1. Nguyên nhân và biểu hiện bệnh rôm sảy ở bà bầu
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rôm sảy khi mang thai, tuy nhiên có các nguyên nhân chính sau đây:
- Thân nhiệt của bà bầu tăng cao hơn so với bình thường, do đó sẽ nóng và dễ tiết mồ hôi hơn, không thoát kịp và gây bít tắc tuyến mồ hôi dẫn tới bị rôm.
- Các nội tiết tố phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mang thai, làm rối loạn hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể, do đó dễ mắc rôm sảy.
- Mẹ bầu thường mặc quần áo ấm, dày, khó thoát mồ hôi, hoặc có thể do kích ứng với chất liệu vải cũng có thể là một nguyên nhân.
Các biểu hiện rôm sảy ở phụ nữ mang thai thường dễ thấy chính là đầu tiên xuất hiện các đốm mụn nhỏ, lâu dần sẽ phát triển thành các bọng nước, gây ngứa, khó chịu, và có thể bể bất cứ lúc nào, dần dần lan ra toàn cơ thể.
2. Cách chữa rôm sảy ở bà bầu hiệu quả, an toàn
2.1. Sử dụng khăn mát sạch
Khi bị mẩn ngứa, mẹ bầu có thể dùng một chiếc khăn mềm mại, thấm nước tốt để lau vùng da bị rôm.. Dùng khăn mát lau nhẹ có thể giúp giảm bớt phần nào cơn ngứa ở vùng da bị rôm.
Sử dụng khăn sạch để lau vùng da bị rôm.
2.2. Sử dụng kem bôi chứa Calamine (quặng kẽm), thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ
Kem bôi chứa Calamine được xem là có tác dụng làm dịu vùng da bị ngứa và mẩn đỏ vô cùng hiệu quả nhờ thành phần chứa quặng kẽm. Dùng kem bôi chứa Calamine như loại kem chăm sóc da khô, ngứa, chàm Uriage Pruriced Creme thoa lên da có thể giúp giảm ngứa ngay lập tức. Ngoài thuốc bôi thì cũng có một số loại thuốc uống khác có thể chữa được rôm, tuy nhiên do đang mang thai, mẹ bầu cần tuyệt đối cẩn trọng khi sử dụng thuốc, tốt nhất là chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
2.3. Dùng phấn rôm (loại dành cho các bé)
Phấn rôm không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là với các mẹ bầu. Phấn rôm có rất nhiều công dụng khác nhau và một trong số đó là giúp giảm tình trạng ngứa khó chịu. Các mẹ bầu nên xin ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng phấn rôm loại dành cho em bé như một cách trị rôm sảy. Phấn rôm hiện nay được sử dụng rất thường xuyên và rộng rãi nên không khó tìm mua. Nên dùng phấn rôm loại dành cho em bé nhẹ dịu bởi thành phần ít gây kích ứng hơn.
Phấn rôm trị rôm sảy hiệu quả.
2.4. Mặc trang phục thoáng mát, thấm mồ hôi tốt
Mẹ bầu nên mặc những đầm váy bầu thoải mái rộng rãi và nên được làm từ chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi được tốt hơn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rôm sảy là do tuyến mồ hôi bị bít tắc, do đó biện pháp cơ bản để ngừa rôm là làm thông thoáng tuyến mồ hôi. Nếu mẹ bầu mặc các loại trang phục có chất liệu dày, nóng, khó thấm mồ hôi sẽ dẫn tới rôm. Có rất nhiều cửa hàng chuyên bán trang phục cho mẹ bầu giá tốt, các mẹ bầu có thể đến cửa hàng để chọn mua và được nhận những tư vấn hữu ích.
2.5. Tránh xa các yếu tố gây kích ứng da
Khi đang mang thai, mẹ bầu nên hạn chế tối đa các sản phẩm có thể gây kích ứng như nước hoa, kem dưỡng da, mỹ phẩm, thuốc nhuộm, sơn móng tay. Các sản phẩm này có thể chứa các thành phần ảnh hưởng tới làn da.
Mẹ bầu chỉ nên sử dụng mỹ phẩm vừa đủ, đặc biệt hạn chế dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc.
2.6. Nên tắm nước mát
Phụ nữ bị rôm sảy khi mang thai cần tắm rửa thường xuyên và kỹ càng bằng nước mát. Tắm bằng nước mát sẽ giúp làm dịu các vết bọng nước do rôm sảy và hỗ trợ làm giảm cơn ngứa trên da.
2.7. Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, nước lọc làm mát cơ thể
Mẹ bầu bị rôm sảy nên bổ sung thêm nhiều rau xanh ăn lá, hay hoa quả ngon lành ngọt mát vào bữa ăn hàng ngày để cung cấp thêm nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể, giúp nhanh chóng điều trị được bệnh. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên uống nhiều nước lọc để giúp giải độc, làm mát cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh. Rau củ quả sạch tươi từ nông trại VinEco không chỉ giúp trị bệnh mà còn cấp nước giúp đẹp da.
Nên ăn nhiều rau và hoa quả tươi để cung cấp vitamin.
2.8. Hạn chế cào gãi
Các vết bọng nước trên da do rôm sảy gây ra không nên bị chọc bể vì nếu bọng nước bể thì vi khuẩn sẽ lan ra và làm mọc thêm nhiều bọng nước hơn. Do đó cần lưu ý để các bọng nước này không vỡ, không được cào gãi quá mạnh mà chỉ nên xoa nhẹ nhàng lên vùng da bị rôm sảy nếu thấy ngứa. Khi tắm rửa cũng chỉ nên lau nhẹ bằng khăn sạch, hạn chế tối đa tác dụng lực lên các bọng nước này.
3. Cách phòng tránh rôm sảy ở bà bầu
3.1. Luôn giữ cơ thể thoáng mát
Để phòng tránh rôm sảy ở phụ nữ mang thai, các mẹ bầu nên lưu ý nhớ giữ cho cơ thể được thoáng mát và sạch sẽ. Việc tắm rửa và làm vệ sinh cá nhân là vô cùng quan trọng, khi muốn phòng ngừa rôm sảy thì lại càng đáng quan tâm hơn. Mẹ bầu nên chọn mua sữa tắm và dầu gội dịu nhẹ để loại bỏ được hết bụi bặm và vi khuẩn bám trên cơ thể sau một ngày dài. Một cơ thể thoáng mát sẽ không gây ra bít tắc tuyến mồ hôi và tạo cơ hội cho các vết mẩn ngứa phát triển.
Mẹ bầu nên mặc thoải mát, thoáng mát và thường xuyên vệ sinh cơ thể.
3.2. Vệ sinh quần áo sạch sẽ
Quần áo mà mẹ bầu mặc hàng ngày cần được giặt sạch thường xuyên và phơi dưới nắng để diệt trừ mọi vi khuẩn. Mẹ bầu không nên mặc quần áo phơi còn ẩm, có thể gây nên khô da, khó thấm mồ hôi. Mẹ bầu nên sử dụng các sản phẩm giặt tẩy có nguồn gốc từ thiên nhiên để hạn chế các tác động xấu của các thành phần trong chất giặt tẩy hóa học lên da của mẹ bầu.
3.3. Không gãi lên vết da bị rôm sảy
Trong quá trình chữa rôm sảy cho mẹ bầu, mẹ bầu cần lưu ý tuyệt đối không được gãi lên vùng da bị rôm sảy. Những vùng da bị rôm thường nổi lên các bọng nước có chứa dịch lỏng, một khi các bọng nước này bị vỡ, vi khuẩn có thể bị lây lan dẫn đến tình trạng nổi bọng nước tràn ra vùng da chưa bị xung quanh. Khi thấy ngứa ở vết rôm, mẹ bầu chỉ nên xoa nhẹ để làm dịu bớt chứ không được gãi.
Không nên gãi lên vết rôm sảy.
3.4. Đắp khăn mát lên vùng da bị rôm
Một cách để đối phó với các vết rôm sảy bị nổi bọng nước gây ngứa chính là dùng khăn mát đắp lên vùng da bị rôm. Tại các vùng da bị rôm thường sẽ rất nóng, mẹ bầu thường muốn gãi và cảm giác khó chịu, một chiếc khăn ướt mát lạnh chuyên dụng được đắp lên các vết rôm sảy có thể giúp làm dịu cơn ngứa và xua tan đi phần nào sự khó chịu của mẹ bầu.
3.5. Tránh xa các yếu tố gây kích ứng da
Vào thời điểm mang thai, các mẹ bầu nên chú ý không dùng nhiều những loại mỹ phẩm, nước hoa, sữa tắm, dầu gội, kem dưỡng da có thành phần có thể gây kích ứng da. Nên ưu tiên dùng những sản phẩm kem chống hăm giúp bảo vệ da, thành phần chiết xuất từ thiên nhiên sẽ giảm bớt được nguy cơ da bị kích ứng. Khi có ý định sử dụng những sản phẩm này thì cũng nên lưu ý cẩn thận, chỉ nên dùng với lượng nhỏ vừa đủ và không quá lạm dụng đề phòng gây ra hậu quả xấu.
3.6. Tắm và thay quần áo thường xuyên
Mẹ bầu nên tắm rửa và thay quần áo thường xuyên để đề phòng mắc rôm sảy. Việc tắm và làm vệ sinh sạch sẽ là bước cơ bản trong phòng ngừa các bệnh về da như mẩn ngứa và rôm sảy. Quần áo, đồ lót cho mẹ bầu vải sợi thoáng khí nên được thay thường xuyên sẽ không bị ám mồ hôi, giúp cơ thể không có mùi khó chịu. Mẹ bầu nên kết hợp với các loại sữa tắm diệt khuẩn để bảo vệ da an toàn trước rôm sảy.
Quần áo nên được giặt sạch và phơi khô dưới nắng.
3.7. Tắm bằng nước lá mát
Một trong số các cách chữa rôm sảy cho bà bầu được nhiều người tin làm đó là tắm bằng nước lá mát. Một số loại lá được dùng để nấu nước tắm như lá ổi, lá bưởi, mướp đắng, lá chanh. Tắm bằng các loại nước lá này thường rất mát và mang tới mùi hương thư giãn dễ chịu, được áp dụng ở nhiều dịch vụ chăm sóc mẹ bầu tại các Spa uy tín, đẳng cấp. Tuy nhiên mẹ bầu cũng nên lưu ý để tránh nước lá làm tổn thương tới các vết thương do rôm sảy trên da.
3.8. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên có những bữa ăn đầy đủ dưỡng chất và nên bổ sung nhiều những thực phẩm giàu vitamin vào bữa ăn của mình. Mẹ bầu nên có một cơ thể khỏe mạnh từ bên trong để có một sức đề kháng tốt, có thể chống lại mọi loại bệnh. Vào thời điểm quan trọng của thai kỳ, cũng nên bổ sung thêm sữa và viên uống vitamin cho mẹ bầu chính hãng vào các giữa bữa để cung cấp nguồn năng lượng tốt nhất cũng như một bước đệm tốt cho con sau này.
Mẹ bầu nên uống thêm sữa hàng ngày