1. Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm
Có rất nhiều phương pháp điều trị chứng trầm cảm, tùy tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp trị liệu phù hợp và hiệu quả nhất. Hiện nay có hai phương pháp trị liệu rất phổ biến là sử dụng thuốc chống trầm cảm và áp dụng trị liệu tâm lý cho bệnh nhân.
Tư vấn tâm lý để điều trị trầm cảm rất hiệu quả.
1.1. Điều trị bằng phương pháp tâm lý trị liệu
Chữa bệnh trầm cảm như thế nào thì hiệu quả? Một phương pháp chữa trầm cảm thường được nhiều người sử dụng là gặp bác sĩ tâm lý để được trị liệu về tâm lý. Liệu pháp điều trị tâm lý là phương pháp không thể thiếu được khi chữa trị cho bệnh nhân mắc chứng trầm cảm.
Liệu pháp tâm lý trị liệu kết hợp với thuốc men giúp quá trình điều trị bệnh, cải thiện, nhanh chóng phục hồi và trở về với cuộc sống bình thường như trước hiệu quả tốt hơn rất nhiều. Tuỳ vào sự phức tạp của bệnh, khả năng và điều kiện của các trung tâm điều trị, bệnh nhân sẽ được áp dụng liệu pháp điều trị tâm lý từ cơ bản đến phức tạp.
Trong quá trình điều trị bác sĩ sẽ theo dõi biểu hiện của bệnh nhân để thay đổi phương pháp sao cho hiệu quả nhất. Bên cạnh sự tác động tâm lý của các chuyên gia thì cảnh quan, môi trường điều trị cũng giúp rất nhiều trong quá trình ổn định tâm lý, người bệnh cảm thấy an toàn để tiếp tục điều trị.
1.2.Cách chữa bệnh trầm cảm bằng thuốc
Trầm cảm là một căn bệnh rất đáng sợ và khó để điều trị. Việc điều trị bệnh đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp, mất nhiều thời gian và cần có sự nỗ lực từ người bệnh. Bên cạnh tâm lý trị liệu thì sử dụng các thuốc chống trầm cảm cũng là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh, tình hình sức khỏe mà mỗi bệnh nhân lại được chỉ định dùng loại thuốc phù hợp. Trong chữa trị bệnh trầm cảm, phương pháp điều trị bằng thuốc được áp dụng phổ biến. Thuốc trị trầm cảm không chữa khỏi hoàn toàn bệnh này, nhưng nó có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Để thuốc chống trầm cảm phát huy được tác dụng bệnh nhân cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, trong quá trình sử dụng thuốc nếu xuất hiện tác dụng phụ hoặc các biến chứng cụ thể gì đó thì nên gặp bác sĩ để thăm khám. Những ai đang dùng thuốc chống trầm cảm nên được theo dõi chặt chẽ để xem tiến triển của bệnh, nhận biết các biểu hiện bất thường để kịp thời báo bác sĩ kiểm tra.
Thuốc chống trầm cảm được sử dụng rất phổ biến nhưng tự ý dùng sẽ rất nguy hiểm mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
2. Cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà
Bên cạnh nhận sự điều trị của các chuyên gia tâm lý, uống thuốc chống trầm cảm thì bệnh nhân cũng có thể kết hợp một số phương pháp chữa bệnh trầm cảm tại nhà để bệnh nhanh phục hồi.
2.1. Tập thể dục đều đặn
Một sức khỏe tốt, cơ thể đẹp sẽ khiến bạn thêm khỏe mạnh và tự tin hơn về bản thân. Bạn có thể tham gia các môn thể thao rèn luyện sức khỏe như chạy, nhảy, múa, bơi lội, đá banh hoặc bất cứ môn thể thao bạn muốn hay tập yoga cho cơ thể dẻo dai, tinh thần phấn chấn. Tập thể dục, thể thao đều đặn vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa làm cho đầu óc của bạn sảng khoái, thêm tràn đầy sức sống, luôn vui vẻ và nhiều năng lượng.
2.2. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý
Khi trầm cảm người bệnh thường không quan tâm đến việc ăn uống khiến cơ thể cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Chế độ dinh dưỡng không thể chữa được bệnh nhưng ăn uống hợp lý, đảm bảo đầy đủ chất sẽ giúp người bệnh có thêm năng lượng, sức khỏe, ăn uống ngon miệng sẽ khiến tâm trạng người bệnh tốt lên rất nhiều. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm còn chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi, giúp giảm nhẹ triệu chứng của bệnh trầm cảm như thực phẩm chứa nhiều axit folic, omega 3,…
2.3. Tìm hiểu những dấu hiệu khó chịu, nhưng không tập trung vào nó
Người mắc hội chứng trầm cảm nên tự tìm hiểu những dấu hiệu khiến bản thân cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, tập đối mặt với những thứ khiến mình căng thẳng nhưng không quan tâm và đặt sự tập trung vào nó sẽ giúp người bệnh cải thiện tinh thần rất tốt, giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm hiệu quả.
2.4. Luyện tập trí tưởng tượng
Thay vì để đầu óc mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực, chán nản và bi quan thì bệnh nhân trầm cảm nên tập để đầu óc tưởng tượng đến những điều tốt đẹp, những điều mà bạn đang mong muốn cũng là cách chữa bệnh trầm cảm tốt. Luyện tập trí tưởng tượng sẽ giúp kích thích tâm trạng và thần kinh của người bệnh, giúp họ có suy nghĩ lạc quan và có hy vọng hơn.
Luôn suy nghĩ tích cực, lạc quan và rèn luyện thân thể.
2.5. Cố gắng để ý đến những điều tốt đẹp
Hãy luôn hướng bản thân và đầu óc suy nghĩ đến những điều tốt đẹp, vui vẻ và hạnh phúc. Việc có một tinh thần lạc quan, vui vẻ và phấn chấn là phương pháp giúp cải thiện tâm lý rất tốt dành cho người mắc chứng trầm cảm.
2.6. Xây dựng sinh hoạt biểu khoa học
Trầm cảm khiến cuộc sống của bạn đảo lộn nên điều đầu tiên bạn cần thay đổi khi rơi vào tình trạng này là lập một kế hoạch sinh hoạt biểu chi tiết và khoa học sẽ giúp bạn ổn định lại cuộc sống, suy nghĩ và tâm trạng.
2.7. Ngủ đủ giấc
Người trầm cảm hay mất ngủ, ngủ không sâu giấc khiến cơ thể suy nhược, bệnh càng trầm trọng. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn nên thay đổi cách sinh hoạt bằng cách đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không ngủ muộn, không để các thiết bị điện tử cạnh giường ngủ, không sử dụng các chất kích thích.
Ngủ đủ giấc và tránh dùng các thiết bị điện tử nhiều trước khi ngủ.
2.8. Tìm kiếm những trải nghiệm mới
Cách chữa bệnh trầm cảm tốt nhất là bạn nên thử trải nghiệm những điều mới lạ như chơi những trò chơi cảm giác mạnh, đi học một bộ môn năng khiếu, đọc một quyển sách hay, du lịch thăm thú miền đất mới mẻ, nhiều điều khám phá,… Đối mặt với thử thách, dấn thân để trải nghiệm sẽ kích thích thần kinh hoạt động, khiến tâm trạng thay đổi theo chiều hướng tích cực.
2.9. Điều chỉnh khối lượng công việc
Khi mắc hội chứng trầm cảm bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chán nản do đó đừng lao đầu vào công việc, nó chỉ khiến bệnh của bạn trở nên tồi tệ. Điều chỉnh lại khối lượng công việc, để bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc sẽ là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện bệnh.
2.10. Hạn chế tiếp xúc điện thoại, máy tính, thiết bị công nghệ
Ngụp lặn trong thế giới ảo và các thiết bị điện tử sẽ khiến bệnh trầm cảm thêm nặng vì bản thân thiếu sự giao tiếp. Phụ thuộc vào điện thoại sẽ khiến bạn ngại nói, sống thu mình, khép kín, khiến chứng trầm cảm trầm trọng hơn. Do đó cần sử dụng thiết bị điện tử một cách có chọn lọc và khoa học.
Hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử, tăng cường giao tiếp xã hội, mở lòng chia sẻ với mọi người hơn.
3. Thực phẩm chữa trầm cảm hiệu quả nhất
Có rất nhiều cách chữa bệnh trầm cảm tại nhà. Bên cạnh việc trị liệu bằng tâm lý, dùng thuốc thì một số loại thực phẩm sau cũng rất tốt cho quá trình điều trị trầm cảm.
3.1. Nghệ
Sử dụng thuốc chống trầm cảm thường xuất hiện các tác dụng phụ và biến chứng nhẹ cho cơ thể như buồn nôn, khó thở, mất ngủ,…. Tuy nhiên, tinh chất có trong củ nghệ lại có khả năng giúp điều trị trầm cảm nhẹ rất tốt mà không hề gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
3.2. Nghệ tây
Nghệ tây có chứa tinh chất carotenoid rất tốt để hỗ trợ điều trị trầm cảm cấp độ nhẹ. Các tinh chất quý giá có trong nghệ tây cùng hàm lượng vitamin có khả năng tăng mức độ serotonin trong não, giúp người bệnh cảm thấy yêu đời. Uống nghệ tây mỗi ngày sẽ giúp người bệnh cảm thấy cơ thể khỏe khoắn, tâm trạng cải thiện rất tốt.
Nghệ tây có tác dụng trị trầm cảm nhẹ.
3.3. Hạt điều
Hạt điều rất giàu vitamin C, các tinh chất quý giá có trong loại hạt này có khả năng kích thích hệ thần kinh rất tốt. Trong hạt điều còn chứa chất riboflavin có khả năng kích thích trí não sản sinh ra hoocmon hạnh phúc rất tốt. Ngoài ra, với hàm lượng vitamin B6, tryptophan và magiê trong thành phần nên ăn hạt điều có khả năng giúp cơ thể chống lại chứng trầm cảm hiệu quả.
3.4. Dầu cá
Theo các nghiên cứu của các chuyên gia khoa học thì người mắc chứng trầm cảm trong cơ thể thường thiếu hụt axit béo omega-3. Do đó, cung cấp axit béo omega-3 bằng cách sử dụng dầu cá sẽ giúp cơ thể bổ sung đủ dưỡng chất làm suy giảm chứng trầm cảm.
3.5. Táo
Hàm lượng vitamin B, phốt pho và kali rất dồi dào trong táo. Và những dưỡng chất này lại rất tốt để chống trầm cảm, giúp phục hồi các tế bào não bị tổn thương, kích thích khả năng xử lý của bộ não bộ, chống lại các triệu chứng trầm cảm rất tốt. Vì vậy, bạn hãy đưa vào thực đơn hàng ngày của mình những trái táo ngon, sạch, tác dụng tốt sử dụng thường xuyên sẽ là cách chữa bệnh trầm cảm dễ thực hiện mà cho hiệu quả đấy!
Món ngon từ táo giảm triệu chứng trầm cảm.
3.6. Mật ong
Mật ong có khả năng cải thiện tâm trạng và chống lại cảm xúc tiêu cực rất tốt. Do đó, bệnh nhân trầm cảm nên uống nhiều mật ong. Ngoài ra, sử dụng mật ong 100% nguyên chất còn giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, điều hòa trí não, cải thiện giấc ngủ hiệu quả cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức sống hơn.
3.7. Măng tây
Trong măng tây có chứa folate và vitamin E giúp trí não hoạt động hiệu quả, ổn định tâm trạng của người bệnh, giúp chống trầm cảm và cải thiện tinh thần một cách tự nhiên, an toàn.
Măng tây rất tốt cho bệnh nhân trầm cảm.
4. Điều trị trầm cảm theo phương pháp y học dân gian
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị trầm cảm bằng trị liệu tâm lý hoặc sử dụng thuốc thì phương pháp y học dân gian là cách chữa bệnh trầm cảm hiệu quả nhất.
4.1. Điều trị theo liệu pháp y học cổ truyền
Giữa hệ thần kinh và hoạt động cơ bắp có mối liên hệ rất chặt chẽ, điều này đã được khoa học chứng minh. Cơ bắp rất dễ bị tổn thương khi tâm trạng bất ổn, tinh thần mệt mỏi và bị xáo trộn. Vì vậy, thực hiện các liệu pháp y học cổ truyền như ấn huyệt, xoa bóp, hít thở sâu,… sẽ giúp thần kinh được thư giãn, giúp cơ thể thả lỏng, cơ bắp được khỏe mạnh, điều trị chứng trầm cảm cũng rất hiệu quả. Khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, căng thẳng hãy thực hiện các liệu pháp y học cổ truyền để cải thiện.
4.2. Tăng cường rèn luyện thể chất
Trầm cảm khiến bạn lười vận động, ngại ra ngoài nên cơ thể thiếu sức sống. Tập luyện thể dục, rèn luyện thân thể vừa giúp bạn có một sức khỏe tốt, vóc dáng đẹp vừa là liều thuốc tinh thần rất hiệu quả cho bệnh nhân trầm cảm. Tăng cường vận động, thể dục thể thao, tham gia lớp học yoga nhẹ nhàng, tĩnh tâm sẽ khiến cơ thể tràn đầy năng lượng sống, đầu óc được thoải mái, vui vẻ và yêu đời hơn.
Rèn luyện thể chất chống mỏi mệt.
4.3. Hạn chế tiếp xúc các thiết bị công nghệ
Đừng để bản thân phụ thuộc và chìm đắm trong thế giới ảo cùng các thiết bị điện tử chi phối cuộc sống. Phụ thuộc vào chúng sẽ khiến người bệnh không có khả năng tương tác xã hội, ngại giao tiếp, ít nói, sống khép mình – đây là nguyên nhân chính làm bệnh trầm cảm càng nghiêm trọng. Bạn hãy sử dụng các thiết bị điện tử một cách khoa học, dùng khi cần thiết. Thay vì tập trung chú ý vào điện thoại bạn hãy ra ngoài để giao lưu và trải nghiệm là cách chữa bệnh trầm cảm tốt nhất.
4.4. Thiết lập chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp
Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp người bệnh tăng cường sức khỏe, tràn đầy năng lượng. Ăn nhiều các loại thực phẩm sạch chứa nhiều dưỡng chất sẽ giúp bạn hạn chế chứng trầm cảm rất tốt. Ăn ngon, ngủ tốt, xây dựng thời gian biểu sinh hoạt khoa học, kiên trì thực hiện các kế hoạch đã đề ra là tất cả những gì bạn cần để đối phó với chứng trầm cảm.
Thực phẩm lành mạnh đẩy lùi trầm cảm hiệu quả.
4.5. Điều chỉnh thói quen và công việc hằng ngày
Vui vẻ, lạc quan là liều thuốc hiệu quả cho mọi loại bệnh tật. Vui vẻ sẽ giúp tinh thần phấn chấn, giúp cải thiện các mối quan hệ, đầu óc thoải mái, luôn yêu đời. Hãy giảm nhẹ áp lực công việc, thư giãn đầu óc, xây dựng các mối quan hệ, dành thời gian để trải nghiệm và dấn thân tìm hiểu những thứ thú vị, kỳ diệu quanh mình là cách tốt nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống, chống trầm cảm.
4.6. Suy nghĩ tích cực
Nếu cảm thấy mệt mỏi và áp lực với cuộc sống hiện tại hãy thay đổi bằng cách dành nhiều thời gian cho bản thân, dẹp bỏ những lo lắng, phiền muộn để vui chơi, giải tỏa căng thẳng. Tập đối diện với khó khăn bằng cách suy nghĩ lạc quan, thử tham gia các hoạt động giải trí, trải nghiệm, kết nối với mọi người, để đầu óc được giải tỏa, phương pháp này chống trầm cảm rất tốt.
Luôn lạc quan tươi cười.
5. Các loại thuốc chống trầm cảm
Trong tất cả các cách chữa bệnh trầm cảm thì sử dụng thuốc vẫn là cách hiệu quả nhất. Thuốc chống trầm cảm sẽ hạn chế các triệu chứng bệnh bằng cách tác động vào hệ thần kinh. Mỗi loại thuốc đều tác động đến thần kinh theo nhiều khác nhau.
5.1. Các loại thuốc có chất ức chế tái hấp thu serotonin và có chọn lọc (SSRI)
Để điều trị trầm cảm bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc có chứa hàm lượng serotonin, một chất ức chế tái hấp thu và ít gây ra tác dụng phụ. Loại thuốc này ít gây ra biến chứng cũng như tác dụng phụ khi sử dụng liều cao so với các loại thuốc điều trị trầm cảm khác. SSRIs bao gồm: Paroxetine (Paxil, Pexeva), Fluoxetine (Prozac), Citalopram (Celexa), Sertraline (Zoloft) và Escitalopram (Lexapro).
5.2. Các loại chất ức chế oxy hóa monoamine (MAOIs)
Các loại chất ức chế oxy hóa như Phenelzine (Nardil), Tranylcypromine (Parnate) và Isocarboxazid (Marplan) thường được dùng cho bệnh nhân trầm cảm. Loại thuốc này sẽ được kê khi bệnh nhân sử dụng các loại thuốc khác không có tác dụng, vì nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Sử dụng thuốc chứa chất ức chế oxy hóa đòi hỏi bệnh nhân phải có một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt vì có thể xảy ra các tương tác nguy hiểm, chỉ sử dụng khi bác sĩ kê đơn và chỉ định dùng. Tuyệt đối không kết hợp với thuốc có chất ức chế tái hấp thu SSRIs.
Bạn biết gì về các loại thuốc chống trầm cảm.
5.3. Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng như Imipramine (Tofranil), Amitriptyline, Nortriptyline (Pamelor), Desipramine (Norpramin) và Doxepin là cách chữa bệnh trầm cảm khá hiệu quả tuy nhiên loại thuốc này lại có nhiều tác dụng phụ hơn những loại thuốc khác. Vì vậy, đây là nhóm thuốc rất hiếm khi được kê đơn, chỉ trừ trường hợp bệnh nhân đã sử dụng các nhóm thuốc liệt kê ỏe trên nhưng không cải thiện.
5.4. Các loại thuốc chống trầm cảm dạng không điển hình
Thuốc chống trầm cảm không điển hình không thuộc vào nhóm thuốc chống trầm cảm nào, bao gồm: Mirtazapine (Remeron), Trazodone, Vortioxetine, Bupropion và Vilazodone. Trong đó, Bupropion là thuốc chống trầm cảm không điển hình có thể gây tác dụng phụ liên quan đến sinh hoạt tình dục.
5.5. Các loại chất ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs)
Các chất ức chế tái hấp thu như norepinephrine (SNRIs) và serotonin cũng có thể điều trị trầm cảm. Một số loại thuốc SNRIs bao gồm: Venlafaxine (Effexor XR), Duloxetine (Cymbalta), Levomilnacipran (Fetzima) và Desvenlafaxine (Pristiq, Khedezla).
5.6. Các loại thuốc khác
Bên cạnh các nhóm thuốc ở trên thì bác sĩ có thể chỉ định bạn nên kết hợp hai thuốc chống trầm cảm lại với nhau hoặc bổ sung thêm các loại thuốc khác cùng thuốc trị trầm cảm để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Sử dụng thuốc để điều trị trầm cảm là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.
Qua những chia sẻ của bài viết này bạn hãy trang bị cho mình cùng bạn bè, người thân các cách chữa bệnh trầm cảm để cải thiện, kìm hãm, thậm chí chữa khỏi căn bệnh không những phổ biến mà còn nguy hiểm này. Bởi trầm cảm nếu không điều trị sớm sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng, người bệnh có thể tự sát, vì thế mỗi người nên tự chủ động giúp mình tránh khỏi, điều trị bệnh trầm cảm. Thường xuyên đi khám sức khỏe tại cơ sở uy tín cũng như tham gia các hoạt động, suy nghĩ tích cực để cơ thể luôn khỏe mạnh, chống trầm cảm.