LG luôn là nhà sản xuất biết mang tới cho người tiêu dùng cũng như giới công nghệ những bất ngờ lớn với các sản phẩm mang tính cách mạng của mình, năm trước là LG G7 ThinQ, còn năm nay là LG G8 ThinQ.
Tuy nhiên, giữa mjto rừng smartphone ra mắt vào đầu năm 2019 thì LG G8 ThinQ có là một trong những lựa chọn tốt nhất cho người sử dụng không? Cùng chúng tôi đánh giá nhanh về mẫu smartphone mới từ LG.
1. Đánh giá thiết kế và màn hình hiển thị của điện thoại LG G8 ThinQ
LG G8 ThinQ đã có nhiều điểm nổi bật so với “người tiền nhiệm” G7. Nó có nút trợ lý ảo Google Assistant chuyên dụng ở bên trái cùng cấu trúc thủy tinh và kim loại, máy quét dấu vân tay được đặt ở phía sau. Đây cũng là sản phẩm đầu tiên của LG sử dụng màn hình OLED, kết hợp chức năng Super Bright, cung cấp hình ảnh rất đẹp trong mọi tình huống ánh sáng khác nhau.
Đặc biệt, G8 còn mang đến một vài bất ngờ bên dưới màn hình. Có thể cho rằng, chi tiết này thú vị nhất: camera Z ẩn, nằm bên cạnh và hoạt động cùng với camera phía trước. Camera này sử dụng cảm biến hồng ngoại Infineon Time of Flight (ToF) để chụp ảnh selfie tốt hơn, mở khóa bằng khuôn mặt 3D chính xác hơn, nhận dạng cử chỉ tay và nhận dạng tĩnh mạch.
Về cơ bản, camera Z hoạt động bằng cách phát ra các chùm tia hồng ngoại vô hình và đo thời gian chúng bật ra khỏi một vật thể, từ đó xác định khoảng cách của vật thể đó. Điều này sẽ mang lại hiệu ứng xóa phông tốt hơn khi chụp ảnh chân dung selfie. Trong khi nhận dạng tĩnh mạch – một biện pháp bảo mật sinh trắc học có thể bị đánh lừa thì nhận dạng khuôn mặt 3D (hiện có nhận dạng thị lực) sẽ chính xác hơn và khó lừa hơn nhiều.
2. Cấu hình chi tiết và đánh giá hiệu năng điện thoại LG G8 THinQ
LG G8 ThinQ có thể sánh ngang với các “đối thủ” nặng ký khác như Samsung Galaxy S10 và thậm chí cả iPhone XS. Điện thoại có các thông số kỹ thuật tốt nhất mà bạn có thể mong đợi ở một chiếc điện thoại Android hàng đầu – màn hình OLED 6,1 inch (độ phân giải 1440 x 3120 pixel), chip Snapdragon 855 của Qualcomm cùng với RAM 6 GB và bộ nhớ trong 128 GB, có thể mở rộng lên 512, pin 3500 mAh.
3. Đánh giá camera và khả năng chụp ảnh trên điện thoại LG G8 ThinQ
Thay vì nâng lên ba camera như trên V40, LG thực sự đã giảm số megapixel trên cảm biến chính từ 16 MP trên G7 xuống 12 trên G8 trong khi vẫn giữ nguyên camera phụ, góc rộng với cảm biến 16 MP.
Trên thực tế, sẽ có một phiên bản ba camera của G8 ThinQ (tích hợp camera thứ ba, sử dụng ống kính tele). Tuy nhiên, phiên bản này có thể sẽ chỉ đến với thị trường Hàn Quốc.
Điểm mới của phần mềm là Chế độ xem ban đêm, thay thế cài đặt Camera siêu sáng – “Super Bright Camera” trước đó cho các ảnh chụp thiếu sáng. Trong khi Super Bright Camera tăng độ nhạy sáng bằng cách kết hợp các pixel, để giảm độ phân giải, Night View thay vào đó sẽ chụp mười hình ảnh, kết hợp chúng để giảm nhiễu và tăng độ chi tiết.
Về khả năng quay video, bạn có thể quay video lên tới 4K, tốc độ 60 khung hình / giây với các điều khiển thủ công hoặc tự động. Giờ đây, LG cũng đã giới thiệu chế độ quay video chân dung trực tiếp. Nhờ vậy, bạn có thể loại bỏ người hoặc vật thể và điều chỉnh cường độ hiệu ứng khi đang di chuyển. Qua thử nghiệm, G8 dễ dàng nhận ra khuôn mặt nhưng mất không ít thời gian để tách biệt các vật thể.
4. Điểm mặt các tính năng mới trên điện thoại LG G8 ThinQ
Bên cạnh một số nâng cấp về mặt thiết kế cũng như cấu hình thì LG G8 ThinQ cũng gây ấn tượng với việc được trang bị một số tính năng mới, cụ thể:
– Công nghệ truyền âm thanh bằng màn hình
– Air Mottion, với một camera cảm biến, giúp người dùng có thể điều khiển bằng cử chỉ tay.
– Mở khóa màn hình bằng nhận dạng tĩnh mạch trên tay
5. Giá điện thoại LG G8 ThinQ bao nhiêu tiền? Có nên mua không?
Hiện LG chưa công bố chính thức về mức giá của G8 ThinQ, nhưng các nhà phân tích cho rằng mức giá của điện thoại LG G8 ThinQ sẽ rơi vào khoảng 750 USD – khoảng 17 triệu đồng – tương tự với mức giá của LG G7 ThinQ thời điểm ra mắt năm ngoái.
Trên thực tế với những trang bị và mức giá như thế thì chắc chắn LG G8 ThinQ sẽ là một trong những sự lựa chọn tốt cho người sử dụng, đặc biệt là những ai có nhu cầu trải nghiệm công nghệ mới.