Rau mồng tơi có thể nói là một loại rau rất phổ biến tại Việt Nam, không ai là không biết thậm chí là nghiện món canh râu mồng tơi nấu với cua đồng ăn với cà ghém rất ngon ngọt.
Cái rau dân dã này không những rất dễ ăn với khả năng chế biến được nhiều món ngon, mà còn có công dụng chữa bệnh rất tốt. Mồng tơi vị chua nhạt, tính hàn, không độc có công hiệu làm thông đại tiểu tiện, hoạt thai dễ đẻ, dùng ngoài chữa rôm sảy mụn nhọt rất hiệu nghiệm
Dưới đây là những cách chữa các bệnh thông thường với mồng tơi rất đơn giản nhưng cũng không kém phần hiệu nghiệm
Rau mồng tơi có nhiều tác dụng hơn bạn tưởng
Trị chứng táo bón, nóng ruột: Mùa hè, thời tiết nắng nóng, nhiều người bị táo bón. Một bài thuốc rất đơn giản bằng rau mồng tơi là lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần. Sau vài lần uống sẽ đại tiện dễ. Để có kết quả hơn thì sau khi uống 2 giờ ăn thêm vài củ khoai lang. Trong thời gian uống thuốc kiêng các thứ nóng: rượu, ớt, hạt tiêu…
Trị sưng trĩ: Trĩ là bệnh của nhiều người, và cũng gây khó chịu. Đã có nhiều biện pháp chữa trĩ cả đông y và Tây y, nhưng nếu bạn bị trĩ nhẹ thì có thể sử dụng mồng tơi như sau: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái) rất hiệu nghiệm.
Trị chứng đi tiểu nóng buốt: Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó thì lấy lá mồng tơi từ sáng sớm (4 giờ sáng) những lá này phải lau sạch từ hôm trước (đánh dấu và vẫn để trên cây) mang về cho vào cối sạch giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội và vài hạt muối rồi uống lúc Mặt Trời mọc. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang). Chỉ sau vài lần làm như thế sẽ có kết quả.
Trị hơi thở nóng khó chịu: Nếu bị chứng mũi thở phì phò ra hơi nóng rất khó chịu thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ cùng cua đồng giã nát lọc bã ăn vào các buổi trưa, cách này rất công hiệu lại mát bổ.
Chữa da không tươi sáng: Rau mồng tơi nấu canh với cá trê vàng, mỗi tuần ăn 1 lần hoặc lấy lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.
Rau mồng tơi giúp cho da trắng sáng tự nhiên
Chữa chảy máu mũi (chảy máu cam) do huyết nhiệt: Mồng tơi tươi giã nát rồi lấy bông thấm vào nước cốt nhét vào lỗ mũi bên chảy máu. Máu sẽ ngưng chảy nhanh chóng.
Chữa đinh nhọt: Lá rau mồng tơi tươi, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, ngày thay thuốc 2 – 3 lần. Với tính mát của mồng tơi, các vết mụn nhọt sẽ nhanh chóng được chữa khỏi.
Chữa thiếu sữa ở sản phụ: Một bài thuốc ở dân gian là ăn rau mồng tơi, sữa sẽ nhiều, hơn, cũng như việc hầm đu đủ xanh với chân giò, cách này sẽ giúp bổ sung sữa cho việc nuôi con của sản phụ rất tốt.
Trị vết thương, đau nhức xương khớp: Nước cốt rau mồng tơi có thể làm vết thương mau lành, hầm rau mồng tơi với chân giò cùng với một chút rượu trắng để ăn mỗi buổi sáng sẽ có tác dụng tích cực trong việc chữa bệnh đau nhức xương khớp.
Đau khớp có thể chữa từ rau mồng tơi
Chữa các bệnh liên quan đến sinh lý:
– Chữa khí hư, suy nhược: Đem hầm 1 con gà ác, cùng 1 nắm rau mồng tơi và 1 nắm đậu đen, ăn cả nước lẫn cái, từ 1 – 2 tuần, khi có kết quả, cho 1 hoặc 2 nắm đậu nành hoặc lạc. Món này còn có tác dụng bồi bổ rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh, giúp da hồng hào, tóc đen, bòn mượt
– Chữa yếu sinh lý: Rau mồng tơi theo y học cổ truyền có tác dụng tích cực trong việc chữa yếu sinh lý ở nam giới. Đối với trường hợp xuất tinh quá nhanh sau khi giao hợp thì lấy rau mồng tơi, cùng 1 nắm rau dền tía nấu cùng một đôi baaif dục (để nguyên lớp mỡ và vỏ bọc), ăn nóng. Ăn xong uống thêm một cốc trà gừng nóng. Trước khi đi ngủ ăn 1 thìa vừng đen đã rang thơm, nhai kỹ rồi nuốt, sau đó ăn thêm một chén nước cơm rượu
Tổng hợp