Một số điểm khác biệt giữa mật ong rừng và mật ong nuôi
Mật ong rừng | Mật ong nuôi | |
Thời gian khai thác | 1 lần duy nhất, từ tháng 3 – 6 hàng năm | Nhiều lần trong năm, tùy vào từng loại hoa |
Đặc điểm ong | Ong sống tự nhiên, hoang dã trong rừng | Ong được nuôi bởi con người. Con người làm tổ, chăm sóc, di chuyển đàn ong đi làm mật. |
Loại phấn hoa | Mật được làm từ vô vàn các loại phấn hoa trong rừng | Mỗi loại mật thường chỉ được làm từ một loài phấn hoa duy nhất, tùy theo người nuôi |
Màu sắc mật | Đầu mùa mật có màu vàng nhạt, đến giữa mùa thì sẫm lại, cuối mùa chuyển sang màu hơi đen | Màu sắc thay đổi tùy vào từng loại phấn hoa |
Độ đậm đặc | Loãng, tùy vào thời gian và thời tiết khi khai thác | Độ đặc loãng tùy thuộc vào loại hoa làm phấn |
Mùi vị | Thơm, có vị ngọt và khé đặc trưng | Không quá thơm, vị ngọt đường, không khé |
Các cách phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi đúng
Để phân biệt mật ong rừng với mật ong nuôi không phải khó nhưng không phải lá quá dễ dàng vì chúng đều là mật ong, đều có những thành phần tương đối giống nhau, đều được làm từ phần hoa… Mặc dù vậy, vẫn có những cách phân biệt được hai loại mật ong này.
Mật ong rừng có khí gas
– Xem mức độ tạo gas và bọt khí của mật: Cả hai loại mật ong đều tạo khí nhưng mật ong rừng tạo khí nhiều hơn hẳn so với mật ong nuôi (một chai mật ong rừng, chỉ một phần dưới là mật ong, phần trên bao giờ cũng có bọt khí). Bạn có thể để ý các chai mật ong rừng, không bao giờ chúng được đóng kín hoàn toàn, không bao giờ được dán niêm phong, luôn phải để hơi hở một chút. Đặc biệt là vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng, chai mật ong rừng để vài ngài không sử dụng, khi mở nắp nên cẩn thận nếu không sẽ phụt hết ra ngoài.
Tuy nhiên, cách phân biệt này cũng có “sai số” nhất định, mật ong rừng cuối mùa, (tầm cuối tháng 5 đến tháng 6 Dương Lịch) thường là khi ong đã ăn gần hết mật trong tổ, chỉ còn sót lại 1 ít, mật có màu đen sậm, mùi hắc thì tạo gas rất ít. Phương pháp này cũng có thể phân biệt mật ong thô/nguyên chất so với mật ong đã xử lý công nghiệp.
– Quan sát bề mặt của mật:
Mật Ong Nuôi: Ong làm mật vào miếng gỗ hình chữ Nhật (hay còn gọi là Cầu Mật) do con người để sẵn cho chúng, ong sẽ làm sáp, phủ kín mật vào đấy. Lúc ấy toàn bộ sáp chỉ có mật ong, không có phấn hoa, và hầu hết là không có nhộng ong. (trừ vài trường hợp các hộ gia đình nuôi 1 vài tổ theo phương pháp cổ xưa là làm đục hốc cây cho ong làm tổ, khi nào mật đầy thì vắt, lúc ấy có thể có nhộng ong)
Mật Ong Rừng: Ong rừng làm tổ sáp, lấy phấn hoa về để vào lỗ sáp, sinh ong non rồi làm mật. Đa phần khi khai thác & vắt có dính cả Phấn hoa vào mật. Lớp váng Phấn hoa trong mật sau 1 thời gian sẽ nổi lên trên, tạo thành 1 lớp viền mỏng bám quanh miệng Chai/Lọ.
Tuy nhiên, nếu mật ong rừng không bị dính phấn hoa thì sẽ không có lớp vàng mỏng bám quanh chai/lọ. Nên phương pháp phân biệt này nên được dùng kèm theo các phương pháp khác.
– Dùng khứu giác và vị giác:
Phân biệt bằng khứu giác: Mật Ong Rừng phải có mùi thơm, rất thơm, cộng thêm mùi hơi ngái & nồng! Ong nuôi thường được nuôi số lượng lớn, chúng chỉ lấy 1 loại phấn hoa để làm mật, trong quá trình nuôi, ong được chăm sóc bằng thuốc (ví như thuốc chống nấm mốc cánh, chống vi trùng gây bệnh đường ruột) cho nên hầu như tất cả các loại mật ong nuôi đều có mùi vị ngòn ngọt, nhàn nhạt, hôi hôi, chua chua, chứ không thể có mùi thơm nồng như Mật Ong Rừng được! Còn đối với Ong Rừng, chúng lấy phấn hoa & hút mật từ bất cứ loài hoa nào trong bán kính 2km từ tổ, 1 chai mật rừng có thể được làm từ vài chục cho đến vài trăm loại hoa rừng, chính vì thế Mật Ong Rừng mới có mùi vị thơm ngon đặc trưng. (ghi chú: Riêng đối với mật ong Khoái, hay còn gọi là Ong Đá, mật có mùi thơm hơi chua chua đặc trưng)
– Phân biệt bằng vị giác: Bạn có thể lấy 1 thìa nhỏ Mật Ong, đưa lên miệng nếm & nuốt thử! Mật Ong Rừng sẽ tạo ra cảm giác cực kì khé cổ khi nếm thử và bạn sẽ cảm thấy nó có vị ngọt khác biệt. Khé hơn rất nhiều so với Mật Ong Nuôi và vị ngọt cũng khác biệt hoàn toàn so với mật ong nuôi.
– Thử bằng lửa: múc một muỗng mật đổ vào chảo thắng, nếu mật đổi màu nâu đen như nước màu thì đó là đường, nếu vẫn giữ màu vàng là mật thật. Dùng chiếc đũa tre sạch khêu một ít mật ong rồi kéo thành sợi. Sợi kéo dài sẽ đứt; nếu sau đó mật co lại thành cục tròn thì đó là loại tốt.
Lưu ý: Các cách phân biệt mật ong rừng và mật ong nuôi bằng giấy, nước hay hành theo như dân gian truyền lại đều không thể phân biệt được.
G.H
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam