Những tục lệ trong ngày Tết hiện đại

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Websosanh.vn - Theo thời gian, nhiều phong tục tập quán của nhân dân ta trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc bị mai một nhiều. Tuy nhiên, có nhiều tục lệ vẫn được giữ đến nay mà không hề bị mất đi bản sắc riêng.

1. Thăm mộ tổ tiên

Trong Thời gian gần Tết, cụ thể là từ khoảng 23 đến ngày 30 tháng chạp, con cái trong gia đình nên tề tựu đông đủ, sau đó cùng nhau đi thăm và quét dọn lại nơi an nghỉ, mồ mả tổ tiên và đem theo hương đèn hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu.

2. Tiễn Ông Táo về Trời

Táo quân là thần Táo, hay còn gọi là vua bếp. Tục truyền mỗi năm thần Táo phải về trời 1 lần, vào ngày 23 tháng chạp để tường trình cho Thượng Đế những việc xảy ra ở nhân gian trong năm đó. Vì vậy, vào ngày này người dân VN thường cúng kiến rất long trọng để tiễn thần Táo về chầu Ngọc Hoàng, và đến ngày 30 lại cúng để mời ông bà và Táo quân về ăn Tết. Theo tục lệ, tiễn Táo quân về trời ngoài mâm cơm còn có áo mũ bằng giấy, đôi hia, và con cá chép thả trong chậu nước để Táo quân cỡi về trời. Nói chung tục lệ này nhằm để răn dạy người ta nên giữ gìn hạnh kiểm, vì mọi sự đều sẽ được tâu lên với Ngọc Hoàng.

Mâm cơm cúng ngày Tết

3. Lễ rước vong linh Ông Bà

Là lễ mời ông bà về ăn Tết với con cháu. Đây chính là tục lệ làm cơm cúng ông bà, tổ tiên vào gia thừa. Chiều ngày 30 tháng Chạp, trên bàn thờ tổ tiên được bày 1 mâm cỗ bao gồm trái cây và thức ăn. Người chủ gia đình hoặc con trưởng sẽ thắp hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho gia tộc được nhiều phước lành trong năm mới. Theo sau đó mọi người trong gia tộc đều chắp tay cung kính thỉnh vong linh ông bà về ăn Tết.

4. Đốt pháo

Người ta tin rằng tiếng pháo có thể xua đuổi được tà ma và đem lại phước lành cho năm mới. Còn có truyền thuyết rằng trong số những hung thần có 2 vợ chồng Na Á hay phá phách hãm hại người dân VN, họ chỉ sợ ánh sáng và ồn ào nên dân ta bày ra đốt pháo ầm ĩ chói sáng để đuổi 2 hung thần này. Đốt pháo đúng giao thừa (thời điểm giao hòa giữa 12 giờ đêm 30 tháng Chạp của năm cũ và mồng một của năm mới), mọi người đốt pháo cùng một lúc, đủ cả các loại pháọ Chính tiếng pháo dòn dã và mùi khét của thuốc pháo quyện vào mùi hương nhang đèn trên bàn thờ tạo thành một không khí đặc biệt rất Tết của dân tộc ta.

Tuy nhiên, ngày nay không mấy ai còn tin việc đốt pháo để tiêu trừ tà ma, mà tiếng pháo nổ ngày nay tượng trưng cho sự tưng bừng náo nhiệt của ngày Xuân, xác pháo đỏ thắm tượng trưng cho những điều may mắn cho năm mới.

5. Tục hái lộc đầu xuân

Ngày nay, tục lệ này thường được thực hiện nhất vào đêm giao thừa và được thực hiện trong sân đình, chùa, song song với việc dựng nêu. “Lộc” có 2 nghĩa, 1 là nhánh cây non, 2 là bổng lộc. Đầu năm, người ta hay ghé lại các cây cổ thụ trong sân đình, chùa để hái 1 nhánh non đem về treo trước nhà hoặc chưng trên bàn thờ. Có lẽ vì nghĩ rằng lộc (nhánh cây) đồng nghĩa với phước lộc nên đem nhánh non về để hy vọng rước được phước báu về cho gia đình. Bên cạnh đó, lộc non cũng tượng trưng cho sự tươi mới, dễ làm người khác liên tưởng đến sự mới mẻ và tốt lành cho gia đình trong năm mới.

6. Lễ xuất hành

Tục này là chọn một người trong gia đình bước ra khỏi nhà trong những giây phút đầu tiên của năm mới, tượng trưng cho sự hành động và ra quyết địnhđúng đắn của gia đình cũng như các thành viên trong gia đình trong năm mới. Người xuất hành phải xem lịch, chọn hướng tốt, hợp với tuổi để mong được may mắn trong năm mới mỗi khi bước chân ra khỏi nhà.

Tiền lì xì đầu năm

7. Tục xông nhà (xông đất)

Có là vì nhiều người tin rằng người đầu tiên bước vào nhà mình ngay đầu năm sẽ đem lại hên, xui cho gia đình suốt cả năm. Nên người ta hay mời người có vận may (làm ăn phát đạt, gia đình hạnh phúc) hoặc người hợp tuổi với gia chủ đến xông nhà trong ngày đầu năm. Người xông nhà phải ăn mặc chỉnh tề, bước vào cửa chính rồi đi quanh nhà, đến bếp, ngụ ý đem lại may mắn vào từng xó nhà.

8. Lễ chúc thọ ông bà

Sáng sớm ngày mồng một Tết, con cháu trong nhà tỏ lòng hiếu thảo qua việc mừng tuổi chúc thọ cho ông bà cha mẹ. Mừng tuổi vì người Việt Nam quan niệm rằng, cứ đến Tết là mỗi người đều lên một tuổi, không phân biệt ngày sinh nhật như người phương Tây.

9. Lì xì (Mừng tuổi)

Được phiên âm từ tiếng Quảng Đông sang tiếng Việt, nguyên là chữ “Lợi thị” Trong Hán tự, có nghĩa là tiền bạc, lợi lộc, tức là đầu năm có tiền thì cả năm sẽ có lộc và phúc. Những người được nhận lì xì chủ yếu là các em nhỏ, nhưng hiện nay thì người lớn cũng mừng tuổi lần nhau và cả cho những người già trong gia đình như ông bà. Để mừng tuổi các em nhỏ, những người lớn trong gia đình tặng những món tiền nho nhỏ và chúc các em chóng lớn, học hành đỗ đạt trong năm mới. Tiền được để trong những bao đỏ, vì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn.

Tin tức về Cuộc sống

Bia Chimay - lựa chọn bia nhập khẩu cao cấp biếu tặng dịp Tết 2025

Bia Chimay - lựa chọn bia nhập khẩu cao cấp biếu tặng dịp Tết 2025

Bia Chimay là biểu tượng của dòng bia Trappist, một trong những dòng bia cao cấp nhất thế giới, được sản xuất tại tu viện Scourmont, Bỉ. Dịp Tết 2025, bia Chimay trở thành món quà độc đáo và sang trọng, phù hợp để thưởng thức trong gia đình hoặc dành tặng bạn bè, đối tác.
So sánh máy hút sữa Imani và Medela nên mua loại nào?

So sánh máy hút sữa Imani và Medela nên mua loại nào?

Cả Imani và Medela đều là những thương hiệu nổi tiếng đình đám trên toàn thế giới và được nhiều người yêu thích sử dụng. Trong bài viết này,Websosanh.vn sẽ so sánh máy hút sữa Imani và Medela một cách chi tiết để giúp các mẹ hiểu rõ và đưa ra lựa chọn sáng suốt.