Tin tức về Bánh trung thu
Bánh trung thu
Hộp bánh trung thu Kinh đô Trăng vàng Hoàng Kim Vinh Hiển Đỏ 4 bánh + 1 hộp trà ô long
Thông tin về Thực phẩm, đồ uống, Bánh trung thu
Bánh trung thu là gì?
Bánh trung thu là một loại bánh nhân ngọt của người Việt Nam thường được ăn vào mỗi dịp Tết Trung Thu - rằm tháng 8 hàng năm. Loại bánh này thường được bán theo cặp một dẻo, một nướng. Trong đó, bánh dẻo thường có hình tròn, màu trắng, nhân mang hương vị phổ biến là đỗ xanh, hạt sen xay nhuyễn còn bánh nướng thường có hình vuông được nướng chín vàng, thơm mùi thập cẩm như lá chanh, mứt bí, hạt sen, lạc, vừng, lạp xưởng, mỡ phần,... Với các đặc trưng riêng nhưng bánh nướng, bánh dẻo hay còn gọi chung là bánh trung thu đã đem đến một hương vị hài hòa có đủ mặn, ngọt, ngậy, bùi, khó quên cho cái Tết đoàn viên khiến ai đi đâu cũng phải nhớ về mỗi dịp tháng 8 âm lịch tới. Ngày nay, bánh trung thu vẫn là bánh nướng, bánh dẻo nhưng đã có thêm nhiều sự sáng tạo, cách điệu nhiều trong mẫu mã, trọng lượng, hương vị và số lượng bánh mỗi hộp bán ra cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn phù hợp hơn với sở thích cá nhân và phong cách biếu tặng quà.
Nguồn gốc bánh trung thu và ý nghĩa bánh trung thu
Theo ý kiến của nhiều người thì bánh trung thu có nguồn gốc từ Trung Quốc - là một loại bánh hình tròn giúp truyền tin tức trong cuộc khởi nghĩa nông dân do Lưu Bá Ôn và Chu Nguyên Chương lãnh đạo vào dịp rằm tháng 8. Đó là phỏng đoán vậy, còn chẳng biết tự bao giờ, cứ vào dịp rằm tháng 8 âm lịch hàng năm là trên mâm cỗ trông trăng của người dân Việt không thể không có bánh trung thu. Mỗi lần đi ngang trên phố thấy những quầy bán bánh nướng, bánh dẻo là lòng người lại thấy nao nao, nhớ về những ký ức trong sâu thẳm, nhớ về cha mẹ, anh chị em, nhớ về cái hương vị cả năm mới ăn một hai lần nhưng không thể nào quên được. Có thể nói với mỗi người dân Việt, bánh trung thu mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt, nó không chỉ tượng trưng cho sự đoàn viên mà còn là biểu tượng cho sự hạnh phúc và no ấm. Do đó, dù giàu có hay nghèo khó thì nhà nào cũng cố gắng mua cho bằng được một cặp bánh nướng, bánh dẻo về đặt lên bàn thờ thắp hương mời ông bà, tổ tiên về thụ hưởng phù hộ độ trì cho gia chủ được an vui.
Ngày nay, tuy mâm cỗ hôm rằm có phần đầy đủ, thịnh soạn và trang trọng hơn rất nhiều nhưng vẫn không thể thiếu được món bánh trung thu. Bánh trung thu nay cũng đa dạng, lạ miệng và nhiều kiểu cách đẹp hấp dẫn hơn xưa rất nhiều nhưng với nhiều người dân Việt, hương vị bánh truyền thống vẫn là hương vị bánh ngon nhất, đằm thắm nhất để gợi nhớ về quá khứ. Bởi thế mà tới nay vẫn còn nhiều nơi phải xếp hàng từ sáng sớm thậm chí là tối hôm trước để chờ mua bánh trung thu mỗi dịp trăng tháng 8 về.
Cách làm bánh trung thu
Khác với bánh trung thu hiện đại, bánh trung thu truyền thống được làm ra thủ công bởi những bàn tay khéo léo của người thợ. Từ việc tỉ mỉ chọn lựa những nguyên liệu đầu vào tới việc sơ chế nguyên liệu, nặn và nướng bánh đều được kì công thực hiện bằng cả cái tâm của người làm bánh.
1. Làm bánh trung thu nướng như thế nào?
Để làm ra những chiếc bánh nướng truyền thống ngon bạn sẽ không thể bỏ qua các nguyên liệu chính như: bột mì, nước đường bánh nướng, rượu mai quế lộ, mỡ phần / mỡ gáy, mứt bí cắt nhỏ, hạt dưa rang chín, lạp sườn cắt hột lựu, hạt sen cắt nhỏ, lạc rang, vừng trắng rang vàng, lòng đỏ chứng gà, lá chanh thái sợi.
Trộn đều các nguyên liệu gồm 200g nước đường bánh nướng, 50ml dầu thực vật, 1 lòng đỏ chứng gà, 1/4 thìa cà phê baking soda, 2 thìa rượu mai quế lộ trong âu to rồi rây 300g bột mì mịn vào nhào tới khi không dính tay là được. Để bột nghỉ trong khoảng 1 tiếng là ta đã xong phần vỏ bánh nướng.
Tiếp theo cho tất cả nguyên liệu hạt sen, mứt bí, lạp sườn, mỡ đường, lạc vừng rang, lá chanh đã sơ chế vào một âu to trộn thêm chút rượu mai quế lộ, dầu mè, dầu hào, bột canh, bột ngọt, tiêu bắc, mạch nha,... theo khẩu vị và bí quyết của mỗi thợ làm bánh rồi nắm thành các nắm tròn nhỏ bằng nhau để làm nhân.
Cứ theo tỉ lệ 2 phần nhân 1 phần vỏ mà đóng bánh vào khuôn bánh trung thu rồi cho vào khay lót giấy nến đặt vào lò là bạn sẽ có mẻ bánh nướng thơm ngon vàng rụm. Để bánh được ngon hơn bạn cần chú ý nhiệt độ lò và hỗn hợp quét bánh với lòng đỏ trứng, nước, dầu ăn,... tùy bí quyết mỗi người.
2. Làm bánh dẻo trung thu như thế nào?
Còn bánh dẻo thì nhân vẫn là nhân bánh nướng nhưng không có mỡ phần, lá chanh đặc biệt phần nhân được trộn thêm với nước cốt hoa bưởi cho hương vị đặc trưng riêng. Nếu làm bánh dẻo chay thì nhân chỉ có đỗ xanh xay nhuyễn. Lớp vỏ thì rất công phu nên phải tốn công sơ chế hơn bánh nướng nhiều. Gạo thì nhất định phải là gạo nếp rang, xay, nhào bằng nước cốt hoa bưởi. Cách làm bánh dẻo tương tự như làm bánh nướng nhưng do vỏ bánh đã được sơ chế trước nên không cần phải nướng, bạn chỉ cần cho bánh dẻo vào hộp hoặc túi kín để bánh trong 1 - 2 ngày, khi bánh chuyển màu trong và dẻo thì ăn được và rất ngon.
Không mất nhiều công sức làm bánh trung thu bạn vẫn có thể thưởng thức được hương vị từ truyền thống tới hiện đại. Nếu như bạn yêu thích hương vị truyền thống bạn có thể chọn mua bánh trung thu các thương hiệu như: bánh trung thu Bảo Phương, Thu Hương, Bảo Ngọc, Bà Dần, Phương Soát, Ninh Hương,... Còn nếu bạn yêu thích bánh trung thu hiện đại với đa dạng hương vị, mẫu mã thì bánh trung thu Givral, Kinh Đô, Như Lan, Đại Phát, Brodard, Maison,... sẽ là những thương hiệu bạn không thể bỏ qua. Đừng quên truy cập https://websosanh.vn/s/bánh+trung+thu.htm trước khi mua hàng để so sánh và tìm được nơi bán bánh trung thu nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé!