Những điểm khác nhau của Motorola Droid Turbo và Nokia Lumia 830

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Droid Turbo với một phần cứng mạnh mẽ cùng thiết kế cao cấp là sự lựa chọn lý tưởng cho tầng lớp doanh nghiệp, còn Nokia Lumia 830 lại phù hợp hơn với giới trẻ cùng thiết kế

Motorola Droid Turbo

Motorola Droid Turbo

Ưu điểm:

– Nhiều tính năng độc đáo

– Hiệu năng và cấu hình mạnh mẽ

– Thời lượng pin thuộc loại đỉnh nhất hiện nay

– Màn hình Q-HD AMOLED sắc nét

Nhược điểm:

– Độ sáng màn hình chưa thực sự ấn tượng

– Độ trung thực màu sắc chưa được tốt

– Chế độ chụp ảnh toàn cảnh khá tệ

Nokia Lumia 830

Ưu điểm:

– Kiểu dáng trẻ trung, bắt mắt với nhiều màu sắc

– Khả năng chụp ảnh thiếu sáng ấn tượng

– Camera độ phân giải cao với 10MP

Nhược điểm:

– Bộ vi xử lý trung bình

– Nhiều đối thủ cạnh tranh cùng tầm giá

So sánh về thiết kế

Do hướng tới đối tượng người dùng là doanh nhân, nên Motorola Droid Turbo sở hữu một thiết kế khá nam tính với kiểu dáng to, ấn tượng với hai tông màu chủ đạo là đen và đỏ mang phong cách của riêng không lẫn vào đâu được của Motorola, từ các đường viền, cho đến tấm ốp lưng, cách bố trí camera,..

Trong khi các nhà sản xuất smartphone ngày nay ngày càng thử nghiệm nhiều kiểu thiết kế mới lạ, phá cách và chất liệu cao cấp như giả da, mạ vàng hay dùng sapphire ốp màn hình, thì Motorola vẫn giữ nguyên những gì cơ bản và đặc trưng nhất của một chiếc điện thoại Android.

Tuy nhiên lý do mà chiếc smartphone này vẫn nhận được những đón nhận nồng nhiệt từ cộng đồng mạng mặc cho việc không có thiết kế bóng bẩy chính là nhờ những tính năng độc đáo bên dưới lớp vỏ được xây dựng để phục vụ cho những nhu cầu khắt khe nhất.

Khi cầm Lumia 830 trên tay, cảm giác đầu tiên về thiết bị này đó là nó khá chắc chắn, “rắn rỏi” bởi khung viền kim loại cứng cáp bao quanh thân máy.

Về phần mình, với một thiết kế gần như không có nhiều sự khác biệt so với các mẫu smartphone tiền nhiệm, mặt sau Lumia 830 bao gồm một nắp lưng có thể tháo rời, cụm camera khá “hầm hố” với độ phân giải 10 MP công nghệ PureView. Khi cầm Lumia 830 trên tay, cảm giác khá chắc chắn, “rắn rỏi” bởi khung viền kim loại cứng cáp bao quanh thân máy.

Lớp viền kim loại này được gia công khá dày, chính vì thế nó cũng sẽ “bảo vệ” Lumia 830 tốt hơn trong quá trình sử dụng, những tác động nhẹ về ngoại lực sẽ khó có thể gây “tồn hại” đến máy.

Lumia 830 được trang bị màn hình cảm ứng 5 inch. Phía trên là Logo Nokia, camera trước 0,9 MP. Chiếc điện thoại này sử dụng ba phím điều hướng dạng cảm ứng với phím home đặc trưng trên Windows Phone.

Mặc dù được đánh giá là khá hoàn hảo về ngoại hình bên ngoài nhưng chất liệu nhôm dùng để gia công khung máy chính là điểm “trừ” trên 830. Khi máy thực hiện những tác vụ đòi hỏi phần cứng hoạt động với cường độ cao sẽ khiến phần thân máy Lumia 830 nóng lên nhanh chóng, đặt biệt là hai cạnh máy. Khung kim loại nóng lên khá nhanh vì tính năng dẫn nhiệt.

Đây là điều sẽ khiến cho người dùng khá nghi ngại khi cầm máy trên tay lâu để chơi game hay xem video do viền máy tỏa nhiệt nóng nhanh nên rất khó chịu. Ngoài ra, mặt lưng 830 khác với Lumia 930 khi có thể dễ dàng tháo lắp. Chính vì thế nên Lumia 830 có chút không liền mạch trong thiết kế do máy không hoàn toàn “nguyên khối” nhưng pin dễ dàng thay thế được cũng xem như một điểm cộng hợp lý.

So sánh về hiệu năng

Đóng vai trò là chiếc smartphone high-end của Motorola, đương nhiên chiếc Droid Turbo sẽ sở hữu những phần cứng tốt nhất vào thời điểm hiện nay, với một chip xử lý quad-core Snapdragon 805 tốc độ 2,7 GHz, một chip đồ họa Adreno 420 và 3GB RAM giúp cho chất lượng hiển thị và hiệu năng ấn tượng đối với mọi hình thức sử dụng và giải trí bao gồm xem phim HD, chơi game đồ họa cao, hay làm việc đa nhiệm.

Khi so sánh về cấu hình, có thể thấy rõ ràng Droid Turbo vượt mặt hơn hẳn so với đối thủ mang thương hiệu BlackBerry nhờ vào bộ vi xử lý Snapdragon 805, thế nhưng trên thực tế, do chạy trên nền tảng Android vốn yêu cầu nhiều tài nguyên bộ nhớ và tốc độ xử lý, thì hai thiết bị tỏ ra khá tương đồng ngay cả khi chạy các ứng dụng nặng hay đa nhiệm.

Motorola Droid Turbo specs review - feature-packed Android goodness

Motorola Droid Turbo sở hữu chipset Snapdragon 805 mạnh nhất của Qualcomm

Về pin, chiếc Droid Turbo gây ấn tượng mạnh mẽ với pin dung lượng khủng lên tới 3900mAh, hứa hẹn khoảng 48 tiếng sử dụng liên tục. Bên cạnh đó cũng không thể không nhắc tới tính năng Turbo Charger độc đáo giúp bạn có thể sử dụng smartphone trong 8 tiếng chỉ với vỏn vẹn 15 phút sạc.

Bản thân hệ điều hành Windows Phone 8.1 là một nền tảng được Microsoft tối ưu hoá cho việc tận dụng tối đa sức mạnh phần cứng. Vì vậy, Microsoft cũng không cần đặt nặng việc trang bị cấu hình máy cao vì nó thể là nguyên nhân đẩy giá thành sản phẩm lên cao.

Chính xác hơn, chip xử lý trên 830 chỉ thuộc tầm trung, Snapdragon 400 có 4 nhân mỗi nhân mạnh 1,2 GHz, bộ nhớ RAM rất “khiêm tốn”, chỉ 1 GB. Máy có bộ nhớ trong 16 GB cho phép hỗ trợ thêm thẻ nhớ ngoài microSD tối đa lên đến 128 GB.

Nhìn chung, qua trải nghiệm sản phẩm, việc sử dụng những tác vụ bình thường như mở chức năng để thực hiện cuộc gọi hay soạn tin nhắn, chạm, lướt trên màn hình cảm ứng, sản phẩm đều đáp ứng rất tốt về độ nhạy và không cảm nhận được độ trễ. RAM 1 GB là vừa đủ để có thể hoạt đông mượt mà trên các ứng dụng cơ bản.

Tin tức về Điện thoại di động