Tại sao phải nâng cấp SSD cho laptop?
Chính bởi những ưu điểm vượt trội trên của ổ SSD nên việc người dùng có nhu cầu nâng cấp SSD là rất lớn, đặc biệt nếu như người dùng có nhu cầu làm việc cao với laptop. Tuy vậy vẫn có những yếu tố chính tác động tới quyết định nâng cấp SSD:
- Quan trọng nhất: giúp giảm thiểu thời gian chờ khởi động hệ điều hành
- Tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh, tránh bị phân mảnh, đảm bảo hiệu suất tốt khi sử dụng các phần mềm đồ họa, thiết kế, chơi game.
- Độ bền và khả năng chống sốc tốt: Cấu tạo thể rắn với các chip nhớ được gắn trực tiếp lên bo mạch chủ giúp ổ SSD có độ bền tốt hơn (trung bình từ 10-15 năm), tránh hiện tượng mất ổn định giống như ổ HDD nếu có va chạm.
- Không gây ra tiếng ồn, khả năng tản nhiệt và tiết kiệm điện năng tốt.
- Cấu tạo và thiết kế gọn nhẹ hơn so với HDD.
Khi nào thì cần nâng cấp ổ SSD cho laptop?
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới quyết định nâng cấp SSD, tuy nhiên có những nguyên nhân chủ quan và khách quan như sau mà người dùng thường tính đến việc nâng cấp o cung SSD cho laptop:
- Ổ cứng HDD hiện tại đã cũ, có dấu hiệu kêu ồn và nhanh nóng hơn.
- Laptop báo lỗi: “Non-system disk or disk error…”
- Laptop báo lỗi ổ cứng Bad sector.
- Laptop không thể khởi động do ổ cứng bị hỏng khiến laptop không thể nạp hệ điều hành khi mở máy.
- Không thể cài bất cứ ứng dụng hoặc cài hệ điều hành do ổ cứng bị rung lắc dẫn tới bề mặt đĩa bị ma sát với kim từ quá mạnh, gây lỗi và mất dữ liệu hệ điều hành.
- Chỉ đơn giản bạn muốn tăng tốc laptop chạy nhanh hơn, khởi động và truy xuất dữ liệu nhanh hơn.
Có nên nâng cấp SSD cho laptop cấu hình thấp?
Thực tế không nên nâng cấp SSD cho những dòng laptop cấu hình thấp bởi như vậy bạn sẽ không thể tối ưu được tốt giữa ba thành phần chính của laptop, đó là CPU, RAM và ổ cứng. Bởi ngay cả khi nang cấp SSD nhưng ba bộ phận là CPU, RAM đã cũ vẫn có thể khiến trải nghiệm của người dùng bị giảm đi đáng kể và không thực sự tối cũng như kinh tế.
Sử dụng SSD đúng cách ra sao?
- Hạn chế ghi, chép dữ liệu quá nhiều lên ổ SSD bởi ổ SSD thường được sử dụng để tăng hiệu suất truy cập dữ liệu, cách tốt nhất là tạo máy ảo để tận dụng ổ HDD.
- Tránh dùng các công cụ chống phân mảnh ổ đĩa trên SSD bởi việc chống phân mảnh ổ đĩa SSD chỉ càng làm giảm số lần đọc ghi của ổ SSD mà thôi.
- Hạn chế ghi, chép dữ liệu quá nhiều lên ổ SSD bởi ổ SSD thường được sử dụng để tăng hiệu suất truy cập dữ liệu, cách tốt nhất là tạo máy ảo để tận dụng ổ HDD.
- Tránh dùng các công cụ chống phân mảnh ổ đĩa trên SSD bởi việc chống phân mảnh ổ đĩa SSD chỉ càng làm giảm số lần đọc ghi của ổ SSD mà thôi.
- Nên sử dụng ổ SSD cho cài phần mềm, hệ điều hành, trong khi để dùng ổ HDD để lưu trữ dữ liệu, tất nhiên nên tránh để ổ SSD bị đầy bởi nó sẽ làm giảm hiệu suất lưu trữ thông tin và khả năng đọc ghi.
Ngoài ra, nếu là người cẩn thận, bạn có thể kiểm tra và tối ưu hóa ổ SSD bằng phần mềm SSD Fresh, SSDLife Pro, phần mềm SSD Fresh là một trong những phần mềm tối ưu hóa SSD khá mạnh và tốt trên Windows. Tất nhiên phần mềm kiểm tra sức khỏe ổ SSD có tên SSDLife Pro cũng có nhiều chức năng nổi bật không kém.
Nếu như những lưu ý về cách chọn mua laptop tốt được nhiều người dùng chia sẻ phụ thuộc khá nhiều vào các tiêu chí như CPU, RAM thì SSD cũng là một trong những yếu tố được nhắc đến hàng đầu chọn mua laptop tốt.