Tắc tia sữa sau sinh mổ: nguyên nhân và cách chữa trị

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Tắc tia sữa sau sinh mổ khiến các mẹ đau đớn, lo lắng vì không biết có bị mất sữa hoàn toàn và khi nào mới khỏi để bé bú bình thường.

1. Tìm hiểu hiện tượng tắc tia sữa sau sinh mổ

Sau sinh mổ bị tắc tia sữa, sữa không thể chảy ra ngoài được ứng đọng trong bầu ngực khiến mẹ bị cảm giác căng tức, khó chịu, đau đớn hành hạ. Thông thường hiện tượng này xảy ra ngay sau khi các mẹ vừa sinh mổ hoặc trong thời kì nuôi con bằng sữa mẹ hay lúc mẹ có sữa về thì sữa tắc luôn. Nguyên nhân là các mẹ mổ chỉ định nhiều ngày càng phổ biến phải sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc gây mê… gây ảnh hưởng đến tuyến vú, sự lưu thông sữa trong ống dẫn sữa. Nếu không khỏi thì hiện tượng tắc tia sữa có thể dẫn tới áp xe tuyến vú, hình thành các dải xơ hoá, u xơ tuyến vú rất nguy hiểm.

Tắc sữa sau sinh mổ có thể nguy hiểm nếu không chữa ngayTắc sữa sau sinh mổ có thể nguy hiểm nếu không chữa ngay.

2. Dấu hiệu tắc tia sữa sau sinh mổ

Tắc sữa sau sinh mổ có thể diễn biến từ từ hoặc đột ngột xảy ra nhưng các mẹ có thể nhận biết sớm tình trạng này thông qua những dấu hiệu sau:

Bỗng cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, hơi sốt vào một buổi sáng thức dậy nhưng đây cũng chưa hẳn chắc chắn là tắc tia sữa.

Bầu ngực căng tức một chút, khi bé bú thì thấy sữa ra ít đi, bé bú chưa no đã nhả ti mẹ nhưng bầu vú vẫn căng chưa xẹp xuống, biểu hiện này khá rõ rệt để mẹ phát hiện mình bị tắc sữa.

Ở mức độ trầm trọng hơn chút nữa, các mẹ cảm thấy cơn đau nhức rõ rệt nơi hai bầu ngực thậm chí bị sốt cao, đau lan tới nách hoặc tắc sữa có hạch ở nách.

Ống dẫn sữa bị bịt kín, sờ vào thấy sữa đông thành những cục nhỏ ở trong bầu ngực, bé ti không còn ra sữa, nếu dùng máy hút hoặc nặn ra cũng cho kết quả như vậy.

Đầu vú đỏ ửng, sưng đau, mẹ mệt mỏi sốt cao.

3. Nguyên nhân mẹ sinh mổ không có sữa

3.1. Do phương pháp sinh mổ làm mẹ ít sữa hơn

Sau sinh mổ mẹ phải dùng thuốc gây mê, thuốc kháng sinh… nên ảnh hưởng tới tuyến vú và sự lưu thông của sữa trong ống dẫn sữa nên thường ít sữa hơn. Mẹ không thể cho con bú ngay sau sinh vì phải hồi sức do đó sữa non dễ tắc. Các mẹ sinh mổ thường sinh sớm hơn và tuyến sữa lúc đó chưa hoàn thiện đủ khả năng tiết sữa cùng như ống dẫn sữa kém. Thời gian hồi phục sau sinh mổ lâu hơn so với sinh thường, nhiều người sức khoẻ yếu dẫn tới việc tiết sức ảnh hưởng, sữa về không đều làm tăng nguy cơ tắc sữa sau sinh. Khoảng 2-3 ngày sau khi bé chào đời các mẹ mới thấy sữa về nhưng lại ồ ạt, chảy nhiều cùng một lúc do đó các mẹ cảm thấy sưng đau ngực, ốm sốt mệt mỏi. Vì đau đớn với vết mổ nên các mẹ khó ngồi dậy cho bé bú dẫn tới bé ti không đúng cách nên tắc sữa dễ xảy ra.

Sinh mổ có thể khiến mẹ ít sữaSinh mổ có thể khiến mẹ ít sữa.

3.2. Mẹ không cho trẻ bú sớm

Mẹ sau sinh mổ thường không cho bé bú sớm được cho nên dẫn tới việc sữa non bị tắc. Có nhiều mẹ sợ dùng kháng sinh ảnh hưởng chất lượng sữa nên cũng cho bé uống sữa ngoài thay vì mút ti mẹ.

3.3. Cho trẻ bú sai cách

Với các bà mẹ lần đầu có con chưa có kinh nghiệm trong việc cho con bú có thể không cho bé ti đúng cách. Bé chỉ ngậm riêng phần đầu ti mà không ngậm hẳn quầng vú nên sữa ra ít bé bị đói sẽ nhay nhay đầu ti nhiều dẫn tới nứt đầu ti, sữa không thông.

3.4. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc mẹ sau sinh không đúng

Sau sinh nhiều sản phụ được gia đình tẩm bổ quá nhiều món dẫn tới dư thừa năng lượng, tâm lý các mẹ không tốt lo lắng mình sẽ tăng cân… Nhiều mẹ vẫn chủ quan sử dụng thực phẩm chứa cafein, đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ… nên sữa về ít, chất lượng sữa kém.

3.5. Các nguyên nhân khác

Một số mẹ không cho bé bú thường xuyên cũng có thể gây tắc tia sữa sau sinh mổ, các mẹ vệ sinh chưa sạch khiến vi khuẩn xâm nhập tới đầu vú làm viêm ống dẫn sữa… Cũng có thể do đầu ti các mẹ to hoặc đầu ti thụt vào… gây khó khăn cho trẻ khi bú, bé có thể cắn nứt đầu ti tạo nên vết thương nhỏ, loét dần dần vết thương đó nứt rộng hơn vi khuẩn xâm nhập sinh sôi nhanh trong tuyến sữa dẫn đến tắc tuyến sữa.

Tâm lý của các mẹ sau sinh lo lắng, căng thẳng với việc làm quen khi có thêm một thành viên mới cũng ảnh hưởng đáng kể khiến sữa kém đi rất nhiều.

4. Tắc tia sữa sau sinh mổ có cho con bú được không?

Khi đang cho con bú mà bạn cảm thấy có khả năng bị tắc sữa thì nên tiếp tục cho bé ti để hút bớt sữa ra ngoài, có thể dùng tay hoặc máy hút sữa hút sữa ra. Khoảng 1-2 ngày sau, các mẹ sẽ không cảm thấy bị căng cứng, nặng ở bầu ngực nữa. Nếu đã áp dụng phương pháp này mà vẫn thấy ngực càng đau, đầu vú nóng đỏ, sản phụ bị sốt… thì cần thông tia sữa càng sớm càng tốt tránh tình trạng bị áp xe vú.

Trường hợp không có sữa sau sinh mổ bạn nên cho con bú để kích thích sản xuất sữa. Tốt nhất là cho con bú sớm sau sinh khoảng 6 tiếng không nên chờ sữa tự xuống vì trong sữa non có nhiều chất tốt cho sự phát triển của bé ngay từ lúc chào đời.

5. Cách chữa tắc sữa sau sinh mổ mẹ gọi sữa về cho bé

5.1. Cách điều trị khi mẹ bị tắc tia sữa tại nhà

Masssage: Day ép ngực theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để kích thích tuyến sữa và khiến các cục sữa đông bên trong tan đi. Hãy thực hiện liên tiếp 20-30 lần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Chườm nóng: Sau khi day ép ngực bạn có thể chườm nóng để chữa tắc tia sữa, giúp nang sữa hoạt động tốt hơn, sữa tiết ra nhiều và ổn định hơn.

Sử dụng máy hút sữa: Lực hút của máy hút sữa mạnh nên sẽ thúc đẩy việc sữa tiết ra, hút bớt sữa trong bầu ngực nhất là sau khi bé ăn mà không hết vẫn còn căng sữa. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý lựa chọn máy hút sữa chất lượng tốt, làm từ chất liệu an toàn nhé!

Cho bé bú trực tiếp: Cách làm này đơn giản nhưng lại cực hiệu quả vừa tăng thêm sợi dây tình cảm khăng khít mẹ con vừa làm giảm nhanh số lượng sữa căng trong ngực mẹ.

Cẩn trọng dùng các mẹo dân gian: Nhiều mẹo dân gian được truyền tai khi bị tắc tia sữa sau sinh mổ như dùng lá đinh lăng, lá bồ công anh, củ hành tím… nhưng các mẹ hãy thận trọng vì cơ địa của từng người khác nhau nếu không phù hợp có thể dẫn tới tiền mất tật mang.

5.2. Cách điều trị tại bệnh viện

Nếu đã thực hiện những cách chữa tắc tia sữa tại nhà mà vẫn không khỏi thì sản phụ nên tới bệnh viện để được can thiệp y khoa tránh để lâu hậu quả nặng hơn. Tại bệnh viện áp dụng phương pháp tác động cột sống, kĩ thuật viên điều trị dùng phần mềm đầu ngón tay tác dụng vào cột sống lưng bệnh nhân giúp điều chỉnh, khai thông tuyến sữa.

5.3. Mẹo để gọi sữa về khi mẹ sinh mổ không có sữa

Cho bé bú sớm, bú nhiều nếu có điều kiện hãy cho con bú mẹ ngay sau khi chào đời. Một trong những lợi ích tuyệt vời mà phương pháp da kề da đem lại chính là giúp mẹ kích thích tuyến sữa hoạt động hiệu quả để tránh tình trạng tắc sữa.

Ăn uống đầy đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có lợi cho sữa, không cần ăn quá nhiều chỉ cần ăn đủ, đa dạng.

Tinh thần vui vẻ thoải mái, lạc quan trong suốt quá trình nuôi còn bằng sữa mẹ để sữa về dồi dào, chất lượng hơn.

Vận động nhẹ nhàng sau sinh giúp mẹ nhanh hồi phục hơn không bị các cơn đau nhức mỏi hành hạ.

Cho bé bú ngay sau sinh, bú đúng cách ngăn ngừa tắc tia sữaCho bé bú ngay sau sinh, bú đúng cách ngăn ngừa tắc tia sữa.

 

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Sản phẩm cho mẹ

So sánh máy hút sữa Imani Ibox 2in1, Spectra Wearable và Momcozy S12 Pro

So sánh máy hút sữa Imani Ibox 2in1, Spectra Wearable và Momcozy S12 Pro

Imani Ibox 2in1, Spectra Wearable và Momcozy S12 Pro hiện là 3 sản phẩm máy hút sữa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và phân vân nhất khi mua. Nếu mẹ cũng đang băn khoăn vấn đề nên mua sản phẩm nào để sử dụng trong hành trình sắp tới thì nên đọc bài so sánh chi tiết sau:
5 thắc mắc của người dùng về sữa bầu Enfamama

5 thắc mắc của người dùng về sữa bầu Enfamama

Sữa bầu Enfamama là sản phẩm được ra đời và phát triển dành riêng cho bà bầu với nhiều công dụng như bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa,... Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về xuất xứ, liều lượng sử dụng an toàn và các đánh giá thực tế của mẹ bầu đã sử dụng.
TOP các loại sữa tươi không đường tốt cho bà bầu tham khảo

TOP các loại sữa tươi không đường tốt cho bà bầu tham khảo

Sữa tươi không đường cho bà bầu là loại sữa tươi nguyên chất, giàu chất dinh dưỡng và không thêm đường nên không gây tăng cân, vì vậy rất được chị em tin chọn trong thời gian thai kỳ. Hãy cùng Websosanh.vn điểm danh tên 5 loại sữa không đường cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay nhé!