Những triệu chứng và trợ giúp với những phụ nữ bị trầm cảm và lo lắng sau sinh (Phần I)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Bạn đã bao giờ nghe tới chứng trầm cảm sau sinh và chứng lo lắng sau khi sinh hay chưa? Các dấu hiệu hoặc triệu chứng để nhận biết chúng như thế nào? Và làm thế nào để bạn biết bạn hay người thân có bị trầm cảm sau sinh hay không? Và nếu bị thì bạn nên làm gì?

Là những người có chuyên môn về hậu sản, chúng tôi hiểu tâm lý của phụ nữ sau sinh và chúng tôi sẵn lòng giúp đỡ bạn Chúng tôi sẽ giải thích các dấu hiệu của những lo lắng sau sinh và chứng trầm cảm sau sinh dưới đây.

Khi bạn đọc hai triệu chứng dưới đây, trầm cảm sau sinh và những nỗi lo lắng của bà mẹ sau sinh thì xin hãy nhớ một vài điều rất quan trọng: Bạn có thể không trải qua tất cả các triệu chứng được liệt kê bên dưới hoặc thậm chí hầu hết trong số chúng. Trầm cảm sau sinh và lo lắng sau sinh không phải là kiểu bệnh giống nhau trên tất cả các phụ nữ sau sinh, có người chỉ mắc một vài triệu chứng trong những triệu chứng dưới đây nhưng cũng có người không có dấu hiệu như vậy.

Có rất nhiều bà mẹ có cảm giác giống như các triệu chứng liệt kê dưới đây ngay sau khi sinh một đến hai ngày. Chúng ta đều có những ngày không vui, cảm thấy mệt mỏi nhưng chứng trầm cảm sau sinh hay lo lắng sau sinh không chỉ diễn ra một vài ngày như thế. Nhưng người phụ nữ với dấu hiệu lo âu, trầm cảm thường chịu đựng sự khó chịu trong thời gian dài hơn hai tuần, và cảm thấy cuộc sống mỗi ngày lại càng trở nên thật khó khăn.

Chứng trầm cảm và chứng lo lắng sau khi sinh có thể có triệu chứng gần giống nhau, với diễn biến một chút trầm cảm, hoặc một chút lo lắng nhưng đôi khi cũng diễn ra đồng thời, vừa bị lo lắng lại vừa bị trầm cảm. Nếu bạn có những triệu chứng của cả trầm cảm và lo lắng sau sinh thì cũng có thể là điều dễ hiểu.

.

Triệu chứng trầm cảm sau sinh

Chứng trầm cảm sau sinh

Chứng trầm cảm sau sinh

Bạn có thể bị trầm cảm sau sinh nếu bạn đã có một em bé trong vòng 12 tháng qua và đang gặp một số các triệu chứng sau:

– Bạn cảm thấy choáng ngợp. Không giống như suy nghĩ “này, làm mẹ thất khó” mà là suy nghĩ “Tôi không thể làm điều này và tôi sẽ không bao giờ có thể làm được điều này.” Bạn cảm thấy như mình không thể trở thành một người mẹ. Thực tế, bạn tự hỏi rằng liệu bạn có nên trở thành một người mẹ đầu tiên.

– Bạn cảm thấy tội lỗi vì bạn tin rằng bạn cần phải làm một người mẹ tốt hơn nữa bởi bạn cảm thấy con mình xứng đáng nhận được những điều tốt hơn bạn đã làm. Bạn lo lắng liệu con có thể nói rằng bạn không tốt, bạn khóc rất nhiều, bạn không cảm thấy hạnh phúc hay mối gắn kết nào. Và bạn tự hỏi rằng liệu em bé có cảm thấy tốt hơn nếu không có bạn.

– Bạn không cảm thấy có mối ràng buộc, gắn kết nào với con. Bạn không cảm thấy mình là một bà mẹ hạnh phúc như những gì bạn nhìn thấy trên TV hoặc đọc trong tạp chí. Không phải ai cũng có chứng trầm cảm sau sinh bị cảm giác này nhưng đa số là có.

– Bạn không thể hiểu được lý do tại sao những cảm giác này lại xảy đến. Bạn đang rất bối rối và sợ hãi. Bạn cảm thấy khó chịu và hay tức giận. Bạn không thể kiên nhẫn. Tất cả mọi thứ dường như đang làm phiền bạn. Bạn cảm thấy oán giận ngay cả với đứa trẻ, hoặc chồng, hay cả những người bạn không có con. Và bạn bị mất kiểm soát trong cơn tức giận.

– Bạn cảm thấy mình trống rỗng và không muốn để ý đến bất kỳ điều gì. Có một nỗi buồn sâu thẳm trong tâm hồn bạn. Bạn không thể ngừng khóc ngay cả khi không có lý do thực sự nào để khóc.

– Bạn cảm thấy vô vọng, giống như tình trạng này sẽ không bao giờ có thể trở nên tốt hơn. Bạn cảm thấy yếu đuối và khiếm khuyết, như một sự thất bại.

– Bạn không thể ngủ khi bé ngủ, cũng như không thể ngủ bất cứ lúc nào khác. Hoặc có thể bạn rơi vào giấc ngủ khi quá mệt, nhưng lại bị thức dậy vào giữa đêm và không thể ngủ trở lại rất mệt mỏi. Hoặc là tất cả những gì bạn có thể làm là ngủ và dường như không thể nào tỉnh táo để làm một việc nào đó dù là cơ bản nhất. Giấc ngủ của bạn bị thay đổi và không phải chỉ bởi bạn có một đứa trẻ sơ sinh.

– Bạn không thể nào tập trung, không thể nghĩ ra những từ bạn muốn nói, không thể nhớ những gì bạn đã phải làm. Bạn không thể đưa ra quyết định và luôn cảm thấy như đang ở trong một màn sương mù.

– Bạn cảm thấy bị ngắt kết nối với xung quanh, cảm giác mình bị cô lập, có một bức tường vô hình giữa bạn với phần còn lại của thế giới.

– Có thể bạn đang làm tốt mọi thứ. Bạn đang tập thể dục. Bạn đang dùng vitamin. Bạn có một tâm linh lành mạnh. Bạn tập yoga. Và bạn đang suy nghĩ rằng: “Tại sao tôi không thể vượt qua được điều này?” Bạn cảm thấy như bạn có thể thoát ra khỏi nó, nhưng bạn lại không thể.

Bạn có thể có những suy nghĩ như muốn chạy trốn và để lại gia đình phía sau. Hoặc nghĩ tới việc lái xe ra khỏi đường, uống nhiều thuốc, hoặc tìm một số cách khác để kết thúc sự đau khổ này.

– Bạn biết cái gì là sai. Bạn có thể không biết bạn có một tâm trạng lo lắng hoặc rối loạn sau sinh, nhưng bạn biết có gì đó không đúng. Bạn nghĩ rằng bạn đã “điên”.

– Bạn sợ rằng đây là thực tế mới của bạn và rằng bạn đã mất “con người trước kia” mãi mãi.

– Bạn sợ rằng nếu bạn tiếp cận giúp đỡ mọi người sẽ đánh giá bạn. Hoặc là con của bạn sẽ bị đưa ra khỏi tầm tay của bạn

(còn tiếp)

Minh Hường

(Theo postpartumprogress)

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Sản phẩm cho mẹ

So sánh máy hút sữa Imani Ibox 2in1, Spectra Wearable và Momcozy S12 Pro

So sánh máy hút sữa Imani Ibox 2in1, Spectra Wearable và Momcozy S12 Pro

Imani Ibox 2in1, Spectra Wearable và Momcozy S12 Pro hiện là 3 sản phẩm máy hút sữa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và phân vân nhất khi mua. Nếu mẹ cũng đang băn khoăn vấn đề nên mua sản phẩm nào để sử dụng trong hành trình sắp tới thì nên đọc bài so sánh chi tiết sau:
5 thắc mắc của người dùng về sữa bầu Enfamama

5 thắc mắc của người dùng về sữa bầu Enfamama

Sữa bầu Enfamama là sản phẩm được ra đời và phát triển dành riêng cho bà bầu với nhiều công dụng như bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa,... Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về xuất xứ, liều lượng sử dụng an toàn và các đánh giá thực tế của mẹ bầu đã sử dụng.
TOP các loại sữa tươi không đường tốt cho bà bầu tham khảo

TOP các loại sữa tươi không đường tốt cho bà bầu tham khảo

Sữa tươi không đường cho bà bầu là loại sữa tươi nguyên chất, giàu chất dinh dưỡng và không thêm đường nên không gây tăng cân, vì vậy rất được chị em tin chọn trong thời gian thai kỳ. Hãy cùng Websosanh.vn điểm danh tên 5 loại sữa không đường cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay nhé!