Các bệnh lý về tim mạch hay huyết áp cao là một trong những nguyên nhân gây ra những cơn tai biến và đột quỵ nguy hiểm. Việc thường xuyên kiểm tra nhịp tim của bạn và người thân trong gia đình là việc làm cực kì quan trọng. Đo nhịp tim có thể được thực hiện ở bệnh viện hoặc ở nhà bằng các thiết bị hỗ trợ đi kèm dùng để đo nhịp tim.
Tuy nhiên, việc đo có thể gặp một số khó khăn do quý khách hàng thường không hiểu hết các chỉ số trên máy đo nhịp tim. Do đó, bài viết dưới đây, sẽ giúp bạn hiểu được ý nghĩa của những thông số này.
Chỉ số SpO2 (Saturation of peripheral oxygen)
SpO2 hay còn được gọi là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Nói một cách nôm na, chỉ số này thể hiện tỷ lệ Hemoglobin (Hb – Huyết sắc tố) có chứa O2 so với tổng lượng Hemoglobin có trong máu.
Giá trị của chỉ số SpO2 bình thường sẽ ở mức từ 95 – 100%. Ngược lại, nếu chỉ số này dưới mức 95% là dấu hiệu của tình trạng thiếu oxy trong máu và có thể gây ra một số thay đổi về nhịp tim (nhanh hơn hoặc chậm đi), khó thở, thay đổi sắc tố da.
Chỉ số SpO2 có thể sẽ không chính xác nếu bị ảnh hưởng bởi:
- Sự bất thường của Hb trong máu.
- Độ sai lệch của máy đo nhịp tim
- Bệnh nhân cử động khi đo
- Sử thuốc kháng sinh
- Nếu dùng máy đo nhịp tim kẹp ngón tay, thì với móng tay sơn, có thể sẽ không cho kết quả tin cậy.
Chỉ số nhịp tim (BPM): Số nhịp tim trên một phút
Nhịp tim của mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào giới tính, độ tuổi, sức khỏe và thể trạng cơ thể. Tinh thần và cảm xúc của bản thân cũng có thể dẫn đến việc rối loạn nhịp tim. Ngoài ra, một số loại thuốc trong quá trình điều trị cũng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn.
Thông thường, nhịp tim của bạn sẽ ổn định lúc bạn nghỉ ngơi như ngủ, thiền,…Người có thể trạng sức khỏe tốt nhịp tim sẽ thấp hơn người có thể trạng sức khỏe kém như nhịp tim của các vận động viên. Trẻ sơ sinh thường có nhịp tim đập nhanh hơn so với người lớn.
- Đối với người bình thường, nhịp tim chuẩn thường từ 60 – 100 nhịp/phút.
- Đối với trẻ sơ sinh thì sẽ dao động tử 120 – 160 nhịp/phút
- Đối với vận động viên nhịp tim thường từ 40 – 60 nhịp/phút.
Chỉ số điện tim – ECG (Electrocardiogram)
ECG là chỉ số cực kì quan trọng để phát hiện những tình trạng bất thường của nhịp tim. Chỉ số này thể hiện cả về mặt lượng (tốc độ) và chất (nhịp điệu) của tim, qua đó, cung cấp thêm thông tin về lượng máu đến tim của cơ thể người bệnh.
Hiện nay, ECG được sử dụng nhiều ở các khoa tim mạch để tìm ra các bệnh lý như:
- Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim đập nhanh hoặc chậm bất thường, rối loạn thể hiện qua hình dạng của điện tâm đồ có trên máy đo nhịp tim.
- To tim: ECG giúp phát hiện chứng bệnh này bằng các tạo ra các xung động cực mạnh so với bình thường.
- Nhồi máu cơ tim: Tình trạng khiến tim bị tổn thương và có thể để lại sẹo, do đó trong quá trình đo điện tâm đồ, sẽ dễ dàng phát hiện được.
Các chỉ số trên máy đo nhịp tim
Thị trường hiện nay xuất hiện khá nhiều loại máy đo nhịp tim, tuy nhiên dù là loại máy nào thì các chỉ số trên máy đo nhịp tim về cơ bản vẫn là ba chỉ số trên. Để đảm bảo nắm bắt được thông tin chính xác về tình trạng bệnh tật cơ thể, bạn nên kết hợp thường xuyên cả phương thức tự đo nhịp tim tại nhà và tái khám ở bệnh viện định kỳ.