonic DH-4NTP1VM trong mắt người dùng

Trong nhịp sống hối hả ngay nay, việc phải chờ đợi nước nóng để tắm gội, sinh hoạt đôi khi cũng đã trở thành một thứ bất tiện và rất nhiều người muốn cải thiện điều đó. Đó cũng là một nguyên nhân chính khiến các thiết bị làm nóng trực tiếp như Panasonic DH-4NTP1VM có sức hút trong mắt người dùng.
So sánh bình nóng lạnh trực tiếp Kangaroo KGWD45N2 và Panasonic DH-4US1VW

So sánh bình nóng lạnh trực tiếp Kangaroo KGWD45N2 và Panasonic DH-4US1VW

Đứng trước quyết định lựa chọn một thiết bị bình nóng lạnh trực tiếp, một số người tiêu dùng hiện đang băn khoăn giữa hai cái tên Kangaroo KGWD45N2 và Panasonic DH-4US1VW, không biết đâu mới là lựa chọn thực sự phù hợp với nhu cầu của gia đình mình. Đừng lo, hãy để Websosanh giúp bạn lựa chọn.
So sánh bình nóng lạnh trực tiếp Panasonic DH-4NS3VS và Ariston RT45E-VN

So sánh bình nóng lạnh trực tiếp Panasonic DH-4NS3VS và Ariston RT45E-VN

Nếu đang tìm kiếm một chiếc bình nóng lạnh trực tiếp trong tầm giá 3 triệu đồng, chắc hẳn bạn sẽ có nhiều băn khoăn khi phải lựa chọn giữa Panasonic DH-4NS3VS và Ariston RT45E-VN. Để giúp bạn có được quyết định đúng đắn, Websosanh sẽ giúp bạn so sánh chi tiết hai sản phẩm này.
Bếp từ Bosch PIE875HC1E Serie 6 vùng nấu linh hoạt, công suất mạnh mẽ

Bếp từ Bosch PIE875HC1E Serie 6 vùng nấu linh hoạt, công suất mạnh mẽ

Hiện nay, các thiết bị gia dụng thông minh, hiệu quả và tiện lợi đang dần chiếm lĩnh thị trường. Một trong những sản phẩm nổi bật trong danh mục bếp từ là bếp từ bốn Bosch PIE875HC1E. Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích và đánh giá chi tiết về các đặc điểm và chức năng của chiếc bếp từ này.