1. Nguyên nhân bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ
1.1. Do thời tiết khô hanh
Thời tiết khô hanh sẽ ảnh hưởng đến da của trẻ em nhiều hơn là của người lớn bởi da các bé rất mỏng manh và nhạy cảm. Trong điều kiện như thế làn da bé bị nứt nẻ, dễ bị mất nước, mất khả năng tự bảo vệ tự nhiên, dẫn đến bị rôm sảy là điều tất nhiên. Khi thời tiết quá nóng thì việc cho trẻ ở trong phòng có máy điều hòa làm mát dễ chịu, lọc không khí sạch là điều cần thiết.
1.2. Do da bé nhạy cảm
Làn da bé càng nhạy cảm thì càng dễ bị mẩn ngứa khi thay đổi thời tiết hoặc thay đổi môi trường sống. Mỗi khi tiếp xúc với bụi bẩn cùng với độ ẩm trong không khí đều có thể gây ra rôm sảy.
1.3. Do mẹ để bé mặc áo dày
Thời tiết nóng và nhiệt độ cao nhưng cha mẹ lại không chú ý cho bé mặc những trang phục không phù hợp với thời tiết, không thoải mái và gây bức bí vào mùa hè, làm cho tuyến mồ hôi của bé bị tắc, từ đó dẫn tới bị rôm.
1.4. Không vệ sinh bé sạch sẽ
Trẻ em cần được tắm rửa và làm vệ sinh cá nhân hàng ngày, đặc biệt là vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao và thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, nếu không được cha mẹ làm vệ sinh kỹ lưỡng khiến cho da bé bị bẩn, các tuyến mồ hôi trên cơ thể bé không được làm sạch, gây bí tắc, có mùi khó chịu, lâu ngày sẽ dẫn tới nổi mẩn đỏ. Cần phải tắm cho bé bằng nước ấm cùng với những loại sữa tắm không gây kích ứng da cho trẻ để giữ cơ thể luôn sạch sẽ và thoáng mát.
1.5. Bé mặc bỉm quá lâu và thường xuyên
Trẻ sơ sinh hầu hết đều sử dụng bỉm quần hoặc bỉm dán tiện dụng để tiết kiệm thời gian vệ sinh. Tuy nhiên quá lạm dụng bỉm có thể có tác hại tới bé. Đối với những bé được mặc bỉm thường xuyên, thậm chí là suốt cả ngày dài, có thể khiến bé bị hăm, vùng da không được thoáng khí mà trở nên hầm nóng, lâu dài sẽ khiến bé bị mẩn ngứa.
2. Biểu hiện của bệnh rôm sảy ở trẻ em
Rôm sảy ở trẻ em xuất hiện nhiều nhất là ở da đầu, cổ, vai, ngực, lưng, nách và háng. Đây là những vị trí có da nhạy cảm, tuyến mồ hôi hoạt động mạnh và thường tiếp xúc lâu với gối, chăn, quần áo hay tã bỉm dần dần bị tắc nghẽn. Rôm sảy là tên gọi chung để chỉ các vết mụn nước dưới da, ngay các lỗ chân lông. Các mụn nước này ban đầu chỉ xuất hiện nhỏ và ít, nhưng sau đó sẽ lan rộng, sưng to và gây ngứa, khiến các bé rất khó chịu, hay gãi và khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
3. Cách phòng ngừa bé bị rôm sảy
3.1. Luôn giữ cho cơ thể bé thoáng mát
Mùa hè là mùa bé dễ bị rôm sảy nhất. Vào thời điểm này, bé cần được ngủ nghỉ và sinh hoạt trong không gian thoáng mát. Giường ngủ, chăn, drap, gối và đệm của bé phải được giặt sạch và phơi khô dưới nắng để tránh tích tụ vi khuẩn. Cơ thể bé cũng cần được làm sạch kỹ với sữa tắm diệt khuẩn chuyên dụng ngừa rôm sảy để giảm bớt triệu chứng mẩn ngứa, khó chịu.
3.2. Không mặc quần áo quá nóng cho bé
Cha mẹ nên mặc các quần áo cho trẻ sơ sinh rộng rãi, thoải mái, vải được làm từ chất liệu cotton để tăng cường khả năng thấm hút mồ hôi. Tránh mặc cho bé đồ len hay nhiều lớp quần áo quá dày, bé sẽ bị đổ nhiều mồ hôi mà không thoát kịp, sẽ khiến tuyến mồ hôi bị tắc, dẫn tới nổi mụn nước. 3.3. Thường xuyên thay tã bỉm
Đối với những bé dùng tã cả ngày, cha mẹ cần thay tã bỉm cho bé thường xuyên, tốt nhất là nhiều lần trong ngày và thay ngay nếu bé đã đeo tã bỉm lâu dù tã bỉm còn sạch hay không? Với những bạn lần đầu làm mẹ có thể học hỏi cách thay tã cho trẻ mới sinh nhanh và chuẩn, tiết kiệm thời gian hơn nhé.
3.4. Vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng da nhạy cảm, các ngấn tay chân của bé
Bé cần được tắm rửa và vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày. Các vùng da bị rôm cần được rửa nhẹ nhàng và lau khô bằng các cách dân gian như tắm nước mướp đắng, đặc biệt là các ngấn tay chân của bé. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thế cho bé dùng phấn rôm chống hăm và rôm sảy lành tính để cải thiện.
3.5. Không đưa bé đến nơi đông người
Những nơi đông người thường có nhiều vi khuẩn và bụi bặm mà mắt thường không thể nhìn thấy. Cha mẹ không nên cho bé đến những nơi đông người vào mùa hè để tránh rôm sảy, đặc biệt là khi da bé là loại da nhạy cảm.
4. Cách trị rôm sảy cho bé
Vậy khi trẻ bị rôm sảy phải làm sao để giảm bớt tình trạng này
4.1. Giữ không cho bé gãi hoặc cào vào vùng bị rôm sảy
Trẻ thường có triệu chứng mẩn ngứa, do đó các bé rất hay lấy tay gãi để bớt ngứa. Tuy nhiên cha mẹ phải ngăn bé gãi các vết thương hay vùng bị ngứa, vì khi gãi các vết rôm sảy, da bé có thể bị tổn thương và làm cho vết rôm sảy lan rộng ra hơn.
4.2 Xoa nhẹ vùng bị rôm giúp bé dễ chịu hơn
Một mẹo trị rôm sảy trẻ em để giúp bé dễ chịu hơn khi bị ngứa chính là cha mẹ hãy giúp bé xoa nhẹ lên vùng da bị rôm chứ tuyệt đối không gãi. Hãy rửa sạch tay và xoa cho bé để bé thấy đỡ ngứa.
4.3. Giữ cho vùng da bị rôm sảy luôn sạch sẽ, khô ráo và mát mẻ
Khi trị rôm sảy cho trẻ nhỏ, vùng da bị rôm cần được giữ sạch, khô ráo và thoáng mát. Nếu bị rôm ở ngực, lưng, vai và các vùng bị khuất khác, quần áo cho bé mặc cũng cần được giặt sạch và nhanh hút mồ hôi.
4.4. Không dùng phấn rôm bôi lên vùng đang bị rôm sảy bị trầy xước
Sẽ có trường hợp bé bị rôm và vô tình gãi dẫn tới da bị tổn thương và trầy xước. Vậy nên, để trị rôm sảy cho trẻ nhỏ, cha mẹ tuyệt đối không được thoa phấn rôm lên vùng da bị trầy xước, có thể làm da bé bị nhiễm trùng và phản tác dụng.
4.5. Chỉ dùng phấn rôm có thương hiệu uy tín
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phấn rôm cho bé tiện dụng và đa năng. Tuy nhiên cha mẹ nên tỉnh táo để lựa chọn một loại phấn rôm có nguồn gốc rõ ràng và thương hiệu uy tín để dùng cho con.
4.6. Có thể tắm nước mát bằng các loại lá tự nhiên: trà xanh, sài đất, mướp đắng, lá khế,…
Từ rất lâu đã có nhiều bài thuốc trị rôm sảy cho bé được dân gian truyền lại. Những bài thuốc có thể kể đến như nước trà xanh, nước sài đất, nước mướp đắng và nước lá khế, vẫn còn được nhiều cha mẹ hiện nay sử dụng như một mẹo trị rôm sảy trẻ em hiệu quả.
4.7. Không mua quần áo chất liệu không tốt, dễ nhiễm bẩn
Quần áo cho bé cần là loại trang phục thoải mái, phù hợp với thời tiết và có chất liệu tốt. Các sản phẩm quần áo trẻ em không được làm từ loại vải tốt có thể khiến da bé bị kích ứng và mẩn ngứa.
4.8. Giặt sạch quần áo cho bé thường xuyên, phơi ở nơi khô ráo
Quần áo của bé được giặt thường xuyên với các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng cho trẻ em có thể coi là một cách trị rôm sảy cho bé hiệu quả. Sau khi giặt sạch, quần áo của bé cần được phơi khô dưới nắng để chống vi khuẩn. Không nên mặc quần áo còn ẩm cho bé.
5. Các loại phấn trị rôm sảy cho bé tốt nhất
5.1. Phấn rôm Thái Lan ReisCare
Là sản phẩm phấn rôm bán chạy số một của Thái, phấn rôm Thái Lan ReisCare làm từ tinh bột gạo vừa giúp dưỡng ẩm da lại còn ngăn mẩn ngứa một cách hiệu quả. Với thành phần từ thiên nhiên chính là tinh bột gạo, không gây kích ứng da và phù hợp với cả làn da nhạy cảm nhất. Phấn rôm ReisCare có giá từ 50.000 tới 240.000 đồng.
5.2. Phấn rôm bảo vệ da Pureen
Phấn rôm bảo vệ da cho bé Pureen không gây kích ứng, có hương thơm dịu nhẹ là sản phẩm nhập khẩu từ Malaysia. Phấn giúp phòng ngừa các chứng mẩn ngứa. Với trọng lượng 50g, cha mẹ có thể dùng để thoa lên toàn thân cho bé mỗi ngày. Phấn rôm bảo vệ da Pureen có giá 19.000 đồng.
5.3. Phấn rôm nước Chicco
Phấn rôm nước Chicco có dạng lỏng như nước đóng thành chai 100ml, vừa giúp dưỡng da, vừa bảo vệ da, giúp cân bằng độ pH, chống mất nước và tăng sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch cho bé. Giá tham khảo: 299.000 đồng.
5.4. Phấn rôm tiệt trùng Kodomo
Phấn rôm Kodomo thành phần là bột phấn tiệt trùng 100%, đảm bảo không gây kích ứng với cả làn da nhạy cảm. Phấn rôm Kodomo kháng khuẩn, bảo vệ da, giúp ngăn ngừa chứng mẩn ngứa và đổ mồ hôi hay gặp ở bé vào mùa hè. Giá tham khảo: 50.000 đồng.
5.5. Phấn thơm Johnson Baby
Phấn thơm Johnson Baby ngừa rôm sảy cho bé không còn là một sản phẩm quá xa lạ với các bậc cha mẹ. Sản phẩm của Johnson’s Baby giúp ngăn đổ mồ hôi, hút lượng ẩm thừa trên da của trẻ. Sản phẩm có nhiều mùi hương khác như đào, ban mai, mùa hè để cha mẹ chọn lựa. Giá tham khảo: từ 30.000 tới 80.000 đồng tùy trọng lượng.
Trên đây là những chia sẻ của websosanh.vn về trị rôm sảy cho bé cũng như các sản phẩm trị rôm sảy bán chạy nhất tại websosanh.vn.