Trên thực tế theo khảo sát của websosanh.vn, nhìn chung, hàng hoá năm nay được lựa chọn kỹ lưỡng từ nhiều đơn vị uy tín hơn so với lần đầu tiên được tổ chức vào năm ngoái. Thế nhưng không rõ để nhận thấy vẫn còn 2 vấn đề nổi cộm, khiến người tiêu dùng gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình chọn mua hàng. Đó là xuất xứ và giá niêm yết của sản phẩm.
Vấn đề về nguồn gốc, xuất xứ
Có một sự thật đó là mặc dù được đầu tư với quy mô lớn hơn năm ngoái, nhưng dễ nhận thấy tại Online Friday năm nay, thì các mặt hàng sản xuất trong nước vẫn chiếm tỷ trọng ít hơn so với các sản phẩm gắn mác “ngoại” có xuất xứ từ Thái Lan, Singapore, Trung Quốc hay Mỹ…
Túi xách hàng hiệu với mức giá siêu rẻ
Trong số đó, có rất nhiều mặt hàng chỉ ghi chung chung “hàng nhập cao cấp” mà không ghi cụ thể nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Thậm chí có sản phẩm, chủ yếu là hàng thời trang, gia dụng, còn không có thông tin nào liên quan tới xuất xử sản phẩm ngoài giá bán và hình minh họa.
Từ đây, có thể thấy rằng Online Friday vẫn chưa thực sự là mỗi trường hoàn toàn “trong sạch” với người dùng bởi chưa đảm bảo được chất lượng hàng hóa, sản phẩm trong sự kiện. Mặc dù vẫn còn khá non trẻ, và là đơn vị tiên phong trong việc đưa người tiêu dùng đến gần mua sắm online hơn, nhưng thiết nghĩ với khả năng và vị thế của mình, Online Friday cần làm tốt hơn để tạo dựng niềm tin từ người tiêu dùng.
Vấn đề về “giá ảo – giá khuyến mãi”
Tạm gác lại vấn đề về chất lượng và xuất xứ sản phẩm, thì vẫn còn một “cơn đau đầu” khác khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang khi tham gia sự kiện Online Friday, đó là vấn đề về “tăng giá thật – giảm giá ảo”.
Hình thức này có thể được hiểu như là các doanh nghiệp nhằm tăng tính “hấp dẫn” của khuyến mãi, đã … tăng luôn cả giá gốc của sản phẩm, nhằm trục lợi cá nhân, nhưng cũng đồng thời làm tổn hại cho niềm tin của người tiêu dùng vào các hình thức mua sắm Online nói chung. Những tưởng vấn đề này đã chấm dứt nhờ sự góp mặt của các dịch vụ so sánh giá, và Bộ Công Thương cũng đã cho niêm yết giá “thị trường” của hầu hết các sản phẩm trong sự kiện, thế nhưng người dùng đã rất bất ngờ và thất vọng khi phát hiện ra vẫn còn nhiều mặt hàng được rao trên website có mức khuyến mãi “ảo”
iPhone 6s bị đẩy giá thực lên tận 33,3 triệu VNĐ trước khi giảm giá xuống còn 16 triệu
Bên cạnh đó, theo phản ánh của người mua khi sử dụng websosanh cho thấy, có sản phẩm có giá khuyến mại thấp hơn nhiều lần giá niêm yết nhưng vẫn cao hơn so với giá thị trường. Điều này cho thấy một vài đơn vị tham gia Online Friday vẫn chưa có được sự giác ngộ cao trong việc đưa ra giá đúng, và các khuyến mãi hợp lý.
Sản phẩm sau khi được giảm giá, vẫn cao hơn nhiều so với giá thị trường
Tương tự, tại Adayroi.com, giá bán của bộ dàn âm thanh Marantz PM6005 & NHT Absolute Tower được công bố trên Onlinefriday.vn giảm 35%, từ mức 59.982.000 đồng xuống còn 38.490.000 đồng. Mức giảm này nếu so với các cửa hàng khác trên thị trường hiện nay thực sự hoàn toàn không thấp hơn, cụ thể như TechLand cũng đang bán bộ sản phẩm này với giá 38.490.000 đồng.
Trước thực trạng kinh tế khó khăn, người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu và kỳ vọng vào việc được mua một món hàng giá rẻ trong ngày mua sắm do Bộ Công thương tổ chức, thì việc một số doanh nghiệp kinh doanh tung khuyến mãi ảo đã gây thất vọng, suy giảm lòng tin của người tiêu dùng đối với thị trường thương mại điện tử còn non trẻ tại Việt Nam.
websosanh.vn sẽ giúp bạn kiểm tra giá sản phẩm nhanh chóng và tiện lợi
Tuy nhiên theo phản ánh từ người dùng thì với sự góp mặt của các ứng dụng so sánh giá tại sự kiện Online Friday lần này, mà tiêu biểu là websosanh – đã giúp hạn chế một số lượng lớn các khuyến mại không thực chất, cũng như các vấn đề liên quan tới “giá ảo – khuyến mãi ảo”.
Do vậy, để đảm bảo cho quyền lợi cá nhân, người tiêu dùng khi truy cập mua sắm trên Onlinefriday.vn cần thận trọng so sánh giá bán giữa các nơi bán để đảm bảo không bị hớ, không bị các “khuyến mãi ảo” qua mặt.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam