Ưu nhược điểm của các loại thuốc Tây chữa chứng mất ngủ

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Mất ngủ là một trong những chứng bệnh khiến nhiều người đau đầu. Mất ngủ không hẳn là bệnh mà nó là kết quả của một số tác nhân gây nên. Hãy cùng tìm hiểu các loại thuốc Tây chữa chứng mất ngủ hiện đang có mặt trên thị trường Việt Nam.

Mất ngủ không phải là bệnh không thể chữa được nhưng nếu không được quan tâm chú ý thì nó sẽ trở nên rất nguy hiểm. Các triệu chứng của mất ngủ có thể là:

– Khó ngủ dù bạn cảm thấy rất mệt mỏi sau một ngày dài làm việc và học tập.

– Thức dậy thường xuyên trong đêm

– Gặp rắc rối khi trở lại giấc ngủ sau khi thức dậy

– Ngủ nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi

– Phải dựa vào những viên thuốc ngủ hoặc uống rượu để ngủ

– Thức dậy quá sớm vào buổi sáng

– Ban ngày buồn ngủ, mệt mỏi, hay cáu gắt

– Khó tập trung trong ngày

Nếu bạn mắc một hoặc nhiều trong các biểu hiện trên đây thì nguy cơ cao là bạn đã mắc bệnh mất ngủ. Hiện nay có khá nhiều loại thuốc cũng như phương pháp chữa bệnh mất ngủ. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, nhiều người chọn thuốc Tây làm phương pháp chữa trị bởi tác dụng của nó nhanh và khá hiệu quả.

Mất ngủ khiến cuộc sống của bạn trở nên mệt mỏi hơn!

Dưới đây là một số loại thuốc có tác dụng trị chứng mất ngủ được Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ FDA khuyên dùng.

– Ambien(zolpidem):

* Ưu điểm: Dễ đi vào giấc ngủ, người dùng chỉ cần 15 – 30 phút sau khi uống là đã có thể cảm thấy buồn ngủ.

* Nhược điểm: Có xu hướng đánh thức người dậy vào lúc nửa điểm. Bởi vậy FDA khuyến cáo rằng bạn không nên dùng nếu bạn ngủ được ít nhất 7 tiếng mỗi ngày và phụ nữ nên dùng với liều lượng thấp hơn so với chỉ định.

Có rất nhiều loại thuốc Tây có thể chữa chứng mất ngủ

– Lunesta (eszopiclone)

* Ưu điểm: Các thành phần trong loại thuốc này giúp người bệnh chỉ mất 15 đến 20 phút để có thể rơi vào giấc ngủ.

* Nhược điểm: Cũng như Ambien, Lunesta có xu hướng làm người bệnh thức dậy lúc nửa đêm. Bởi vậy những người ngủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm không nên sử dụng loại thuốc này.

– Rozerem (ramelteon)

* Ưu điểm: Đây là loại thuốc tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương giúp thiết lập lại chu kỳ ngủ thức, bởi vậy nó có tác dụng về lâu về dài. Ngoài ra đến thời điểm này vẫn chưa có bằng chứng về tình trạng lạm dụng thuốc và phải phụ thuộc vào thuốc để ngủ.

* Nhược điểm: Không giống như hai loại thuốc trên Rozerem là loại thuốc sử dụng lâu dài nên thời gian đầu có thể người bệnh sẽ không cảm thấy được tác dụng của nó.

– Sonata (zaleplon)

* Ưu điểm: Thành phần của Sonata khá tương đồng với 2 loại thuốc đầu tiên là lunesta và ambien nên người mất ngủ sẽ rất dễ rơi vào cảm giác buồn ngủ và giấc ngủ sẽ đến nhanh hơn!

* Nhược điểm: Ưu điểm là nhanh nên tác dụng của nó cũng khá ngắn, nó sẽ khiến người bệnh thức dậy vào lúc nửa đêm và khó để ngủ lại. Bởi vậy không nên dùng nếu bạn có thể ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.

– Silenor (doxepine)

* Ưu điểm: Đây là loại thuốc khá mới, nó chỉ mới được đưa vào sử dụng cho những người mắc bệnh khó ngủ sau khi được phê duyệt sử dụng vào năm 2010. Cơ chế của Silenor là duy trì giấc ngủ bằng cách chăn các thụ thể histamin. Bởi vậy mà nó khá an toàn. Liều lượng của thuốc phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng sức khỏe, tuổi tác và điều trị đáp ứng chứ không có một quy chuẩn nào cả.

* Nhược điểm: Có thể sẽ mất thời gian khá dài để chữa bệnh

– Benzodiazepin

* Ưu điểm: Loại thuốc này bao gồm các loại thuốc trị chứng mất ngủ truyền thống như: Halcion, Restoril, Xanax. Benzodiazepin phát huy tác dụng khá tốt trong việc điều trị chứng mất ngủ và các vấn đề rối loại giấc ngủ như mộng du hay ác mộng.

* Nhược điểm: Tác dụng phụ của loại thuốc này là làm người bệnh buồn ngủ ngay cả ban ngày và có thể gây nghiện.

– Thuốc chống trầm cảm:

* Ưu điểm: Một trong những nguyên nhân phổ biến của chứng mất ngủ đó là do lo âu, stress, căng thẳng, áp lực và trầm cảm. Bởi vậy các loại thuốc chống trầm cảm như Desysel (trazodone) hay Remeron (mirtazapine) đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị chứng mất ngủ và lo âu.

* Nhược điểm: Nó sẽ có ảnh hưởng, tác dụng phụ không tốt nếu người bệnh không phải mất ngủ do tâm lý mà do tình trạng sức khỏe.

– Thuốc trị chứng mất ngủ không cần kê đơn: Các loại thuốc kháng sinh histamine thường có tác dụng gây buồn ngủ và lại an toàn nên thường được nhiều người sử dụng khi mắc chứng mất ngủ. Tuy nhiên, khi sử dụng nên lưu ý không nên kết hợp nhiều loại thuốc với nhau và không nên dùng quá liều.

Thực tế còn rất nhiều loại thuốc tây chữa chứng mất ngủ nhưng quan trọng nhất vẫn là cách sinh hoạt, lối sống và tâm lý của người bệnh. Vì vậy, hãy thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý và luôn giữ tâm lý thoải mái, tinh thần lạc quan trong công việc và cuộc sống. Ngoài ra, nếu muốn sử dụng các loại thuốc trên đây bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ để chữa bệnh một cách an toàn nhất.

Hương Giang

Tổng hợp

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Cuộc sống

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sữa bột công thức pha sẵn dành cho trẻ biếng ăn. Thế nhưng đâu là lựa chọn tốt cho con? Với các bé có tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng thì dòng sữa bột công thức pha sẵn IQLac Colostrum là một lựa chọn đáng quan tâm.