1. Sốt phát ban là gì?
Sốt phát ban là căn bệnh mà trẻ nhỏ hay mắc phải khiến nhiều cặp vợ chồng lần đầu làm cha mẹ bối rối trong cách xử lý. Khi bị trẻ sẽ gặp tình trạng bị sốt và có hiện tượng nổi ban đỏ bằng hoặc mấp mô trên da một phần hoặc toàn thân. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng đa phần là lành tình, vô hại và có thể chữa trị nếu phát hiện kịp thời. Do thời gian ủ bệnh khá lâu nên khi có nghi ngờ nhiễm bệnh thì phụ huynh nên chủ động theo dõi tình trạng diễn tiến của bệnh để có biện pháp can thiệp nhanh chóng và kịp thời. Các loại sốt phát ban thường gặp hiện nay là Rubella và Typhus. Đây là hai loại bệnh phổ biến thường mắc nhất. Theo thống kê, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao bao gồm cả trẻ em và người lớn. Tỷ lệ xảy ra ở trẻ em là nhiều hơn. Ở môi trường công cộng rất dễ mắc phải bệnh sốt nguy hiểm này. Do bản chất của bệnh là lây qua đường hô hấp sinh hoạt hàng ngày. Nhiều người còn thắc mắc sốt phát ban bị mấy lần trong đời thì có thể tham khảo thông tin về bệnh là có thể mắc 1 hoặc nhiều lần.
Hình ảnh bệnh ở trẻ em.
2. Hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em và người lớn
Hình ảnh bệnh sốt phát ban của người lớn và trẻ em có nhiều điểm tương đồng bên cạnh những điểm đặc trưng riêng cho từng đối tượng khác nhau. Cần lưu ý rằng, với từng nguyên nhân mắc bệnh thì hình ảnh bệnh cũng khác nhau. Ở trẻ em, nốt phát ban hình thành sau sốt bắt đầu ở vị trí sau tai rồi lan dần khắp mặt, ngực, bụng và toàn thân sau đó. Ban do virus Rubella thì nốt ban có màu hồng đào nhạt, mọc dày hơn. Ở người lớn, khi mắc bệnh, hình ảnh về bệnh cũng phụ thuộc vào loại virus mắc phải. Nốt ban ở người lớn cũng có màu hồng nhạt có thể lặn hoặc nổi lên bề mặt da.
Trẻ bị sốt phát ban rất mệt mỏi.
3. Nguyên nhân dẫn đến sốt phát ban
Nghiên cứu khoa học và khuyến cáo y tế đã công khai những nguyên nhân gây ra căn bệnh để bạn chủ động tìm hiểu và phòng ngừa bệnh tốt hơn:
3.1. Virus human herpes gây ra sốt phát ban Rubella
Bệnh do virus Rubella gây ra. Bệnh dễ dàng lây truyền qua đường hô hấp, phổ biến nhất là vào thời điểm thời tiết mùa xuân nắng ấm. Virus Rubella xâm nhập vào cơ thể, cư trú tại vòm họng, hạch bạch huyết. Bệnh có thời gian ủ từ 3 -5 ngày rồi phát bệnh theo tiến trình của bệnh. Ban đầu bệnh có đặc điểm như bệnh cúm thông thường nên dễ bị lầm tưởng và xem nhẹ việc chữa trị phòng chống.
3.2. Từ chấy rận, bọ chét gây sốt phát ban Typhus
Chấy rận, bọ chét sau khi hút máu từ người bệnh thì mang trong mình mầm bệnh. Người bình thường bị chấy rận, bọ chét cắn đốt có tình trạng ngứa, cùng hành động gãi, đập chết vô tình làm nhiễm bệnh vào cơ thể nhanh chóng. Ngoài ra, mắc bệnh còn do hít phải phân của chấy rận, bọ chét có chứa virus gây bệnh.
3.3. Sức đề kháng giảm sút
Cơ thể không có sức đề kháng hoặc sức đề kháng suy yếu giảm sút cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến mắc bệnh này. Do bệnh lây lan qua đường hô hấp, tác nhân gây bệnh luôn tồn tại trong môi trường sống xung quanh nên nếu không có sức đề kháng mạnh mẽ thì dễ dàng mắc bệnh hơn người bình thường.
3.4. Môi trường sống không vệ sinh dễ lây nhiễm
Môi trường sống luôn tồn tại tác nhân gây bệnh do không được vệ sinh kỹ càng cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh sốt phát ban. Đặc biệt là những môi trường tạo điều kiện để mầm bệnh phát triển lại càng nguy hiểm. Do đó, cần ngăn chặn đồng thời hạn chế việc tiếp xúc nguồn bệnh từ môi trường sống một cách chủ động.
Chấy rận gây nên bệnh.
4. Dấu hiệu và triệu chứng của sốt phát ban
Dưới đây là những dấu hiệu cũng như triệu chứng của bệnh mà bạn không nên bỏ qua để hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của bệnh.
4.1. Phát ban
Sau thời gian ủ bệnh từ 5 -7 ngày thì mới có dấu hiệu phát ban. Tuỳ vào loại virus mắc phải mà nốt ban sẽ có hình dáng khác nhau. Nốt ban xuất hiện từ sau tai rồi lan dần từ trên xuống các bộ phận khác của cơ thể. Thông thường ban có màu đỏ hoặc hồng này, có lúc ẩn nhưng cũng có lúc gồ ghề trên da. Thắc mắc phát ban sau sốt có nguy hiểm không cũng được lý giải là dấu hiệu bệnh bình thường.
Hình ảnh bệnh ở người lớn.
4.2. Sốt
Sốt là triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh này. Những cơn sốt kéo dài có thể lên đến 39 – 40 độ hoặc dừng lại ở sốt nhẹ 37 – 38 độ. Trong trường hợp sốt còn dẫn đến những triệu chứng khác như: sổ mũi, viêm họng.
4.3. Sưng hạch
Dấu hiệu sưng hạch cũng là một trong những triệu chứng có thể nhận biết được khi mắc bệnh này. Đây là phản ứng của cơ thể khi có virus xâm nhập. Vị trí sưng hạch là cổ , quai hàm. Thăm khám lâm sàng hoặc bệnh nhân chủ động kiểm tra đều có thể nhận biết được.
4.4. Các triệu chứng khác
Ngoài những triệu chứng được liệt kê ở trên thì khi mắc bệnh còn có thêm một số triệu chứng khác như cơ thể luôn trong tình trạng cạn kiệt năng lượng, mệt mỏi, chỉ muốn nghỉ ngơi. Nhiều người bệnh bắt đầu chán ăn, không muốn ăn. Dấu hiệu mí mắt sưng cũng xảy ra ở một số trường hợp đã được ghi nhận. Hoặc triệu chứng bị tiêu chảy, cơ thể suy nhược, cơ thể mất nước cũng thường xảy ra khi mắc phải bệnh.
4.5. Khi nào cần đến bác sĩ
Khi bệnh không có tiến triển tốt thì nên chủ động đến thăm khám tại trung tâm y tế, bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo. Tình trạng không kiểm soát sốt được; sốt cao kéo dài; nốt phát ban không có tiến triển mới, bao gồm cả việc tăng hay giảm nốt phát ban; hệ miễn dịch đề kháng suy yếu dần; cơ thể mất nước, ngày càng mệt, đuối… là trường hợp cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đặc biệt, thắc mắc sốt phát ban bị rồi có bị lại không đã được bác sĩ tư vấn là hoàn toàn có thể.
Sốt cao là một trong những dấu hiệu bệnh.
5. Sốt phát ban nguy hiểm như thế nào
Khi mắc bệnh nếu không được chăm sóc và chữa trị thì bệnh có nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho người bệnh khá cao. Những biến chứng cơ bản ban đầu như giật kinh khi sốt cao không hạ được. Những biến chứng nguy hiểm khác thường xuất hiện khi bệnh trở nặng không kiểm soát là: viêm gan, xuất huyết tiêu hóa, hạ kali máu, viêm phổi, viêm não,… Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị nhưng tiên lượng chữa trị và kiểm soát bệnh là vẫn đảm bảo. Tuy nhiên, để nhận được kết quả điều trị phù hợp thì vẫn phải có sự thăm khám can thiệp điều trị kịp thời thì hiệu quả mới được đảm bảo như mong muốn.
Sốt phát ban phải lập tức đến các cơ sở y tế trước khi nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
6. Sốt phát ban điều trị như thế nào
Phác đồ điều trị bệnh hiệu quả là có sự kết hợp của nhiều hoạt động liên quan. Những hoạt động cần lưu ý trong quá trình điều trị là:
6.1. Chế độ chăm sóc tại nhà
Chăm sóc tại nhà có ý nghĩa lớn trong việc điều trị bệnh. Đối với trẻ em thì chủ động hạ sốt an toàn theo hướng dẫn cho trẻ. Đồng thời phụ huynh cần tạo điều kiện cho trẻ nghỉ ngơi nhiều và bổ sung nhiều nước trong thời gian chăm sóc. Với người lớn cũng chăm sóc tại nhà tương tự với chế độ nghỉ ngơi, hạ sốt và bổ sung nguồn nước đã mất do sốt kéo dài.
Bổ sung thêm nước để điều trị bệnh.
6.2. Chế độ dinh dưỡng cho người sốt phát ban
Việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng trong điều trị bệnh. Ăn nhiều thực phẩm bổ sung tăng cường sức đề kháng hệ miễn dịch để có thể chống chọi bệnh mạnh mẽ. Thực phẩm chế biến dạng mềm, dễ tiêu hoá sẽ phù hợp hơn ở giai đoạn này. Trái cây tươi bổ dưỡng giàu vitamin khoáng chất nên được ưu tiên bổ sung. Tuy không nên áp dụng bất cứ chế độ kiêng cữ nào khi chăm sóc bệnh này nhưng một số thực phẩm cần hạn chế là: đồ cay nóng, thực phẩm khó tiêu, thực phẩm có ga, thực phẩm đông lạnh, nước lạnh, nước đá, trứng…
6.3. Lưu ý cần tránh khi chăm sóc người bệnh
Chủ động cách ly người bệnh khi đã xác định đúng bệnh. Hạn chế tiếp xúc thêm môi trường nghi ngờ có mầm bệnh để người bệnh không bị nhiễm bệnh thêm. Luôn luôn giữ vệ sinh sạch sẽ trong suốt quá trình điều trị bệnh. Đảm bảo việc cung cấp dưỡng chất, tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ để nhanh chóng khỏi bệnh.
Sử dụng nhiều loại thực phẩm để tăng cường dưỡng chất cơ thể, phòng bệnh sốt phát ban.
7. Phòng tránh sốt phát ban như thế nào
Chủ động phòng chống bệnh luôn là cách tốt nhất để không mắc bệnh. Những gợi ý tham khảo quan trọng trong việc phòng chống căn bệnh nguy hiểm này là:
7.1. Cách ly cẩn thận với người bị sốt phát ban
Do bệnh có tính chất lây lan qua đường hô hấp nhanh chóng nên cách ly người bệnh là điều cần phải thực hiện khi chăm sóc người bệnh. Lưu ý, cần bảo vệ bản thân khi chăm soc giao tiếp với người bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi trò chuyện, sát khuẩn tay, tắm rửa,…
7.2. Vệ sinh sạch sẽ hằng ngày
Bản thân người bệnh phải giữ vệ sinh hàng ngày để bệnh không trở nặng. Còn người bình thường cũng chăm chỉ vệ sinh để cơ thể luôn được làm sạch các tác nhân gây bệnh.
Thăm khám bác sĩ kịp thời.
7.3. Bổ sung đủ chất dinh dưỡng tăng sức đề kháng
Chủ động tăng cường sức đề kháng là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Để tăng cường sức đề kháng bạn có thể bổ sung thực phẩm dưỡng chất. Nguồn thực phẩm có nhiều vitamin, khoáng chất… nên ưu tiên được sử dụng.
7.4. Làm sạch nhà ở, phòng ngủ, đồ dùng cá nhân
Do bệnh dễ dàng lây lan trong môi trường sống và sinh hoạt hàng ngày cho nên bạn cần chú ý thực hiện vệ sinh nhà ở, phòng ngủ cũng như đồ dùng cá nhân kỹ càng. Nên có kế hoạch vệ sinh để luôn được đảm bảo vệ sinh an toàn cho bản thân và gia đình.