Vì sao dàn nóng không được đặt "chung một nhà" với dàn lạnh điều hoà

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Điều tối kị trong việc lắp đặt điều hoà chính là việc bạn không được để dàn nóng và dàn lạnh điều hoà trong cùng một không gian hay còn gọi là "chùng một nhà". Vậy lý do của chuyện này là gì ?

Đã bao giờ bạn tự mình thắc mắc sao phải cho dàn nóng điều hoà nhà mình ra bên ngoài trời để “dải nắng dầm sương” chưa ? Tin mình đi đây cũng sẽ là câu hỏi của rất nhiều người dùng hiện nay. Vậy để tìm hiểu câu trả lời cho câu chuyện này trước hết ta phải biết được nguyên lý hoạt động của điều hoà đã nhé.

1 . Nguyên lý hoạt động của điều hoà không khí

Điều hòa bao gồm 2 thiết bị chính được gọi là dàn nóng và dàn lạnh. Bên trong dàn lạnh chứa một hệ thống ống tuần hoàn với dàn nóng, sử dụng gas để làm lạnh. Khi gas được sử dụng để bay hơi trong dàn lạnh ở nhiệt độ thấp, giúp máy thu nhiệt của không khí trong phòng. Từ đó khí nóng trong phòng sẽ bị biến mất và nhiệt độ sẽ mát hơn.

Gas lạnh bay hơi sẽ theo đường ống tới cửa hút của máy nén và được nén lên áp suất cao cùng nhiệt độ cao, sau đó đi tới dàn nóng. Hơi nén trong dàn nóng có nhiệt độ cao nên dễ truyền nhiệt cho không khí bên ngoài. Lúc này quạt ở dàn nóng có trách nhiệm thổi hơi nóng ra môi trường bên ngoài. Còn bản thân hơi nóng bên trong dàn bị mất nhiệt sẽ ngưng tụ thành chất lỏng chảy qua đường ống dẫn để hạ áp suất và nhiệt độ chất lỏng xuống thấp, rồi đi vào dàn lạnh lắp bên trong phòng. Từ đó mà căn phòng nhà bạn đón được nhiều không khí lạnh làm mát phòng hơn nhờ thiết bị này.

Vì sao dàn nóng không được đặt

Nói một cách dễ hiểu thì dàn nóng điều hoà sẽ sử dụng gas như là một chất bôi trơn hiệu quả trong việc tạo ra không khí lạnh đưa đến cho căn phòng nhà bạn, nó cũng giống như nguyên lý hoạt động của tủ lạnh vậy, tủ lạnh cũng đòi hỏi phải sử dụng gas mới có thể cấp đông cho thực phẩm được.

2. Vì sao dàn nóng không được đặt “chung một nhà” với dàn lạnh điều hoà

Theo nguyên lý hoạt động của điều hòa, dàn nóng sẽ đẩy khí nóng ra ngoài. Chính vì thế, nếu bạn vẫn cố tình lắp cả dàn nóng và dàn lạnh trong cùng một phòng, thì khi mới bật điều hòa, nơi có dàn lạnh sẽ mát và nơi có dàn nóng sẽ nóng. Tuy nhiên, sẽ nhanh thôi, khoảng vài chục phút sau đó, hơi lạnh từ dàn lạnh sẽ không thể nào trung hòa được khí nóng từ dàn nóng và căn phòng của bạn sẽ còn nóng hơn ở ngoài trời. Để cố gắng làm mát căn phòng, chiếc điều hòa sẽ phải tiêu thụ lượng điện lên mức cao nhất và chắc chắn sau vài ngày chiếc máy điều hoà giá rẻ nhà bạn sẽ hỏng mà thôi.

Vì sao dàn nóng không được đặt
Thường thì thợ điều hoà sẽ khuyên các bạn không nên lắp đặt 2 thiết bị dàn nóng và dàn lạnh trong cùng một không gian vì điều này chỉ gây tổn hại cho bạn mà thôi

Như vậy có thể thấy việc lắp dàn nóng và dàn lạnh trong cùng một không gian sẽ dẫn đến hiện tượng phòng chẳng thể mát, thậm chí còn nóng hơn ở ngoài, điện năng tiêu thụ ở mức cao, máy phải làm việc quá sức và nhanh chóng bị hỏng.

Ngoài ra, nếu như bạn muốn tiết kiệm điện khi sử dụng điều hoà không khí thì bạn nên chọn dòng điều hoà inverter nhé, hơn nữa bạn cũng phải chú trọng đến công suất làm việc của điều hoà có phù hợp với không gian diện tích của căn phòng nhà mình không.

Ví dụ: Nếu như căn phòng nhà bạn có tổng diện tích là 15m2 bạn nên chọn các dòng điều hoà 9000btu là hợp lý nhất. Còn nếu căn phòng nhà bạn có diện tích lớn hơn mọt chút thì bạn có thể sử dụng loại điều hoà 12000btu,… Công suất của điều hoà nó tỉ lệ thuận với diện tích của căn phòng cần lắp đặt.

Nếu như bạn đã hiểu hết những thông tin trên đây, mình hi vọng bạn đừng mắc những sai lầm ngớ ngẩn để rồi người chịu thiệt thòi là chính mình.

Tin tức về Công nghệ

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.