Nguồn gốc mâm ngũ quả ngày tết
Người dân Việt Nam thường có tục lệ làm mâm ngũ quả cúng ngày tết trên bàn thờ tổ tiên nhưng ít ai biết được tại sao lại có tục làm mâm ngũ quả ngày tết trên bàn thời tổ tiên.
Theo các nhà nghiên cứu, thì tục làm mâm ngũ quả là truyền thống du nhập từ Trung Hoa vào nước ta từ rất lâu đời. Theo tục truyền, trong kinh Vu Lan, khi được Phật thuyết cho về cách cứu mẹ khỏi địa ngục ngạ quỷ, Mục Kiền Liên đã làm một mâm cỗ cúng dường các chư Tăng, trong đó có một mâm ngũ quả với năm màu, mà theo quan niệm của nhà Phật thì trái cây năm màu tượng trưng cho ngũ căn: Tín, tấn, niệm, định và huệ.
Chính từ ý nghĩa của mâm ngũ quả của Mục Kiền Liên, nhân dân đã hình thành tục làm mâm ngũ quả ngày tết trên bàn thờ của tổ tiên với mục đích cầu mong cho tổ tiên được vui vẻ nơi suối vàng và phù hộ cho con cháu trên đời được hưởng yên vui, hạnh phúc.
Mâm ngũ quả truyền thống
Ý nghĩa các loại quả trên mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả trong bàn thờ tổ tiêng ngày tết phải bao gồm 5 loại quả với 5 màu khác nhau. Theo quan niệm của người phương Đông, các màu quả cần có là: đen, đỏ, xanh, trắng, vàng, lần lượt tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
– Thông thường, mâm ngũ quả không thể thiếu nải chuối, và nhất định là chuối còn xanh. Màu xanh của chuối được coi là Hành Mộc. Nải chuối có các quả bao lên như bàn tay, có ý che chở, sự sung túc, đùm bọc và gắn kết. Thực tế là trên mâm ngũ quả, nải chuối cũng bao bọc, nâng đỡ các loại quả khác.
– Giữa nải chuối thường là quả bưởi màu vàng (ứng với Hành Thổ), ý nghĩa là cầu phúc lộc (nhiều người cũng dùng quả phật thủ hay quả lựu chín vàng).
– Trên mâm, Hành Hỏa là các loại quả có màu đỏ (thường là dưa hấu) và Hành Kim là những loại quả có màu trắng sáng quả đào, quả roi ở miền Bắc; Hành Thủy được tượng trưng bằng quả có màu đen, sẫm như mận, hồng xiêm..
Một số gia đình thường băn khoăn, màu sắc mâm ngũ quả có nhất định phải đủ các loại quả có màu theo ngũ hành hay không? Trong khi đó vẫn muốn bày thêm những quả khác thể hiện mong muốn của gia chủ? Theo cổ truyền, Ngũ hành không phải quan niệm trên ban thờ, không có ý nghĩa thực tiễn trong tâm linh.
5 màu quả trên mâm ngũ quả đại diện cho sự hòa hợp trong ngũ hành
Do đó, việc chọn quả theo màu sắc của Ngũ Hành được thì càng tốt, nhưng không thì vẫn có thể chọn quả những quả theo nghĩa riêng, thể hiện mong muốn của gia chủ.
Vì thế, phương án đẹp nhất là chọn lựa, sử dụng các loại quả với ý nghĩa riêng theo mong muốn, ước nguyện của gia chủ, đồng thời đảm bảo được các màu sắc chủ đạo theo Ngũ Hành, vừa có được mâm ngũ quả đẹp, ấm cúng, đem lại cảm giác sung túc.
Ở Việt Nam, với sự đa dạng về vùng miền, mâm ngũ quả của mỗi vùng cũng khác nhau, nhưng đều có ý nghĩa cầu cho cuộc sống no đủ, bình an, phát đạt…
Thông thường, mâm ngũ quả miền Bắc có bưởi, đào, quýt, chuối, hồng và chú trọng ngũ sắc (ngũ hành).
Mâm ngũ quả miền Trung và miền Nam coi trọng nghĩa của quả, thể hiện khí chất, sự thuận lợi về thiên nhiên, 5 loại quả hay được chọn là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài (khi đọc, phát âm của những loại quả này tương tự câu “cầu sung vừa đủ xài”, hay “cầu vừa đủ xài sung”.
Trong khi đó, mâm ngũ quả miền Trung có nét tinh tế riêng xứ của Huế, nhưng thế nào cũng có nải chuối ngự (chuối cau) quả nhỏ mà thơm.
Có nên rửa quả cho sạch để bày mâm ngũ quả cho đẹp?
Nhiều gia đình mua quả về thường rửa cẩn thận cho quả đẹp hơn, tuy nhiên quá trình tiếp xúc với nước, và nước bị đọng lại trên quả làm cho quả nhanh chóng bị úng và thối, đó là điều không may mắn trong ngày tết. Chính vì thế, thay vì rửa, bạn chỉ cần dùng một chiếc khăn sạch lau hết bụi bẩn. Ngoài ra, bạn có thể thấm một chút nước vôi trong để lau lên khắp bề mặt quả để giữ cho quả luôn tươi màu.
Phật thủ là một loại quả thường xuất hiện trong mâm ngũ quả
Nên chọn quả như thế nào?
Mỗi loại quả được quan niệm có ý nghĩa riêng,vì thế, nếu có mong ước gì trong năm mới, gia chủ có thể chọn từng loại quả phù hợp với mong ước của mình:
Quả lựu thể hiện mong muốn đông con, nhiều cháu; Quả đào (thăng tiến), quả táo to, đỏ (phú quý), quả hồng, quả quýt, quả cam canh chín đỏ (mạnh mẽ, thành đạt), quả thanh long (rồng mây gặp hội), quả dưa hấu, quả bưởi căng tròn (hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn), quả trứng gà (lekima – lộc trời), quả sung (sung mãn về sức khỏe, hay tiền bạc), quả đu đủ (đầy đủ thịnh vượng), quả xoài (âm Hán như là “xài”, cầu mong không thiếu thốn)…
Các loại quả được chọn làm mâm ngũ quả ngày tết buộc phải đảm bảo các yếu tố sau:
– Đẹp (không sâu, không bị vỡ, hay dập nát)
– Còn tươi, xanh, hoặc không quá chín
– Căng mọng, không héo úa
Nguyên nhân là vì mâm ngũ quả thường được bày từ khoảng 27 tết, cho đến hết ít nhất là mồng 3 tết. Chính vì thế, các loại quả chọn mua không được quá chín, hoặc chín kĩ rồi vì nó sẽ nhanh chóng bị thối và hỏng. Bên cạnh đó, mọi thứ trong này tết đòi hỏi sự hoàn hảo nên, không thể bị sâu, thối hay vỡ, dập, nó có thể là điều không may mắn.
Tổng hợp