Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.

Là một thành viên thuộc dòng laptop đồ họa cao cấp của Dell, Precision 5570 không chỉ có hiệu suất mạnh mẽ mà còn thể hiện sự xuất sắc ở nhiều khía cạnh khác. Thiết kế của máy không chỉ gọn nhẹ mà còn rất đẹp mắt, đồng thời, cấu hình của nó cũng rất ấn tượng với vi xử lý Intel thế hệ thứ 12. Đối với những người đòi hỏi hiệu suất cao, Dell Precision 5570 là sự lựa chọn hoàn hảo, kết hợp giữa ngoại hình tinh tế và khả năng xử lý ưu việt.

1. Thiết kế đẳng cấp của máy trạm Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 kế thừa những tinh hoa thiết kế của thế hệ tiền nhiệm Precision 5560. Nó sử dụng những vật liệu cao cấp, toàn bộ phần lưng của máy được làm từ nhôm dày, còn khu vực kê tay được phủ lớp carbon fiber, tạo nên một cảm giác thân thiện và sang trọng. Ngoại hình và kích thước máy cũng gọn nhẹ đáng kinh ngạc với 1.88 – 2.1kg tùy cấu hình, độ mỏng chỉ 7,7mm, đây là con số mà các đối thủ máy trạm khác đều mong muốn đạt được.

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570
Dell Precision 5570 có thiết kế hiện đại, mảnh mai hơn nhiều so với các dòng máy trạm thường (Ảnh: LaptopSongLinh),

Không chỉ có vẻ đẹp, Dell Precision 5570 còn chứng minh độ bền ấn tượng thông qua các bài kiểm tra theo tiêu chuẩn quân đội Mỹ MIL-STD-810G. Sự sang trọng, tinh tế, kết hợp với độ bền vững vàng, máy hoàn toàn đáp ứng mọi thách thức và mang lại sự tin tưởng tuyệt đối cho người dùng, đặc biệt trong các điều kiện sử dụng khắc nghiệt như vận hành tối đa hiệu suất trong thời gian dài.

Để máy đạt được độ mỏng tốt nhất có thể, Dell đã loại bỏ các cổng USB-A thay vào đó ta sẽ có một cổng USB-C 3.2 Gen 2 DisplayPort, hai cổng Thunderbolt 4.0. Số lượng cổng tuy ít nhưng nó cho tốc độ truyền dữ liệu rất nhanh đáp ứng đầy đủ nhu cầu công việc.

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570
Dell đã loại bỏ hoàn toàn hai loại cổng USB-A và HDMI phổ biến trên Precision 5570, thay vào đó là các cổng Thunderbolt 4 (Ảnh: LaptopSongLinh).

2. Trải nghiệm màn hình tuyệt vời

Dell Precision 5570 có màn hình kích thước 15.6 inch rộng rãi với độ phân giải FHD+ (1920 x 1200 pixel) với mật độ điểm ảnh 145 ppi, độ sáng tối đa 500 nits, tỷ lệ tương phản 1650:1 và tần số quét 60Hz. Sử dụng tấm nền IPS nên dải màu động của nó cũng cao, đạt 100% sRGB nên cực kỳ thích hợp cho các công việc thiết kế đồ họa, chỉnh sửa video. Đồng thời màn hình này cũng sẽ mang đến trải nghiệm đa phương tiện rất tốt, nội dung phim hiển thị sắc sảo, các mảng màu nổi bật mang đến sự chân thật, sống động.

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570
Màn hình của Dell Precision 5570 có thông số kỹ thuật lý tưởng cho dân kỹ thuật, đồ họa (Ảnh: LaptopSongLinh).

Ngoài ra, với những nhu cầu cao cấp hơn thì Dell Precision 5570 còn có một tùy chọn màn hình khác với độ phân giải WLED UHD+ (3840 x 2400 pixel), mật độ điểm ảnh cao gấp đôi lên tới 290 ppi và có thông số màu 100% Adobe RGB, 94% DCI-P3, độ sáng 500 nits giữ nguyên. Tùy chọn này còn hỗ trợ cảm ứng để người dùng có thể thao tác, viết hoặc vẽ bằng bút thông minh trực quan hơn. Nó sẽ phù hợp với nhu cầu thiết kế cao cấp, chuyên nghiệp.

3. Bàn phím – Trackpad

Mặc dù là chiếc laptop 15 inch thế nhưng layout bàn phím của Dell Precision 5570 lại giống như trên các mẫu 13 và 14 inch nhỏ hơn, nó không có bàn phím số. Với những người đã sử dụng quen phím số thì đây có thể là một bất tiện lớn. Bù lại thì chất lượng bàn phím vẫn rất tốt, bố cục rộng thoáng, phản hồi nhanh, âm thanh khi gõ cũng rất êm ái không gây khó chịu, đặc biệt là khi sử dụng trong môi trường yên tĩnh.

Về trackpad, phải nói rằng kích thước bàn di của Dell Precision 5570 khá là lớn, tiết diện 150 x 90 mm để các chuyên gia có thể lướt chạm một cách thoải mái để mặc sức sáng tạo. Cảm biến áp suất đồng đều trên toàn bộ bề mặt để bạn có nhấp vào vụ trí bất kỳ nào trên trackpad đều mang lại hiệu quả như nhau, giúp tối ưu hóa hiệu suất làm việc và tiện ích trong quá trình sử dụng.

4. Hiệu năng cực khủng của Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 thời điểm ra mắt năm 2022 được đánh giá là chiếc máy trạm khủng nhất trong phân khúc. Nó được trang bị con chip siêu đỉnh Core i7-12800H thế hệ 12 Alder Lake với 14 nhân 20 luồng với tốc độ xung nhịp tối đa lên đến 4.80Hz. CPU càng nhiều lõi, càng nhiều luồng càng hỗ trợ việc tính toán render khung hình càng tốt, giúp người dùng có khả năng chơi game và làm đồ họa nhanh hơn rất nhiều.

Máy còn được trang bị card đồ họa rời RTX A1000 4GB GDDR6. Trong bài test hiệu năng, điểm CPU của máy đạt số điểm cực cao lên đến 2.324, một điểm số cực cao trên một chiếc laptop sử dụng chip Core i7.

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570
Dell Precision 5570 sở hữu phần cứng mạnh mẽ, có thể cân được mọi tác vụ hiệu suất (Ảnh: LaptopSongLinh).

VGA thế hệ mới được xây dựng trên kiến trúc mới gọi là Ampe, bên trong có nhân RT (RayTracing) cung cấp hiệu suất nhanh gấp 5 lần thế hệ RTX cũ. Ngoài ra trong con VGA này còn có nhân 64 nhân Tensor thế hệ thứ 3 để kích hoạt gia tăng hiệu quả thi thực cho ứng dụng AI. Nhân CUDA tăng gấp đôi so với thế hệ trước đó và có nhân PCIe Gen 4 tăng 40% hiệu năng truyền tải tốc độ dữ liệu giữa GPU và CPU. Có thể nói, Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm mỏng nhưng có hiệu năng mạnh nhất bạn có thể tìm thấy trên thị trường.

Mặt khác, nó cũng có phiên bản cao cấp hơn sử dụng VGA RTX A2000 8GB GDDR6.

5. Âm thanh

Một khía cạnh khác nhiều người có thể không quan tâm nhưng trên Dell Precision 5570 thực sự đạt được cải tiến đáng nể, đó là hệ thống loa. Loa của máy rất to với âm bass to rõ, sống động, có thể lấp đầy không gian phòng từ 15 – 20 m2. Bên cạnh nhu cầu sử dụng máy để làm kỹ thuật, hệ thống loa này cũng sẽ hỗ trợ giải trí rất tốt với nhu cầu xem phim hay chơi game của người dùng.

6. Pin

Về pin, Dell Precision 5570 có tùy chọn pin lớn nhất lên đến 6 cells 86Wh. Nếu để sử dụng bình thường thì máy có thể đạt đến 7 – 8 tiếng sử dụng, còn nếu để làm đồ họa thì sẽ được khoảng 3 tiếng, rất nhiều. Dung lượng pin này giúp người dùng có thể di chuyển máy một cách linh hoạt, làm việc cả ngày mà không cần mang theo cục sạc. Điều này không chỉ giảm bớt trọng lượng đồ đạc mang theo, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm việc tại nhiều địa điểm khác nhau như quán cà phê, thư viện mà không cần phải dựa vào nguồn điện.

Tạm kết

Nếu chỉ xét riêng về thiết kế, Dell Precision 5570 có thể nói là một trong những chiếc máy trạm đẹp nhất trên thị trường hiện nay. Với trang bị cấu hình phần cứng cực kỳ mạnh với các phiên bản từ i5, i7, i9 cho tới Xeon, màn hình Full HD đến 4K và trang bị tất cả những tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến, rất khó để chúng ta có thể bắt bẻ được ở Precision 5570 ở điểm gì.

Nhưng nếu kỹ tính hơn một chút thì chiếc laptop này cũng có điểm ‘chê’ là nó hơi ít cổng. Do thân hình quá mỏng nên nó chỉ được trang bị một cổng Thunderbolt 4, nếu muốn dùng các cổng USB-A thì chúng ta cần phải có cổng chuyển.

Còn về giá, chiếc laptop này sẽ không rẻ, giá của nó dao động từ trên 30 triệu đồng cho cấu hình thấp nhất và gần 70 triệu đồng với các tùy chọn cao cấp hơn. Về cơ bản, Dell Precision 5570 không được sản xuất để phục vụ số đông, nên người dùng phổ thông chắc chắn sẽ ít hứng thú với nó, cùng tầm tiền đó họ có thể mua được nhiều chiếc Ultrabook cao cấp hơn, hoặc thiên về khả năng gaming hơn. Tuy nhiên, với dân làm kỹ thuật, thiết kế, designer lâu năm hoặc những người đang chuẩn bị bước vào nghề này thì Dell Precision 5570 chính là trợ thủ đắc lực nhất.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Review máy trạm đồ họa Dell Precision 7760

Review máy trạm đồ họa Dell Precision 7760

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy trạm đỉnh cao để thiết kế đồ họa thì Dell Precision 7760 là lựa chọn hoàn hảo. Không chỉ có thiết kế tinh tế, hiệu năng 'quái vật' của nó có thể giúp bạn hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ khó khăn nào một cách trơn tru, nhẹ nhàng.

Tin tức về Máy tính - Laptop

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9 ra mắt năm 2021, là một trong những chiếc laptop doanh nhân hàng đầu nổi tiếng với thiết kế sang trọng, cấu hình mạnh mẽ và khả năng bền bỉ đáng kinh ngạc. Nhưng liệu trong năm 2024 với rất nhiều model thế hệ mới, sản phẩm này liệu còn có sức cạnh tranh hay không?
Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.