Sony Xperia Z3 và BlackBerry Passport: Đâu mới là siêu phẩm Android thú vị hơn?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Xperia Z3 được đánh giá cao về cấu hình và tính năng chống nước độc đáo, còn BlackBerry Passport ấn tượng với thiết kế độc đáo, cùng nhiều tùy biến hỗ trợ cho doanh nhân. Đâu mới là sự lựa chọn đáng giá?

Sony Xperia Z3

Ưu điểm:

– Màn hình hiển thị với công nghệ IPS ấn tượng

– Thiết kế ấn tượng

– Camera có chất lượng tốt

– Pin khỏe

– Khả năng chống nước tốt

Nhược điểm:

– Giá thành còn khá đắt

– Không quá nhiều cải tiến so với phiên bản Z2 cũ

BlackBerry Passport

Ưu điểm:

– Thiết kế độc đáo, ấn tượng

– Thời lượng pin khá

– Hỗ trợ khá nhiều nâng cấp dựa trên nền tảng BlackBerry

Nhược điểm:

– Hơi nặng và bất tiện nếu sử dụng bằng một tay

– Cách bố trí bàn phím cảm ứng hơi khó làm quen

– Ứng dụng chạy trên nền tảng Android gặp nhiều khá nhiều lỗi

So sánh về thiết kế

Về cơ bản, Xperia Z3 không có quá nhiều thay đổi về thiết kế so với những người tiền nhiệm của mình. Thay vì xu thế ngày càng cho ra đời những thiết bị lớn hơn, thì Sony dường như đang đi ngược lại điều đó, khi mà chiếc Z3 có kích thước nhỏ hơn Z2 một chút ( 14.6 x 7.2 x 7.3 cm so với 14.7 x 7.3 x 8.2 cm trên Z2 ) nhưng mỏng hơn, và các khung viền cũng có cảm giác được chăm chút hơn với việc tạo độ ôm tay, và thoải mái khi cầm.

Ở mặt phía trước và phía sau, Xperia Z3 vẫn có thiết kế nguyên khối, omni-balance cân đối với lớp kính cường lực, bao xung quanh là viền nhôm rất vừa tay, và bắt mắt. Tuy nhiên với thiết kế mỏng, máy tạo cảm giác hơi mảnh khảnh khi cầm trên tay. Loa ngoài của máy đặt ở cạnh trên phía trước, cho chất lượng âm thanh khá tốt.

Thiết kế các nút ấn cũng không có nhiều thay đổi, khi mà ở cạnh phải của máy chúng ta có nút nguồn, hai nút tăng giảm âm lượng, nút chụp ảnh cứng bên dưới và khe cắm thẻ nhớ ở bên trên. Ở cạnh trái chúng ta có khe cắm sạc và jack kết nối dock sạc. Tất cả các bộ phận đều được che bằng một tấm có doăng cao su, giúp chống nước và chống bụi.

BlackBerry Passport có thiết kế “vuông” trông khá lạ mắt và độc đáo

Về phần mình, chiếc “passport” của BlackBerry có một thiết kế vuông khác lạ so với kiểu dáng chung của những smartphone phổ biến hiện nay. Nghe có vẻ kì quái, nhưng nhà sản xuất đại tài BlackBerry lại hết sức tin tưởng vào sự thành công của thiết kế này.

Có tạo hình gần giống với một chiếc passport thực tế, nó cũng có một độ dày khá ấn tượng với 9.3mm. BlackBerry giải thích, kích thước chiều rộng được kéo dài của nó giúp cho các thao tác xử lý văn bản, excel, hay duyệt email thuận tiện và dễ dàng hơn. Tuy rằng còn quá sớm để có thể nói rằng BlackBerry Passport sẽ mang lại tốc độ xử lý văn bản, duyệt email nhanh hơn so với những siêu phẩm smartphone hiện nay như Galaxy S5 hay iPhone 6 Plus, nhưng đây cũng là điều mà nhà sản xuất này mong muốn và đang hướng tới.

Điểm nhấn của BlackBerry Passport đến từ các đường viền bằng thép không gỉ bao quanh lớp vỏ nhựa plastic mềm, tạo cảm giác chắc chắn nhưng không quá nặng nề (mặc dù trọng lượng thực tế của nó khá là nặng đấy!). Và có một điểm chắc chắn đó là chiếc Passport không thể sánh được với những iPhone 6 hay HTC One M8 về vẻ đẹp sang trọng của thiết kế kim loại, thế nhưng nhìn chung nó cũng là một trong những smartphone được chăm chút khá nhiều về ngoại hình đối với các người tiền nhiệm.

Về vị trí các nút bấm, BlackBerry cũng thực hiện khá tinh tế với từng thiết kế của nút nguồn, jack cắm tai nghe, nút tăng giảm âm lượng,.. Bên cạnh đó có một nút ấn mà nhiều người nhầm tưởng là nút kích hoạt chế độ chờ, nằm giữa hai nút tăng giảm âm lượng. Trên thực tế, nút cứng này giúp chúng ta quản lý tác vụ BlackBerry Assistant và mute âm thanh.

So sánh về phần cứng

Không có nhiều cải tiến về phần cứng trênSony XperiaZ3, so với chiếcZ2được ra mắt hồi đầu năm. Với bộ vi xử lý Qualcomm Snapdragon 801 lõi quad-core Krait 400 tốc độ 2.5GHz, GPU Adreno 330, cùng 3GB bộ nhớ RAM, Xperia Z3 vẫn là một trong những thiết bị có phần cứng mạnh mẽ nhất thời điểm hiện nay, ngang bằng với các siêu phẩm LG G3, HTC One M8 hay ở đây là BlackBerry Passport.

Tuy là một thiết bị smartphone dành cho doanh nghiệp, thế nhưng chiếc Passport lại sở hữu một số thông số kỹ thuật khá ấn tượng. Cụ thể, nó được trang bị một bộ vi xử lý tốc độ 2.2GHz quad-core Snapdragon 801 cùng 3GB RAM. Để đưa ra so sánh, có thể nhìn vào siêu phẩm Galaxy S5 khi mà chiếc smartphone này chạy trên một bộ xử lý tương đương Snapdragon 801 nhưng thậm chí còn có RAM thấp hơn với chỉ 2GB.

Trong quá trình sử dụng, chúng tôi cũng không nhận thấy có bất kì dấu hiệu giật, lag khung hình khi chuyển qua lại giữa các ứng dụng, ngay cả khi thực hiện nhiều tác vụ nặng, và đa nhiệm. Nhìn chung sự cải thiện về RAM rõ ràng là đã đem lại hiệu quả ngoài mong đợi, khi mà BlackBerry Passport thậm chí có thể cạnh tranh ngang hàng với những mẫu smartphone cao cấp chạy nền tảng Android hay iOS hiện nay.

Về khả năng chơi games, cũng như thực hiện tác vụ đồ họa, Passport cũng thực hiện tốt vai trò của mình với sự hỗ trợ của lõi xử lý đồ họa Adreno 330. Và mặc dù đây không phải là thiên hướng phát triển của BlackBerry – như là một thiết bị giải trí, nhưng chúng ta có thể thấy rằng nếu cần, Passport vẫn có thể làm tốt vai trò của nó.

Tuy nhiên chiếc smartphone này vẫn có một vài khuyết điểm, chủ yếu đến từ phần mềm và các ứng dụng. Do chỉ sử dụng phiên bản hệ điều hành Android giả lập dựa trên nền tảng cốt lõi BlackBerry, nên đôi khi các ứng dụng của nó gặp phải lỗi trong quá trình sử dụng, đóng mở, hoặc từ khi cài đặt. Chúng tôi sẽ đề cập về vấn đề này trong mục bên dưới đây.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Điện thoại di động