Tivi QLED và OLED giải quyết bài toán "độ tương phản màn hình" như thế nào ?

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Công nghệ chấm lượng tử dần khẳng định vị thế của mình khi một tay giúp tivi QLED và OLED giải được một bài toán khó về "độ tương phản màn hình tivi" hiện nay. Hãy cùng websosanh khám phá những điều bí mật đang được ẩn dấu bên trong câu truyện này.

Chúng ta đều biết tivi QLED thực chất vẫn là tivi LCD nhưng được nhận được sự cải thiện chất lượng bằng công nghệ chấm lượng tử.

So với tivi OLED thì LCD là công nghệ cũ, nhưng lý do thật sự mà Samsung vẫn tiếp tục tin tưởng công nghệ này là bởi vì họ biết cách tận dụng nó một cách khôn khéo để đạt được chất lượng hình ảnh, hay chính xác hơn là độ tương phản màn hình tivi như mong đợi.

Mìn xin khẳng định lại rằng tivi QLED vẫn là tivi LCD, và về lý thuyết thì nó vẫn kém hơn tivi OLED. Nhưng đó là lý thuyết khi cả hai công nghệ đã hoàn thiện, còn thời điểm hiện tại thì tivi OLED (hay chính xác là WOLED) và tivi QLED đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Giống như câu ‘mọi con đường đều dẫn về La Mã’, cả tivi QLED và tivi OLED đều muốn đạt được chất lượng hình ảnh đẹp nhất nhưng để làm được điều đó thì chúng cũng phải sử dụng những phương pháp rất khác nhau. Nếu bạn ví tivi OLED như tận dụng sức mạnh của công nghệ mới thì tivi QLED của Samsung có thể gọi là dùng thủ thuật để tối ưu công nghệ cũ, tạo ra sức mạnh cho bản thân mình.

Khi nhắc đến chất lượng hình ảnh, chúng ta thường nghĩ nhiều đến màu sắc và độ nét. Tuy nhiên trên thực tế những công nghệ được xem là cao cấp nhất trên tivi LCD như đèn nền LED full-array, local dimming (làm tối cục bộ) hay xử lý mặt kính (Ultra Black đối với tivi QLED) đều được phát triển với mục đích chính là tăng cường độ tương phản. Và ưu điểm lớn nhất của công nghệ OLED chính là mỗi điểm ảnh là đi-ốt hữu cơ tự phát sáng, có khả năng tắt hoàn toàn để thể hiện màu đen tuyệt đối. Vì sao lại cần màu đen tuyệt đối ? Câu trả lời cũng là để tăng cường độ tương phản mà thôi, nó không có gì khác cả.

Tivi QLED và OLED giải quyết bài toán
Tivi QLED VÀ OLED sử dụng công nghệ chấm lượng tử như là vũ khí đánh tan những nghi ngờ của người dùng về khả năng hiển thị hình ảnh trên tivi

Độ tương phản có thể hiểu một cách đơn giản là sự chênh lệch giữa vùng sáng và vùng tối của hình ảnh, chênh lệch càng cao (độ tương phản cao) thì hình ảnh sẽ càng nổi khối và bắt mắt. Ở đây chúng ta có thể hiểu một cách cơ bản là để đạt được độ tương phản cao, tivi OLED tận dụng khả năng thể hiện màu đen tuyệt đối để bù cho độ sáng tối đa giới hạn (dưới 1000 nit). Ngược lại tivi QLED có độ sâu màu đen giới hạn thì sử dụng dụng độ sáng thật cao (có thể tới 2000 nit), kết hợp với các công nghệ bổ trở như LED full-array và local dimming để đem lại hiệu ứng gần tương đương. Cũng lưu ý là gần như tương đương, vì ngay cả những smart tivi cao cấp nhất sử dụng LED full-array thì các vùng đèn có thể tắt mở được cũng chỉ khoảng vài trăm trong khi tivi 4K OLED có đến ‘8 triệu’.

Sở dĩ Samsung vẫn tiếp tục sử dụng công nghệ QLED cho tivi là bởi vì nó khắc phục được phần nào nhược điểm về độ tương phản của LCD so với tivi OLED, trong khi vẫn sở hữu những ưu điểm vốn có của LCD. Điển hình đó là chi phí sản xuất thấp, tuổi thọ cao, không bị hiện tượng lưu hình và độ sáng cao nên không kén chọn môi trường sử dụng. Năm nay các dòng tivi QLED cao cấp là Q9F và Q8F đều đã chuyển qua dùng đèn LED full-array, giúp chất lượng hình ảnh (độ tương phản) tốt hơn thế hệ cũ vốn dùng đèn LED viền. Bên cạnh đó Samsung năm nay cũng tập trung cải thiện thuật toán xử lý, cho phép tận dụng hiệu quả các vùng đèn để tối ưu chất lượng hình ảnh. Chính vì vậy mà khoảng cách giữa tivi QLED và tivi OLED hiện tại đã được thu hẹp lại khi trình chiếu những cảnh phim có độ tương phản cao, trong khi QLED tiếp tục phát huy ưu thế ở các cảnh sáng.

Tivi QLED là cái tên khiến người ta dễ hiểu nhầm, nhưng dù hãng vô tình hay cố ý thì nhưng không thể phủ nhận họ rất thông minh khi tập trung cải thiện điểm mạnh của công nghệ LCD nhằm đạt được hiệu ứng gần như tương đương OLED. Vậy tivi QLED có hơn smart tivi OLED hay không? Về mặt công nghệ là không, về mặt chất lượng hình ảnh thì mỗi bên đều có điểm mạnh điểm yếu. Còn về tương lai, Samsung và rất nhiều hãng khác có thể sẽ đặt niềm tin vào những công nghệ tiên tiến hơn.

Nhìn chung, những dòng sản phẩm này vẫn là một trong những dòng tivi được ưa chuộng nhất hiện này, và nếu để sở hữu nó thì ta phải chi ra một số tiền không hề nhỏ, những cũng rất đáng để bỏ ra phải không nào ?

Xu hướng mới trong thiết kế smart tivi năm 2018

Tin tức về Công nghệ

Điện thoại OPPO A18 - "siêu phẩm" phân khúc giá bán rẻ

Điện thoại OPPO A18 - "siêu phẩm" phân khúc giá bán rẻ

Tại thị trường Việt Nam, điện thoại OPPO A18 là dòng smartphone giá rẻ đang có được sự quan tâm của nhiều người sử dụng. Vậy liệu với những gì được trang bị thì đây có là lựa chọn tốt cho người sử dụng hay không. Cùng chúng tôi tìm hiểu và cho mình câu trả lời.
Đánh giá điện thoại HONOR 200: Sự "hoàn hảo" chưa trọn vẹn

Đánh giá điện thoại HONOR 200: Sự "hoàn hảo" chưa trọn vẹn

Hiện tại, điện thoại HONOR 200 là dòng smartphone cao cấp nhất được nhà sản xuất Honor phân phối tại thị trường Việt Nam. Với mức giá bán 12,99 triệu đồng không rẻ nhưng các trang bị được tích hợp trên mẫu smartphone này là rất ấn tượng.
HONOR X8b có thiết kế y hệt iPhone 16 mà giá chỉ bằng 1/4

HONOR X8b có thiết kế y hệt iPhone 16 mà giá chỉ bằng 1/4

Nhà sản xuất HONOR thời gian gần đây đã có sự hoạt động khá tích cực tại thị trường Việt Nam khi liên tục đưa ra các sản phẩm mới tới thị trường và HONOR X8b là một trong số đó. Điểm nhấn của dòng smartphone này là thiết kế giống iPhone 16 series kèm theo đó là hàng loạt các trang bị ấn tượng.