- Đèn ông sao Đèn ông sao có hình ngôi sao 5 cánh, tâm sao gắn một cây nến để thắp sáng là một trong những loại đèn lồng yêu thích của trẻ nhỏ trong ngày Tết Trung thu. Dù một số đồ chơi trung thu truyền thống dần mai một, nhưng đèn ông sao vẫn hiện hữu và trở thành mặt hàng đắt khách, món quà ý nghĩa dành cho trẻ thơ trong dịp trung thu.
- Đèn lồng Ngoài đèn ông sao, đèn cù, đèn lồng xếp giấy là một trong số ít món đồ chơi trung thu truyền thống của Việt Nam còn được lưu giữ và yêu thích đến ngày nay.
- Đèn cù Đèn cù cũng là một trong những món đồ chơi trung thu truyền thống có mặt trong thời thơ ấu của nhiều thế hệ người Việt Nam. Theo các thế hệ trước, tên của loại đèn này xuất phát từ hình dáng của nó. Khi gọi là đèn cù vì nó quay như cái cù.
- Đèn kéo quân Đèn kéo quân cũng là món đồ chơi truyền thống quen thuộc ở Việt Nam mỗi dịp trung thu về. Ngày nay, không có nhiều trẻ em biết đến đèn kéo quân vì loại đèn này dần mai một và được thay thế bởi nhiều món đồ chơi trung thu khác.
- Trống ếch Trống ếch giống như chiếc trống da trâu, trống sư tử nhưng nhỏ hơn cũng là một trong những món đồ chơi trung thu truyền thống yêu thích của trẻ em Việt Nam ngày xưa. Khi đánh, trống phát ra tiếng kêu “cắc, tùng” đặc trưng trong dịp Trung thu, tạo thêm sự rộn ràng, phấn chấn, tưng bừng và làm nên hương vị của ngày Tết Thiếu nhi.
- Trống bỏi Trống bỏi là đồ chơi trung thu dân gian, truyền thống, góp mặt trong bữa tiệc vui đêm trăng của thiếu nhi ngày xưa. Nhưng hiện tại, trống bỏi dần bị quên lãng, nhiều người còn chưa được nghe tên cũng như nhìn thấy cái trống bé xinh, tí hon này.
- Mặt nạ giấy bồi Tưởng chừng có thời gian mặt nạ giấy bồi đã bị lấn át bởi những loại mặt nạ giấy, mặt nạ nhựa của Trung Quốc. Nhưng cuối cùng thì món đồ chơi dân gian này vẫn tồn tại và xuất hiện trở lại với hình ảnh các nhân vật dân gian Việt Nam quen thuộc như: ông Địa, chú Tễu, Chí Phèo, Thị Nở…
- Tàu thủy sắt tây Chiếc tàu thủy bằng sắt ngày ấy nay đã không còn nhưng những ai đã từng có kỷ niệm với món đồ chơi này chắc hẳn sẽ không thể nào quên cảm giác thích thú khi chạy theo chiếc thuyền bon bon trên mặt nước. Dù không hẳn là đồ chơi trung thu truyền thống nhưng tàu thủy sắt tây là thứ đồ chơi thủ công mang đậm tính sáng tạo của người Việt. Qua bàn tay khéo léo của những người thợ, những vỏ lon sữa bò, mảnh sắt bỏ đi được tái chế lại thành một chiếc tàu đẹp xinh, lướt đi trên mặt nước với hình ảnh cờ Tổ quốc gắn ở mũi tàu.
- Đầu sư tử Đầu sư tử hay đầu lân là một trong những đồ chơi trung thu truyền thống của Việt Nam được trẻ em yêu thích, mang ý nghĩa thịnh vượng, may mắn và điềm tốt lành. Cho tới nay, đầu sư tử vẫn được bày bán tại các quầy hàng như một món gia vị không thể thiếu của dịp Tết Thiếu nhi.
- Tò he Tò he là giấc mơ muôn màu sắc, là thế giới trẻ thơ đầy ngộ nghĩnh được thể hiện qua các nhân vật cổ tích, con thú đáng yêu. Từ những nguyên liệu thân thuộc với ruộng đồng như bột gạo nếp, phẩm màu tự nhiên, que tre, với sự sáng tạo, kỹ thuật điệu nghệ, người thợ nặn ra những con tò he đủ mọi hình dáng, thể hiện được các cung bậc cảm xúc trên khuôn mặt.
- Thỏ đánh trống Giống tàu thủy, thỏ đánh trống cũng được làm bằng sắt tây và không còn là món đồ chơi phổ biến ngày nay. Trước kia, thỏ đánh trống được làm bằng vỏ hộp sữa. Khi chuyển động, con thỏ sẽ gõ vào trống phát ra tiếng kêu vui tai.
- Trò chơi Trí Uẩn Trí Uẩn là món đồ chơi giàu sức sáng tạo, kích thích trí tưởng tượng do người Việt tạo ra. Trò chơi Trí Uẩn, được chính Bác Hồ đặt tên theo người tạo ra nó là cụ Nguyễn Trí Uẩn (Hà Đông, Hà Nội). Đây là một trò chơi ghép hình từ 7 miếng gỗ. Những miếng gỗ trông tưởng chừng không có hình thù rõ ràng những khi sắp xếp lại tạo ra những hình tượng đầy sống động, linh hoạt.
Ngược dòng tuổi thơ với 12 loại đồ chơi Trung thu truyền thống
Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Những loại đồ chơi Trung thu này đã gắn liền với biết bao thế hệ và cho tới nay vẫn là một phần gia vị không thể thiếu của ngày Tết Trung thu.