Uống thuốc gì chữa ho hiệu quả nhất?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Khi sử dụng thuốc chữa ho, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng, tránh trường hợp bị các tác dụng phụ không mong muốn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng ta

Ho là động tác thở ra mạnh nhằm tống xuất chất đàm nhầy, mầm bệnh, dị vật từ trong đường thở ra ngoài. Trước hết, ho là một phản xạ có lợi vì làm sạch đường thở. Một số trường hợp cần duy trì phản xạ ho: hen phế quản, viêm phế quản, dãn phế quản… để tống xuất đàm nhớt.

Thứ đến, ho là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đặc biệt là các bệnh có ảnh hưởng đến hệ hô hấp, như viêm nhiễm đường hô hấp hay bệnh dễ mắc hiện nay là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hơn thế nữa, ho còn do nguyên nhân tim mạch (suy tim trái), tiêu hóa (trào ngược dạ dày – thực quản), hoặc do dùng thuốc (có thuốc trị tăng huyết áp captopril gây ho khan). Điều trị ho chủ yếu nhắm vào điều trị nguyên nhân và cần phân biệt ho có đàm và ho không có đàm để lựa chọn thuốc trị ho.

Cần lưu ý, trẻ con bị ho có thể vì cảm lạnh, dị ứng đường hô hấp và vì hít khói thuốc lá do người lớn hút.

Uống thuốc gì chữa ho?

Tùy từng biểu hiện cụ thể khi ho mà có những thuốc khác nhau để chữa bệnh

Tùy từng biểu hiện cụ thể khi ho mà có những thuốc khác nhau để chữa bệnh

Khi bị ho, tùy từng tình trạng diễn biến của bệnh nhân mà các bác sĩ, dược sĩ cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc trị ho khác nhau, thường thì các loại thuốc tây thường dùng trong điều trị ho bao gồm:

– Thuốc kháng histamin trị dị ứng nhưng có thêm tác dụng làm dịu và giảm ho, có dạng thuốc viên và dạng sirô: Phènergan, Thèralène, Atussin, Toplexil, Pulmofar…

– Thuốc ức chế ho gây nghiện: codein.

– Thuốc ức chế ho không ngây nghiện: dektromethorphan.

– Thuốc làm loãng đàm, giảm độ quánh đặc của đàm nhầy để dễ ho khạc: acetylcystein, carbocystein, bromhexin, serratiopeptidase, terpin hydrat…

Trường hợp ho là triệu chứng của nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc có bội nhiễm, bác sĩ cho dùng kháng sinh để trị ho. Hoặc trong trường hợp bị viêm đường hô hấp nặng, có khi bác sĩ cho dùng thuốc loại glucocorticoid. Đây là các thuốc cần được bác sĩ chỉ định và ghi đơn.

Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc ho, sẽ có không ít những tác dụng phụ do các thành phần của thuốc gây ra cho cơ thể người bệnh.

Tác dụng phụ của thuốc ho

Các thuốc ho có chứa Codein chỉ dành cho người lớn, không nên dùng cho trẻ em

Các thuốc ho có chứa Codein chỉ dành cho người lớn, không nên dùng cho trẻ em

– Thuốc trị ho chứa hoạt chất là thuốc kháng histamin cần lưu ý về tác dụng gây buồn ngủ. Người lớn khi dùng thuốc cần tránh làm việc đòi hỏi sự tỉnh táo như lái xe, vận hành máy móc. Còn trẻ con, không nên lạm dụng cho trẻ uống như uống thuốc ngủ để không quấy, khóc đêm và dùng dài ngày, từ tháng này sang tháng kia (dùng dài ngày rất có hại cho sức khỏe của trẻ). Loại thuốc này cũng không nên dùng trong trường hợp ho có đàm vì thuốc làm khô quánh đặc, khó tống đàm sẽ cản trở đường thở.

– Lưu ý, loại thuốc viên trị ho có chứa codein như Neo-codion, Eucalyptine, Terpine Gonnon, Terpine – codein… chỉ dành cho người lớn, không nên dùng cho trẻ. Bởi vì codein là dẫn chất của morphin sẽ gây ức chế hô hấp nếu dùng cho trẻ.

– Với thuốc làm loãng đàm, thuốc làm lỏng chất nhầy sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày. Vì vậy, thuốc loại này cần tránh dùng ở người bị loét dạ dày – tá tràng.

Do có nhiều tác dụng phụ như trên, nên trong quá trình sử dụng thuốc để chữa ho, bản thân người bệnh cần tuân thủ một số quy tắc sau để tránh khỏi những tác dụng phụ không mong muốn do thuốc ho gây ra.

Những quy tắc khi sử dụng thuốc ho

Nếu tình trạng ho khan kéo dài ở trẻ bạn không nên để tự điều trị mà nên đưa bé đi khám bác sĩ

Nếu tình trạng ho khan kéo dài ở trẻ bạn không nên để tự điều trị mà nên đưa bé đi khám bác sĩ

– Đối với người lớn, nếu tự ý dùng thuốc trị ho nên lưu ý, dùng thuốc đúng liều và trong thời gian ngắn. Nếu sau 1-2 tuần dùng thuốc mà triệu chứng ho không giảm, không dứt, ho tiến triển thành ho kéo dài, bắt buộc phải đi bác sĩ khám bệnh để tìm nguyên nhân chữa trị.

– Đối với trẻ, nếu thấy trẻ ho mà cách thở, nhịp thở bất thường (thở nhanh từ 50 lần/phút trở lên, thở khó, lõm ngực khi hít vào hoặc thở khó khăn kiểu suyễn) thì phải đưa trẻ ngay đến bác sĩ để chỉ định đúng thuốc, điều trị kịp thời.

Hoặc thấy trẻ ho và đã cho trẻ dùng thuốc chống dị ứng trị ho dăm ba ngày mà không thấy đỡ thì nên đưa trẻ đi khám. Lúc này, rõ ràng chọn lựa khi nào dùng thuốc trị ho khan, khi nào dùng thuốc làm loãng đàm, thậm chí dùng thêm kháng sinh, chỉ có bác sĩ là người hiểu biết chuyên môn chỉ định dùng đúng thuốc. Có khi, chính nhờ bác sĩ khám mà phát hiện trẻ bị ho do dị vật nằm trong đường thở.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

Tin tức về Cuộc sống

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sữa bột công thức pha sẵn dành cho trẻ biếng ăn. Thế nhưng đâu là lựa chọn tốt cho con? Với các bé có tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng thì dòng sữa bột công thức pha sẵn IQLac Colostrum là một lựa chọn đáng quan tâm.