Tiểu đường là một bệnh lý nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiều những biến chứng nguy hiểm như: Chứng khát nhiều hoặc khát thường xuyên, hoặc đột nhiên khát, hay đi tiểu thường xuyên, đói thường xuyên hoặc đột nhiên đói, mệt mỏi, mờ mắt, khô miệng hoặc ngứa khắp cơ thể, sụt cân đột ngột…Những biến chứng này chính là nguyên nhân khiến cơ thể của người tiểu đường bị phá hủy, và có thể dẫn tới tử vong
Nhưng nếu biết cách phòng tránh và xử lý thì hậu quả của những biến chứng này chúng ta có thể kiểm soát được và tránh những hậu quả nặng nề mà nó mang lại cho cơ thể. May mắn thay, một số những biện chứng chúng ta có thể xử lý bằng việc thay đổi cách sinh hoạt và áp dụng một số biện pháp trị liệu.
1. Khô miệng, viêm răng lợi và các bệnh lý hô hấp
Những người bị bệnh tiểu đường thường có tình trạng khô miệng
Những người bị bệnh tiểu đường thường có lượng nước bọt rất ít, dẫn đến tình trạng bị khô miệng. Khi miệng bị khô có thể dẫn đến một số biến chứng như sâu răng, viêm nướu, khô họng, và do đó ho nhiều hơn, và các bệnh liên quan đến phế quản.
Để tránh tình trạng này, những người bị bệnh tiểu đường cần thường xuyên uống nước, giữ ẩm cho khoang miệng để các vi khuẩn không có điều kiện gây hại cho răng nướu, và ngăn cản những bệnh liên quan đến hệ hô hấp.
Ngoài ra, những người bị bệnh tiểu đường cũng cần phải thường xuyên đến gặp nha sĩ để xử lý những tình trạng liên quan đến răng nướu
2. Viêm đường tiết niệu
Uống thêm nhiều nước để thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể
Theo thống kê, tới 10% những người bị bệnh tiểu đường bị nhiễm trùng đường tiết niệu, và nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu ở những người bị tiểu đường cao hơn rất nhiều so với những người bình thường.
Tuy nhiên, rất may mắn là viêm đường tiết niệu có thể chữa dễ dàng bằng các loại kháng sinh.
Cụ thể: sử dụng kháng sinh loại đào thải chủ yếu qua thận, nên chọn kháng sinh tác dụng lên vi khuẩn gram âm, chẳng hạn có thể uống một trong hai loại thuốc sau: trimethoprim với liều dùng cho người lớn (trên 16 tuổi) là 100mg/ngày, chia làm hai lần uống. Hoặc ofloxaxin viên 400mg, mỗi ngày uống 2 viên chia làm 2 lần. Không dùng ofloxaxin cho trẻ em dưới 16 tuổi vì thuốc gây chậm phát triển sụn.
Nếu đái buốt nhiều thì có thể uống thêm các thuốc làm giãn cơ trơn như nospa viên 40mg, mỗi ngày uống 4 viên chia làm hai lần.
Ngoài ra,những người bị viêm đường tiết niệu nên uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để tăng lượng nước tiểu, giúp đào thải vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên uống thêm các loại nước như nước râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh, nước rau cải…để cải thiện tình trạng bệnh
3. Chức năng tình dụng bị giảm
Tiểu đường thường gắn liền với chức năng tình dục bị giảm sút
Theo số liệu từ Trung tâm đái tháo đường quốc tế, thì có tới 50% nam giới và 30% nữ giới bị mắc bệnh tiểu đường bị giảm sút chức năng về tình dục.
Nguyên nhân là do đái tháo đường làm cho các chức năng của các bộ phận sinh dụng bị giảm sút. Vì thế để tránh tình trạng này, những người bị mắc bệnh tiểu đường có thể có những biện pháp điều trị để khắc phục những triệu chứng do tiểu đường mang lại.
4. Mất trí nhớ
Mất trí nhớ là một trong những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường
Rất nhiều những nghiên cứu chỉ ra mối liên kết chặt chẽ giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và chứng mất trí nhớ.
Một nghiên cứu trong 11 năm vừa được công bố trên tạp chí Neurology, thì tới 70% những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trên 60 tuổi bị mắc chứng mất trí nhớ
Nguyên nhân là do lượng insulin trong máu phá vỡ chức năng của các mạch máu não, do đó, dẫn đến tình trạng trí nhớ bị giảm sút nghiêm trọng.
Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường cần hết sức chú ý và luyện tập những bài tập nhằm cải thiện trí nhớ tốt hơn.
5. Trầm cảm
Trầm cảm sẽ làm cho bệnh lý tiểu đường trầm trọng hơn
Tỉ lệ người mắc trầm cảm ở những người bị bệnh tiểu đường cao hơn 3 lần so với những người bình thường. Và có một điều khó khăn là chứng trầm cảm sẽ làm cho bệnh tiểu đường ngày càng trầm trọng hơn.
” Não bị kích thích mạnh bởi lượng đường glucoze lớn, và rất dễ dẫn đến chứng trầm cảm. Do đó, những người bị tiểu đường có nguy cơ bị trầm cảm rất cao. Mặt khác, những người bị bệnh trầm cảm lại có nồng độ cortisol trong máu cao, hoóc – môn này lại góp phần tăng chuyển hóa đường glucoze, do đó, càng làm tăng lượng insulin trong máu và do đó làm cho bệnh tiểu đường càng trầm trọng hơn” Theo Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Frank Hu chủ nhiệm khoa dịch bệnh và dinh dưỡng tại Đại học Havard
Do đó, những người bị bệnh tiểu đường cần hết sức chú ý để phòng chứng bệnh trầm cảm, bằng những biện pháp trị liệu hoặc tâm lý, thường xuyên giao tiếp với mọi người hơn.
6. Chứng khó tiêu, buồn nôn và chán ăn
Những người bị bệnh tiểu đường thường kèm theo cảm giác chán ăn, buốn nôn sau khi ăn
Tiểu đường có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh phế bị và do đó, sự kiểm soát với dạ dày không được tốt, dẫn đển tình trạng bạn mất nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn hơn, và tình trạng buồn nôn, khó chịu sau khi ăn.
Để tránh tình trạng này, người bị bệnh tiều đường nên ăn nhiều bữa trong ngày, và mỗi bữa chỉ ăn một lượng rất ít thức ăn, khi đó, dạ dày có nhiều thời gian để tiêu hóa thức ăn, và do đó, không gây cảm giác khó chịu sau khi ăn như khi bạn nạp quá nhiều thức ăn vào cùng lúc.
Bên cạnh đó, cần ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa và điều chỉnh lượng thuốc uống để kiểm soát lượng insulin trong máu cho phù hợp
7. Tầm nhìn bị ảnh hưởng
Tầm nhìn bị giảm sút
Lượng đường glucoze trong máu có thể ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tầm nhìn của mắt, do đó, những người bị bệnh tiều đường tuýp 2 thường có triệu chứng ban đầu là tầm nhìn bị giảm sút, mắt dường như mờ đi rất nhiều.
Nếu tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến tình trạng bị mù lòa, vì thế cần điều chỉnh lượng đường glucoze trong máu xuống. Và những người bị bệnh tiểu đường cần thường xuyên đi khám thị giác để có những điều chỉnh phù hợp, tránh dẫn đến những tình trạng nặng hơn.
Theo Readingdigest
O.N