5 kinh nghiệm hữu ích khi tự lắp đặt điều hòa

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Bạn mới mua điều hòa và muốn tự lắp đặt? Vậy thì 8 kinh nghiệm khi tự lắp đặt điều hòa chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích cho bạn đấy.

Việc lắp đặt điều hòa ảnh hưởng trực tiếp tới không gian thẩm mỹ nên khi lắp đặt bạn cần lưu ý khá nhiều vấn đề khác nhau về vị trí đặt dàn lạnh, dàn nóng cũng như các bộ phận khác.

1. Chọn vị trí lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh thích hợp

Vị trí lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh quyết định trực tiếp tới công suất hoạt động của máy. Việc lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh của điều hòa cũng có nhiều khác biệt nhưng bạn đều phải chuẩn bị các vật tư sau: ống đồng, ống ruột gà dẫn nước từ dàn lạnh ra ngoài; CB điện; dây điện; miếng quấn cách nhiệt.

Tuy nhiên tùy từng gia đình mà sẽ có những yêu cầu lắp dặt dàn nóng và dàn lạnh riêng nên sẽ phát sinh các vật tư khác.

Trước tiên cần xấc định vị trí lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh thích hợp.

2. Vị trí đường ống thoát nước

Ống thoát nước có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình ngưng tụ và hóa lỏng để sản sinh ra hơi nước. Lắp đặt đường ống thoát nước sai vị trí  hoặc không bọc kỹ có thể gây rò rỉ nước, hậu quả là ảnh hưởng xấu với kết cấu từng, làm mốc tường gây mất vệ sinh.

Nước thải từ máy lạnh có thể thoát về hệ thống mái nhà, chậu rửa bếp, chậu sàn vệ sinh, nhưng tốt nhất vẫn là vào hệ thống ống để không thấm vào tường và chảy ra sản.

Lắp đặt ống thoát nước.

3. Lắp đặt dàn lạnh

Khi lắp đặt dàn lạnh cần chú ý: không thẳng trực tiếp vào người, không lắp đặt ở những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu thẳng trực tiếp hoặc những nơi có sự chênh lệch nhiệt độ lớn như cửa sổ, cửa ra vào…Vì các vị trí này  luồng khí lạnh gặp khí nóng sẽ bị ngưng tụ, khiến điều hòa đổ mồ hôi và nhỏ nước.

Bên cạnh đó, nên lắp điều hòa mà khi hoạt động luồng gió thổi dọc phòng chứ không phải ngang phòng hoặc ở góc phòng. Vì hơi lạnh sẽ không đều, khiến căn phòng chỗ mát chỗ nóng. Bạn không nên lắp dàn lạnh điều hòa ở các vị trí bị che khuất, không có lối thoát vì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả làm lạnh, khiến máy phải hoạt động liên tục gây tiêu tốn điện năng.

Quy trình lắp đặt dàn lạnh cụ thể như sau:

  • Căn vị trí cho giá đỡ bằng thước để đảm bảo khi lắp lên cân bằn.
  • Dùng vít để cố định giá đỡ dàn lạnh đồng thời khoan lỗ cho dây đồng ra ngoài.
  • Mở hộp điện trên dàn lạnh ra và thực hiện đấu nối dây điện bên trong.
  • Sau đó tiếp tục lắp dây đồng, dây dẫn nước đồng thời quấn cách nhiệt cho 3 ống dàn lạnh.
  • Cuối cùng là lắp dàn lạnh lên giá đỡ và kiểm tra xem đã cân bằng chưa.
Lắp đặt dàn lạnh cần đảm bảo độ cao thích hợp.

4. Đi dây đồng từ dàn lạnh tới dàn nóng

Các bước đi dây đồng từ dàn lạnh tới dàn nóng như sau:

  • Bẻ ống dây đồng sao cho vừa tới vị trí lắp đặt dàn nóng.
  • Sử dụng kìm chuyên dụng loe đầu ống đồng bên trong để kết nối với dây đồng đi bên ngoài. Việc loe ống dây đồng rất quan trọng để tránh hơi lạnh và gas bị xì ra ngoài khi sử dụng.
  • Thực hiện đầu nối dây đồng từ dàn lạnh đến dây đồng ở dàn nóng đặt  bên ngoài.
  • Dùng cờ lê vặn 2 điểm nối lại sao cho thật kín và chặt.
Đi dây đồng từ dàn lạnh tới dàn nóng

5. Vị trí phù hợp lắp đặt dàn nóng

Dàn nóng nên lắp đặt ở vị trí góc tường, không nên lắp đặt ở ngay giữa bức tường vì sẽ gây tiếng ồn lớn. Giá treo dàn nóng cần đảm bảo lắp đặt chắc chắn, có khả năng chịu lực tốt.

Ngoài ra, khi lắp đặt dàn nóng bạn cần chú ý một số vấn đề sau: sử dụng chân đế để kê dàn nóng tránh rung lắc; lắp dàn nóng cao hơn dàn lạnh để dầu  hồi về lốc máy dễ dàng; nếu không thể lắp đặt dàn nóng cao hơn dàn lạnh thì bạn nên lắp đặt thêm hệ thống bẫy dầu nhằm hạn chế tình trạng thiếu dầu cho dàn nóng.

Quy trình lắp đặt dàn nóng điều hòa như sau:

  • Đo đạc 2 chân đế và khoảng cách để cố định dàn nóng.
  • Dùng thước xác định vị trí lắp dàn nóng sao cho đảm  bảo độ cân bằng.
  • Gắn thanh chữ L lên tường rồi khoan cố định và bắt vít.
  • Gắn cục nóng vào vị trí đã được căn cân bằng  sau đó bắt đầu đấu nối.
  • Nối dây đồng đã thực hiện trước đó vào dàn nóng. Sử dụng cờ lê siết chặt lại.
  • Tiếp tục dùng khóa lục giác để vặn kiểm tra lần cuối gas từ dàn nóng để tránh bị rò rỉ khi hoạt động.
  • Tiến hành đấu nối điện cho dàn nóng.
  • Quấn cách nhiệt cho van gas và môi chất trên dàn nóng một lần nữa để đảm bảo không bị rò rỉ nhiệt độ và gas ra ngoài.
  • Lắp đặt và đấu nối hoàn tất giữa dàn lạnh và dàn nóng.
Lắp đặt dàn nóng.

Ngoài 5 kinh nghiệm lắp điều hòa ở trên, trong quá trình lắp đặt điều hòa bạn cần chú ý thêm một số vấn đề sau:

+ Tránh để đường ống thoát nước bị gấp khúc vì dễ gây trào ngược nước ra sàn nhà.

+ Không nên để đầu ra của ống thoát nước nối trực tiếp với ống dẫn nước thải nếu không muốn căn phòng của bạn bị nhiễm khuẩn và có mùi hôi.

+ Không lắp điều hòa ở gần các thiết bị khác như tủ lạnh, tivi.

Trên đây là những kinh nghiệm và lưu ý khi lắp đặt điều hòa mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn!

Tin tức về Điều hòa

TOP 3 điều hòa Panasonic 2 chiều 12000 BTU giá rẻ chỉ từ 7.9 triệu đồng

TOP 3 điều hòa Panasonic 2 chiều 12000 BTU giá rẻ chỉ từ 7.9 triệu đồng

Điều hòa Panasonic 2 chiều 12000 BTU vừa có chức năng làm mát mùa hè, vừa sưởi ấm mùa đông là lựa chọn lý tưởng cho phòng từ 15-20m2. Websosanh.vn sẽ giới thiệu cho bạn top 5 máy điều hòa Panasonic 2 chiều 1.5HP giá rẻ, chất lượng đáng sử dụng được đông đảo người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.
6 lý do nên mua điều hòa Nagakawa 9000 BTU 1 chiều NS-C09R2T31

6 lý do nên mua điều hòa Nagakawa 9000 BTU 1 chiều NS-C09R2T31

Máy điều hòa Nagakawa 9000 BTU 1 chiều NS-C09R2T31 là dòng thiết bị làm mát với giá bán rẻ nên đang được nhiều người phân vân không biết có nên mua hay không. Cùng khám phá 6 lý do mà khách hàng nên mua điều hòa Nagakawa này.