12 loại thực phẩm dễ bị nhiễm độc

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Trong mùa hè, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, nếu không lưu trữ thực phẩm đúng cách, chúng rất dễ hư hỏng.

Tuy nhiên, một số thực phẩm lại không chỉ do cách lưu trữ không khoa học mà bản thân đã tiềm tàng những chất độc mà vào mùa hè chúng ta phải rất thận trọng.

1. Giá đỗ không có rễ

Trong quá trình sản xuất giá đỗ, một số cá nhân đã ứng dụng tác dụng của thuốc diệt cỏ để phát triển mầm đậu không có gốc.Thuốc diệt cỏ có chứa chất độc hại gây ung thư, quái thai và gây đột biến mà khi đưa vào cơ thể chúng gây ra những tác động nghiêm trọng.

2. Khoai tây nảy mầm

Mầm khoai tây có chứa solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Nó rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Ngoài ra chất này còn có ở cà chua và các cây khác trong họ Solanaceae. Solanine có tính gây mê và trước đây được dùng để chữa chứng động kinh.Olanine được tạo thành từ alkaloid solanidine và carbohydrate (glyco-) mạch nhánh.

3. Cà chua xanh

Cà chua xanh có chứa chất độc Solanine. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa… Giới khoa học còn cảnh báo ăn cà chua xanh sống càng nguy hiểm.

4. Chè bị mốc

Chè là thức uống vô cùng quý giá cho sức khỏe con người. Nhưng lưu ý, nếu phát hiện chè bị mốc tức là nó đã nhiễm penicillin và aspergillus. Nếu uống trà bị mốc, nhẹ cũng cảm thấy chóng mặt, tiêu chảy.

5. Hạt cà phê tươi

Hạt cà phê tươi có thể gây ra hội chứng tán huyết, dị ứng, mệt mỏi, thiếu máu và các triệu chứng khác.

6. Rong biển đổi màu

Màu sắc của rong biển tiết ra chất peptide cyclic, fucose, một chất độc tố độc hại. Nếu sau khi ngâm nước lạnh, rong biển chuyển sang màu xanh tím than thì điều đó có nghĩa là rong biển đã bị nhiễm độc trước khi làm khô, đóng gói. Loại rong biển này rất có hại cho cơ thể.

7. Bắp cải thối

Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.

8. Gừng héo

Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt, nếu vì tiếc rẻ mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

9. Khoai có đốm đen trên vỏ

Khoai có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi… nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên khi chọn mua hay khi ăn cần chú ý để tránh “rước họa”. Nếu thấy trên vỏ khoai xuất hiện những đốm đen chứng tỏ nó đã bị nhiễm nấm, ăn vào sẽ dễ trúng độc.

10. Mộc nhĩ trắng biến chất

Mộc nhĩ trắng (còn gọi là ngân nhĩ hay nấm tuyết) đã biến chất, biểu hiện dưới các dấu hiệu như màu ngả vàng, kém tươi, không đàn hồi, … chứng tỏ nó đã bị nhiễm khuẩn flavobacterium. Sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy…

11. Đậu xanh không nấu chín

Đậu xanh có chứa saponin và lectins, saponin, một chất gây kích thích mạnh mẽ đối với đường tiêu hóa của con người, có thể gây ra viêm xuất huyết, giải thể các tế bào máu đỏ.Trong đậu cũng chứa hemagglutinin với tập hợp tế bào máu đỏ gây ra ngộ độc sau khi ăn. Vì vậy nếu ăn đậu xanh chưa nấu chín dễ bị ngộ độc.

12. Dưa muối chưa kỹ

Các loại dưa muối nói chung (kể cả cà muối) là thực phẩm được chế biến bằng cách sử dụng muối trộn chung với một số thân, lá, hoa, quả, củ để làm lên men chua dưới tác dụng của một số vi sinh vật. Ăn dưa muối đem lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể và bữa ăn hàng ngày.

Dù có những tác dụng như trên nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối đôi khi lại trở thành thứ gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

beforeAfter(‘.before-after’);

TIN TỨC LIÊN QUAN

TOP 5 loại bánh trung thu sữa dừa thơm ngon bạn nên thử

TOP 5 loại bánh trung thu sữa dừa thơm ngon bạn nên thử

Với sự kết hợp giữa vị béo ngậy của sữa dừa và sự mềm mịn của vỏ bánh, bánh Trung thu nhân sữa dừa mang đến trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời, dễ dàng chinh phục bất kỳ ai từ lần thử đầu tiên. Cùng khám phá sự hấp dẫn của từng thương hiệu bánh trung thu nổi tiếng.

Tin tức về Thực phẩm - Đồ uống

Bia Chimay - lựa chọn bia nhập khẩu cao cấp biếu tặng dịp Tết 2025

Bia Chimay - lựa chọn bia nhập khẩu cao cấp biếu tặng dịp Tết 2025

Bia Chimay là biểu tượng của dòng bia Trappist, một trong những dòng bia cao cấp nhất thế giới, được sản xuất tại tu viện Scourmont, Bỉ. Dịp Tết 2025, bia Chimay trở thành món quà độc đáo và sang trọng, phù hợp để thưởng thức trong gia đình hoặc dành tặng bạn bè, đối tác.
Gợi ý 10 thùng nước ngọt với bao bì Xuân Ất Tỵ 2025 đầy hứng khởi, phù hợp biếu tặng

Gợi ý 10 thùng nước ngọt với bao bì Xuân Ất Tỵ 2025 đầy hứng khởi, phù hợp biếu tặng

Trong năm mới Ất Tỵ 2025, nhiều hãng nước ngọt đã nhanh chóng cho ra mắt bao bì mới để phục vụ cho nhu cầu biếu tặng, sử dụng trong dịp Tết. Đây là sự kết hợp giữa những màu sắc bắt mắt, họa tiết chim én, hoa mai, pháo,.... Cùng khám phá ngay 10 thùng nước ngọt với bao bì Xuân Ất Tỵ 2025 mới nhất.