Bé Cody 18 tháng tuổi đang chơi với một món đồ chơi thì cậu bé vô tình làm rơi nó đằng sau kệ sách. Sau một vài phút, cậu bé nhặt một cây chổi lên và sử dụng nó để khiều lại món đồ chơi. Đây là việc mà cậu bé từng thấy mẹ làm vào ngày hôm trước. Trẻ em có khả năng bắt chước tuyệt vời với các ngân hàng bộ nhớ dài hạn đang mở rộng. Chúng có khả năng kết hợp và sử dụng trong từng trường hợp từ thông tin khác nhau khi quan sát và nghĩ ra hành động phức tạp riêng của chúng.
Kích thích khác nhau từ người mẹ giúp cho bé có môi trường phát triển trí não.(ảnh internet)
1. Sự phát triển nhanh chóng của bộ não:
Một đứa trẻ 3 tháng tuổi có thể nhận ra khi đá một đồ chơi nào đó sẽ tạo một âm thanh đặc biệt. Cậu bé rất thích thú với những điều mới lạ và nhanh chóng khám phá một đồ chơi mới. Đứa trẻ sẽ trở nên bận rộn với nhu cầu quan sát và xử lý những thông tin xảy ra trong thế giới của mình bằng cách sử dụng cảm giác để thu thập thông tin và lưu trữ lại như một “cơ sở dữ liệu” trong não.
Vì mỗi em bé là một một cá thể hoàn toàn độc lập và mỗi bộ não của đứa trẻ sẽ không giống bất kì đứa trẻ nào, chúng sẽ tìm kiếm và có nhu cầu nhận các tác động khác nhau khi trẻ phát triển. Một em bé sẽ tập trung vào một đồ chơi có những âm thanh vui tai trong khi những em bé khác lại thích thú với những vật lông mềm. Cha mẹ biết trân trọng những khác biệt cá nhân sẽ giúp cho đứa trẻ phát triển tự nhiên.
2. Khu vực phát triển trong não trẻ
Trẻ từ 8 tháng có sự phát triển vượt trội trong khả năng ghi nhớ và ý thức.(ảnh internet)
Các khu vực khác nhau của não phát triển tại thời điểm khác nhau. Lúc trẻ được khoảng 8 tháng sự phát triển vượt trội trong vỏ não nằm ở trán làm tăng bộ nhớ có ý thức của em bé. Đứa bé bắt đầu hiểu được sự tồn tại của một vật do đó mặc dù bé không nhìn thấy hoàn toàn một đồ vật, cầm nắm đồ vật hoặc không làm vật đó phát ra tiếng thì bé cũng có thể biết được vật đó. Nếu một đồ chơi bị phủ một chiếc khăn lên chỉ để lộ một phần thì em bé vẫn nhận ra đồ chơi đó nhờ khả năng phát hiện đó là một bộ phận của đồ vật.
Não trẻ lúc này phát triển khiến trẻ có phản ứng lo lắng khi gặp người lạ hoặc nhận thức rõ rệt về những người không quen. Em bé đã biết kết hợp cảm giác cùng với hình ảnh trong đầu hoặc những ghi nhớ có ý thức để hiểu cách những vật xung quanh hoạt động như thế nào. Nền tảng cho tư duy trừu tượng lúc này đang được hình thành.
3. Hoạt động khám phá
Trẻ sơ sinh luôn muốn tìm tòi phát hiện những điều mới mẻ xung quanh.(ảnh internet)
Trẻ sơ sinh tham gia hoạt động tìm tòi và khám phá rất nhiều sự vật hiện tượng. Các đối tượng được ghi nhớ và hiểu một cách rõ ràng hơn. Một em bé 12 tháng có thể thấy chiếc thìa để xúc cho bé ăn sau đó được đặt vào cái bát gần đó. Khi đó não đứa trẻ biết rằng muỗng và bát có chức năng đi cùng với nhau.
4. Xu hướng phát triển những suy nghĩ trừu tượng
Bé Kathryn hai mươi tháng tuổi dùng lược chải của búp bê để chải tóc. Mẹ cô mang một con búp bê đến và nói: “Con búp bê này cần được chải tóc con ạ”. Bé Kathryn mỉm cười và chải tóc cho búp bê. Trường hợp này có thể phân tích rằng ban đầu cô bé chải tóc của mình vì đó là kinh nghiệm cô bé bắt chước được từ người khác, tuy nhiên, việc cô bé dùng lược chải tóc cho búp bê cần tư duy trừu tượng hơn một bước so với việc lặp lại của một kinh nghiệm.
Mẹ là người có ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của con trong giai đoạn sớm.(ảnh internet)
Các đồ chơi giả như chiếc lược trở thành một biểu tượng cho việc chải đầu được hình thành trong não khi bé chơi với búp bê. Với sự giúp đỡ, Kathryn biết được những cách để “đạo diễn” các vở kịch mang h biểu tượng của cô. Khi ngôn ngữ của cô bé phát triển hơn cô bé còn tự tưởng tượng những con búp bê “nói chuyện” với nhau.
Khái niệm trừu tượng được phát triển tốt nhất khi bé học được trong thói quen hàng ngày. Ví dụ, bạn có thể nói chuyện với trẻ về việc ai là người có nhiều nho để ăn và ai là người ăn ít nho hơn. Quan trọng hơn đó là cha mẹ cần cung cấp một môi trường thoải mái và thú vị và dành thời gian cho trẻ em lựa chọn hoạt động yêu thích riêng của chúng. Bằng cách này các tương tác với môi trường có ảnh hưởng tích cực với bộ não trẻ, các tương tác đã giúp phát triển và hình thành các liên kết trong não bé.
* Cha mẹ có thể làm những việc sau để giúp trẻ kích thích não bộ:
– Đặt các đồ vật, đồ chơi an toàn cho bé vào một chiếc rổ với một loạt các chất liệu, màu sắc, và trọng lượng khác nhau cho trẻ khám phá.
– Giải thích cho trẻ những vật dụng được sử dụng như thế nào. Ví dụ như nói với trẻ cách bạn đóng nắp chai nước sốt cà chua. Điều này sẽ giúp trẻ tìm hiểu về chức năng của từng đồ vật.
– Khuyến khích trẻ làm cùng với bạn trong các công việc hàng ngày như quét nhà, lau bàn. Điều này mang lại cho trẻ khả năng xây dựng những suy nghĩ riêng của chúng.
H.H
Theo Scholastic