10 lỗi các nhiếp ảnh gia không chuyên thường mắc phải và cách khắc phục

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Một nhiếp ảnh gia thành công cần học từ sai lầm chứ không phải lặp lại sai lầm. Và bạn không thể sửa lỗi khi mà bạn còn không biết rằng mình sai ở đâu. Qua bài viết này bạn sẽ biết đươc 10 lỗi thông thường mà các nhiếp ảnh gia nghiệp dư hay mắc và cách để khắc phục.

Chỉ sử dụng len kit

Việc bạn mua một chiếc SLR hoặc CSC đi kèm với một bộ len kit là điều hết sức bình thường, đó là điểm khởi đầu của bạn. Các nhà bán lẻ thường giao cho bạn những chiếc SLR cùng các bộ len cơ bản, phổ thông thường có khẩu độ hẹp cố định, ví dụ như len f/3.5 1-5 mm chẳng hạn.

Các loại len này cũng tạm ổn nhưng chất lượng của chúng thường bị giảm xuống để phù hợp giá thành cho nên bạn hãy chuẩn bị tinh thần chi thêm một khoản tiền để sắm những bộ len chuyên dụng giá thành cao hơn, và lựa chọn loại nào là tùy thuộc vào sở thích của bạn.

Bạn có thể chọn len góc rộng phù hợp cho chụp chân dung (ví dụ như len f/1.8 50 mm) hoặc len góc rộng để chụp phong cảnh hoặc len zoom đa năng với khẩu độ rộng (ví dụ như len f/2.8 70-200 mm). Đó là các loại len mà bạn có thể làm mọi thứ với chúng.

Không sử dụng chế độ điều khiển bằng tay

Một khi bạn đã sử dụng thành thạo các chế độ chụp như: Program, Priority and Shutter Priority (Tv), bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng chế độ điều khiển bằng tay. Việc cài đặt khẩu độ và tốc độ màn trập trập một cách một cách không lệ thuộc là rất tốt và những shot hình thừa sáng hoặc thiếu sáng sẽ dạy cho bạn tầm quan trọng của việc kết hợp khi nào không muốn dùng chế độ điều khiển bằng tay hoặc khi nào tránh nó.

Sử dụng chế độ điều khiển bằng tay quá nhiều

M là viết tắt của Manual – chế độ điều khiển bằng tay chứ không phải viết tắt của Macho – bậc trượng phu, đấng nam nhi cho nên đừng sử dụng nó để chứng minh bạn là một người đàn ông cam đảm. Không ai chấp nhận được một bức hình phơi sáng không chuẩn chỉ vì bạn dũng cảm và sử dụng chế độ M đâu. Chế độ này chỉ phát huy hết tác dụng trong điều kiện ánh sáng phù hợp và có thể dự đoán được trước hoặc trong các chế độ bán tự động (P, A, S/Tv), ví dụ như bạn chụp ảnh trong nhà với điều kiện ánh sáng nhân tạo thay đổi liên tục.

Không sử dụng nút Bù sáng

Nút bù sáng (+/-) rất hữu dụng khi bạn chụp ảnh ở ngoài nhưng thật ngạc nhiên là rất nhiều nhiếp ảnh gia lại quên mất điều này. Nó là cách nhanh nhất để bạn chỉnh ảnh sáng hơn hoặc tối hơn và từ đó bù sáng cho ảnh khi điều kiện ánh sáng không “ủng hộ” người chụp.

Một ví dụ điển hình là việc tăng mức bù sáng để ngăn máy ảnh của bạn biến màu trắng sáng thành xám xịt, nhưng bạn có thể thực hiện “bù sáng” để tăng mức phơi sáng cho các bức ảnh chân dung ngoài trời, hoặc tăng mức âm bản để tạo ảnh ngược sáng.

Không điều chỉnh được điểm lấy nét

AF – Chế độ tự động lấy nét thường làm người chụp khá bối rối. Họ thường mắc lỗi cơ bản là họ giả định là nó có “làm việc” và tất cả những gì họ cần làm là nhấn nửa nút màn trập để máy lấy nét một cách hoàn hảo. Dù tùy chọn AF mặc định hoạt động rất tốt nhưng vẫn có những khi nó “làm khó” các nhiếp ảnh gia.

Khôn ngoan hơn một chút thì bạn hãy tắt toàn bộ các điểm AF đã chọn mà bạn nhìn thấy qua kính ngắm và chỉ chọn một điểm duy nhất, di chuyển nó đến vùng bạn muốn lấy nét – ví dụ như đôi mắt của người trong bức chân dung chẳng hạn.

Có lẽ bạn sẽ phải mất một lúc mới thích ứng được với những thao tác này nhưng bạn yên tâm, kết quả sẽ vô cùng mĩ mãn. Đây chính là giải pháp hiệu quả cho ảnh chân dung bị mờ. hãy thử thay đổi chế độ AF và di chuyển các điểm lấy nét xung quanh.

Không sử dụng AI Servo/ Continuous AF

Bạn nên nhớ rằng có rất nhiều chế độ AF khác nhau ở hầu hết các máy ảnh đời cao. Khi bạn chụp một vật đang chuyển động, bạn nhớ phải chuyển sang chế độ Continuous AF để máy ảnh của bạn theo dõi đối tượng chụp. khi bạn chụp người đang đi bộ hoặc đang chạy cũng vậy, hãy cố gắng giữ điểm lấy nét ở đôi mắt hoặc khuôn mặt của đối tượng.

Sử dụng khẩu độ quá hẹp

Mặc dù đúng theo lý thuyết, khẩu độ của ống kính càng hẹp, độ sâu trường nhìn càng lớn (độ nét của hình ảnh từ nền tới chính diện của một bức ảnh), người chụp đừng nên mắc sai lầm là đóng khẩu độ ống kính xuống hết cỡ trong mỗi lần chụp ảnh.

Thứ bạn đạt được không phải là hình ảnh sắc nét mà thực ra là hình ảnh mờ mịt, đây là do một hiện tượng quang học gây khó chịu cho người chụp, gọi là sự nhiễu xạ. Bạn hãy cẩn thân hơn khi sử dụng khẩu độ hẹp, bạn nên sử dụng chân máy, dây bấm mềm và các chế độ lấy nét chính xác (dùng chế độ điều khiển bằng tay nếu cần thiết) để có được những hình ảnh sắc nét.

Sử dụng khẩu độ quá rộng

Trong các trường hợp cần thiết khác, đối với các loại ống kính có hỗ trợ tự động điều chỉnh khẩu độ, không nên để chế độ tự động mở khẩu độ ống kính lên mức f/1.4 mỗi lần bạn chụp ảnh. Tất nhiên là bạn sẽ có rất nhiều ánh sáng tràn vào cảm biến, thuận tiện cho việc làm mờ nền bức ảnh, nhưng độ nét của hình ảnh có khả năng sẽ giảm nhanh chóng từ vùng làm nét trực tiếp trở đi.

Dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất là trên một bức ảnh chân dung, tai của người trong ảnh quá mờ. Tuy nhiên, những thợ chụp ảnh cưới lại thích hiệu ứng “huyền ảo” với khẩu độ lớn này, nên điều quan trọng nhất vẫn là mục đích chụp ảnh của bạn là gì.

Không dùng chân máy

Giá ba chân có thể sẽ gây khó khăn khi bạn mang theo nhưng chúng vẫn có những lợi ích riêng. Rất nhiều nhiếp ảnh gia hàng đầu, bao gồm cả Ken Kaminseky của National Geographic, cho rằng việc sử dụng chân máy thường xuyên là một trong những điều đơn giản nhưng không kém phần quan trọng mà bạn nên làm khi chụp ảnh.

Bên cạnh ích lợi rõ ràng là sự cân bằng khi chụp phong cảnh, chân dung hoặc thiên nhiên. Giá ba chân giúp bạn chậm lại và làm bạn để ý nhiều hơn tới cách bố trí cảnh của bức ảnh bạn muốn chụp.

Đèn Flash bên trong máy

Đèn flash cố định trên máy có thể sẽ thuận lợi khi bạn cần thêm chút ánh sáng để loại bỏ bóng đen khi chụp trong ánh sáng ngoài trời mạnh (flash bù sáng) nhưng những chức năng còn lại thì khá hạn hẹp. Dùng một bộ đèn flash riêng sẽ tốt hơn, nhưng đừng cứ chỉ hướng đèn flash vào vật cần chụp và nháy đèn, vì bạn vẫn sẽ chỉ cho ra được những bức ảnh trông rất nghiệp dư, với nền thì tối trong khi cảnh gần lại quá sáng.

Hướng đèn flash về phía một bức tường màu trắng hoặc có màu nhạt, hoặc thậm chí là trần nhà để đạt được hiệu ứng tốt hơn. Một điều cũng nên nhớ là việc dùng bộ khuếch tán ánh sáng flash bằng nhựa khi đang chụp ngoài trời là không cần thiết. Nếu bạn thực sự thích các hiệu ứng flash/strobist, bạn nên kiếm ngay một bộ đèn flash ngoài.

Hồng Ngọc

TheoDigitalcameraworld

Websosanh.vn – Web so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.