Nghe tiếng ho có thể biết bé nhà bạn đang bị bệnh gì

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Tùy từng biểu hiện ho với tiếng ho khác nhau, bạn có thể đoán được bé nhà bạn có khả năng bị bệnh gì

Bệnh hen, suyễn khiến cho bé bị ho

Bé có thể bị hen suyến nếu: Cơn ho của bé dai dẳng kèm theo những tiếng rít khẽ và khò khè, có thể đã kéo dài hơn 10 ngày và tệ hơn

Bé có thể bị hen suyến nếu: Cơn ho của bé dai dẳng kèm theo những tiếng rít khẽ và khò khè, có thể đã kéo dài hơn 10 ngày và tệ hơn

Biểu hiện khi ho: Cơn ho của bé dai dẳng kèm theo những tiếng rít khẽ và khò khè, có thể đã kéo dài hơn 10 ngày và trở nên tệ hơn vào ban đêm hoặc có biểu hiện dị ứng với phấn hoa, thời tiết lạnh, lông hoặc mùi động vật, bụi bẩn và khó

Ngoài ra, bé còn có các biểu hiện khác như thở nhanh, gấp và tiếng thở bị khô, khò khè. Nguyên nhân là do khi bị hen, suyễn thường là bệnh mãn tính, kinh niên khi đường hô hấp trao đổi không khí với lá phổi bị thu hẹp, có khi bị sưng làm đường thông khí bị tắc nghẹt, tạo nên các chất nhầy và co thắt, khiến trẻ thở khó khăn hơn.

Viêm tiểu phế quản khiến cho bé bị ho

Bé có thể bị viêm tiểu phế quản: Cơn ho của bé có đờm, khò khè và thường kéo theo hơi thở nhanh, nông và khó khăn.

Bé có thể bị viêm tiểu phế quản: Cơn ho của bé có đờm, khò khè và thường kéo theo hơi thở nhanh, nông và khó khăn.

Biểu hiện khi ho: Cơn ho của bé có đờm, khò khè và thường kéo theo hơi thở nhanh, nông và khó khăn.

Ngoài ra, bé còn có thêm các triệu chứng như: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi trong vòng một tuần, sau đó có cơn sốt khoảng 39,4 độ C, bé ngủ lịm đi và thở ra tiếng khò khè. Khi phát hiện các triệu chứng này, bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ, ngoài ra, để phòng chống tình trạng viêm tiểu phế quản, các mẹ nên đặt thêm máy phun sương trong phòng ngủ của con để giúp trẻ long đờm trong phổi và đảm bảo rằng bé uống đủ nước.

Cảm lạnh

Bé có thể bị cảm lạnh khi: Bé ho ướt (ho có đờm, sặc nước bọt) nhưng hơi thở không bị khô, khò khè, thở nhanh bất kể ngày hay đêm

Bé có thể bị cảm lạnh khi: Bé ho ướt (ho có đờm, sặc nước bọt) nhưng hơi thở không bị khô, khò khè, thở nhanh bất kể ngày hay đêm

Biểu hiện khi ho: Bé ho ướt (ho có đờm, sặc nước bọt) nhưng hơi thở không bị khô, khò khè, thở nhanh bất kể ngày hay đêm

Ngoài ra, bé còn có kèm theo một số triệu chứng khác như: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, và có khi sốt nhẹ (nhiệt độ thường là 38,6 độ C). Bệnh cảm lạnh thường do tác động của vi khuẩn lây nhiễm qua đường mũi, viêm xoang, cổ họng và đường hô hấp chính của phổi. Các mẹ nên thường xuyên làm sạch mũi của các bé bằng nước muỗi loãng, tránh bị viêm nhiễm và tắc khí quản, khiến bé khó thở

Viêm tắc thanh quản

Bé bị tắc thanh quản: Tiếng ho chát chúa, khô khốc và khác biệt so với các cơn ho khác và thường bắt đầu vào buổi đêm

Bé bị tắc thanh quản: Tiếng ho chát chúa, khô khốc và khác biệt so với các cơn ho khác và thường bắt đầu vào buổi đêm

Biểu hiện khi ho: Tiếng ho chát chúa, khô khốc và khác biệt so với các cơn ho khác và thường bắt đầu vào buổi đêm.

Ngoài ra, bệnh này của trẻ thường trở nên tệ hơn vào ban đêm và đỡ hơn vào ban ngày, bé có thể bị sốt nhẹ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn mặt bé tím lại, hơi thở gay gắt và có tiếng the thé khi bé hít vào, hơi giống với tiếng rít khi trẻ khóc thét lên.

Khi bé bị viêm tắc thanh quản, các mẹ nên bế con trong phòng tắm ướt khoảng 5 phút. Độ ẩm ướt lúc này sẽ giúp bé long đờm trong phổi và kiềm chế cơn ho cho bé. Ban đêm nếu nhiệt độ trở lạnh các mẹ hãy ủ ấm bé trong chăn và mặc quần áo dài cho bé nhưng tuyệt đối không được đóng kín cửa, cần cửa sổ mở và không khí tràn vào phòng để giúp đường hô hấp của bé đỡ sưng hơn.

Cảm cúm

Bé bị cảm cúm khi: Bé bị khản giọng, ho khan hoặc ho ướt không phân biệt ngày hay đêm

Bé bị cảm cúm khi: Bé bị khản giọng, ho khan hoặc ho ướt không phân biệt ngày hay đêm

Biểu hiện ho: Bé bị khản giọng, ho khan hoặc ho ướt không phân biệt ngày hay đêm

Ngoài ra, các mẹ còn có thể thấy các biểu hiện sau ở bé bị cảm cúm bé bơ phờ, mệt mỏi và bé than cổ họng bị rát, như có gì đang lạo xạo trong họng và thấy đau đầu, đau lưng hay đau chân. Bé bị sổ mũi, sốt và có khi lại thấy buồn nôn.

Khi bé bị cúm, các mẹ cố gắng cho bé uống thật nhiều nước và sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để giảm bớt sự tắc nghẽn ở đường hô hấp của con nhé. Ngoài ra để ngăn ngừa căn bệnh này các mẹ hãy đưa con đi tiêm phòng hàng năm, tốt nhất cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 23 tháng, độ tuổi rất dễ lây nhiễm căn bệnh này. Nếu có các biểu hiện nặng hơn như soosts quá 38,6 độ C và tiêu chảy…nên đưa bé ngay đến gặp bác sĩ.

Trào ngược dạ dày thực quản cũng khiến bé bị ho

Bé có thể bị trào ngược dạ dày thực quản khi tiếng ho khàn, khò khè, lách cách đứt quãng và bé ho dai dẳng sau khi ăn xong. Cơn ho thậm chí trở nên tệ hơn khi bé nằm xuống.

Bé có thể bị trào ngược dạ dày thực quản khi tiếng ho khàn, khò khè, lách cách đứt quãng và bé ho dai dẳng sau khi ăn xong. Cơn ho thậm chí trở nên tệ hơn khi bé nằm xuống.

Biểu hiện khi ho: Tiếng ho khàn, khò khè, lách cách đứt quãng và bé ho dai dẳng sau khi ăn xong. Cơn ho thậm chí trở nên tệ hơn khi bé nằm xuống.

Ngoài ra, bé cảm thấy nóng rát và buồn nôn hoặc ợ khi nuốt xuống. Ở những bé sơ sinh có thể bị đau bụng và khó chịu, ở những bé lớn hơn đang tập đi có thể dần hình thành một thói quen ăn uống cầu kỳ vì hay bị trào ngược khi ăn xong.

Khi bé có các biểu hiện này, mẹ nên đưa bé đi khám nếu cơn ho khò khè kéo dài hơn 2 tuần. Các mẹ nên giữ cho bé ngồi thẳng ít nhất 30 phút sau khi ăn, để bé gối cao đầu trong lúc ngủ. Với những trẻ lớn hơn các mẹ không nên cho con ăn một số loại thức ăn có khả năng làm bệnh nặng hơn như nước uống có ga, có caffein, socola, bạc hà, đồ ăn cay như pizza, các loại quả có axit như cam, cà chua hay các loại đồ ăn nhanh nhiều chất béo, đặc biệt không được ăn trong vòng 2 tiếng trước khi đi ngủ.

Ho gà

Khi tiếng ho khan, khô khốc và rất nhanh, có cảm giác như 25 lần ho trong một lần thở có thể là con bạn bị ho gà

Khi tiếng ho khan, khô khốc và rất nhanh, có cảm giác như 25 lần ho trong một lần thở có thể là con bạn bị ho gà

Biểu hiện khi ho: tiếng ho khan, khô khốc và rất nhanh, có cảm giác như 25 lần ho trong một lần thở vậy. Khi bé hít vào mạnh tạo nên âm thanh the thé như tiếng gà.

Ngoài ra bé cong có những triệu chứng của bệnh cảm lạnh nhưng không sốt. Ở trẻ sơ sinh bệnh có thể trở nặng và gây ra niêm mạc bong bóng từ lỗ mũi của bé. Khi bé quá mệt có thể dẫn tới hiện tượng co giật và ngừng thở.

Khi đó, mẹ nên ngay lập tức gọi ngay bác sỹ nếu con có biểu hiện xấu hơn. Trẻ em bị ho gà cần được nhập viện để bác sỹ kiểm chế cơn ho và hút đờm từ cổ họng cho bé. Căn bệnh này thường được trị bằng thuốc kháng sinh và có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí cả tháng trời.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

TIN TỨC LIÊN QUAN

Ho có đờm làm sao cho hết?

Ho có đờm làm sao cho hết?

Thời tiết nóng nực, ngồi điều hòa nhiều khiến cơ thể bị lạnh rồi ho, ho lâu ngày không khỏi, ho có đờm làm sao để hết là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu bạn cũng đang bị ho có đờm do ngồi điều hòa máy lạnh nhiều thì đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn:

Tin tức về Cuộc sống

Bia Chimay - lựa chọn bia nhập khẩu cao cấp biếu tặng dịp Tết 2025

Bia Chimay - lựa chọn bia nhập khẩu cao cấp biếu tặng dịp Tết 2025

Bia Chimay là biểu tượng của dòng bia Trappist, một trong những dòng bia cao cấp nhất thế giới, được sản xuất tại tu viện Scourmont, Bỉ. Dịp Tết 2025, bia Chimay trở thành món quà độc đáo và sang trọng, phù hợp để thưởng thức trong gia đình hoặc dành tặng bạn bè, đối tác.
So sánh máy hút sữa Imani và Medela nên mua loại nào?

So sánh máy hút sữa Imani và Medela nên mua loại nào?

Cả Imani và Medela đều là những thương hiệu nổi tiếng đình đám trên toàn thế giới và được nhiều người yêu thích sử dụng. Trong bài viết này,Websosanh.vn sẽ so sánh máy hút sữa Imani và Medela một cách chi tiết để giúp các mẹ hiểu rõ và đưa ra lựa chọn sáng suốt.