Chẳng còn xa lạ gì với người Việt Nam, sữa bột Morinaga là một trong bộ 3 sữa rau của Nhật (Morinaga, Glico và Meiji) được ưa chuộng nhất thị trường Việt Nam hiện nay. Trước kia nhiều mẹ vẫn tưởng rằng cùng là sữa Morinaga Nhật thì mua hàng nhập khẩu hay nội địa cũng sẽ giống nhau ngoại trừ mua hàng xách tay vì khó đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và kiểm soát chất lượng. Thế nhưng bất ngờ thay khi mua 2 lần sữa Morinaga Nhật có 2 mùi vị khác nhau những bà mẹ bỉm sữa Việt đã phải đặt ra câu hỏi phải chăng mình đã mua phải sữa Morinaga giả ? Tại sao sữa Morinaga lần này mua lại có vị tanh mà lần trước không có ? Và nó sẽ vẫn chỉ là thắc mắc nếu các mẹ không đi sâu tìm hiểu xem đã có chuyện gì đang xảy ra với những hộp sữa Morinaga được nhập khẩu về Việt Nam.
Tại sao sữa Morinaga nhập khẩu lại có mùi tanh hơn sữa Morinaga nội địa Nhật ?
Trích nguồn từ Kidsplaza trả lời và giải thích cho việc sữa Morinaga nhập khẩu có mùi tanh cho khách hàng của mình:
Sở dĩ, sữa Morinaga được sản xuất với mục tiêu giúp bé phát triển toàn diện. Mùi vị của sữa không bổ sung quá nhiều hương liệu hay chất làm ngọt, khiến bé bị táo bón hay béo phì. Vị sữa nhạt cũng giúp bé dễ uống vì gần với sữa mẹ.
Bên cạnh đó, mùi hơi tanh là mùi của DHA – chất giúp bé phát triển trí não và hệ thần kinh vận động, đồng thời còn là mùi của các yếu tố vi lượng. Sữa Morinaga nhập khẩu được bổ sung các yếu tố vi lượng như sắt, kẽm, I-ốt… để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam.
Với những thông tin trên, khi hiểu rõ rồi, bố mẹ chắc sẽ không thấy mùi hơi hơi tanh tanh, khó ngửi nữa đúng không ạ? Thực tế đã chứng minh dòng sữa Morinaga nhập khẩu này hiện đã và đang được đông đảo các mẹ tin tưởng lựa chọn cho con và các bé đều tỏ ra thích thú và hợp tác với sữa, yêu thích hương vị sữa từ những lần đầu làm quen với sữa.
Đứng ở khía cạnh người tiêu dùng mà nói thực sự đọc xong giải thích này tôi cũng hơi hoang mang, công nhận người Việt mình thích sáng tạo thật, với sữa công thức mà cũng bổ sung thêm các chất vào được thế mà cứ đi quảng cáo nhập khẩu nguyên lon từ thị trường Nhật Bản về phân phối. Rõ ràng là đã có sự thay đổi so với công thức ban đầu dù chỉ là chút ít.
Bảo sao, trường hợp tương tự tôi hai lần mua 2 hộp sữa Glico cho con thì một lần là hàng nội địa, lần thứ hai là hàng nhập khẩu cũng có sự thay đổi tới vậy. Một lần thì sữa rất thơm tới người lớn còn muốn uống ngay, còn bọn trẻ con lớn tuổi vẫn thích chấm mút nhưng qua hộp thứ hai thì tự dưng mất mùi và màu vàng đậm hơn một chút, bọn trẻ con thì tố hộp thứ hai không ngon bằng hộp thứ nhất. Vậy là khỏi mua thêm, cắt luôn sữa công thức nhập khẩu với cả nội địa. Ngoài sữa mẹ con tôi trên 1,5 tuổi đã được uống sữa tươi nguyên kem luôn cho tới giờ là song song thêm sữa tươi tiệt trùng dạng lốc nhỏ gọn.
Thiết nghĩ: Nếu giờ phía bên công ty nhập khẩu sữa này về bán mà đứng ra giải thích rằng sữa Nhật nội địa là sữa được lưu hành trong Nhật Bản được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn dành riêng cho người Nhật Bản còn khi được nhập khẩu về Việt Nam cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn dành riêng cho người Việt Nam thì tôi hay các bà mẹ khác lại càng băn khoăn hơn khi bản thân chúng tôi đang dùng sữa Nhật cho con với tiêu chuẩn dành riêng cho người Việt Nam thì có khác gì uống sữa Việt sản xuất có tốt hơn không mà giá thành lại không quá đắt?
Còn bạn? Ý kiến của bạn về vấn đề này như nào? Hãy để lại bình luận bên dưới để chúng ta cùng thảo luận tiếp!
3 điều cần lưu ý để phân biệt sữa bột Glico thật, giả