Dàn lạnh là bộ phận rất quan trọng của 1 chiếc điều hòa – máy lạnh. Nếu thiếu bộ phận này, điều hòa sẽ không thể làm mát hoặc sưởi ấm không khí. Cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm, cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của dàn lạnh điều hòa qua bài viết sau nhé!
Dàn lạnh điều hòa là gì?
Dàn lạnh điều hòa thường được lắp đặt ở bên trong phòng, đây là bộ phận quan trọng và không thể thiếu nếu bạn muốn chiếc máy lạnh của mình có thể làm mát/sưởi ấm không khí.
Dàn lạnh điều hòa thường được làm bằng đồng hoặc nhôm tản nhiệt, bao phủ bên ngoài các ống đồng, bên trong có chứa môi chất làm lạnh (gas điều hòa).
Khi máy lạnh hoạt động, dàn lạnh sẽ hấp thụ không khí từ bên ngoài nhờ bộ phận quạt hút. Không khí thổi ra từ dàn lạnh sẽ có mức nhiệt thấp hơn và sạch hơn so với không khí hút vào. Vì dàn lạnh được trang bị các màng lọc nên bụi bẩn không thể xâm nhập vào bên trong.’
Cấu tạo của dàn lạnh của điều hòa
Về cơ bản, cấu tạo dàn lạnh của điều hòa thường bao gồm các bộ phận sau:
+ Vỏ nhựa.
+ Tấm lưới lọc bụi.
+ Quạt dàn lạnh.
+ Cánh quạt dàn lạnh.
+ Bo mạch điều khiển.
+ Quạt vẫy.
+ Dàn đồng tản nhiệt.
Chức năng của dàn lạnh điều hòa
Chức năng chính của dàn lạnh điều hòa chính là làm mát không khí trong phòng. Theo đó, nhiệt độ không khí ở trong phòng sẽ được hấp thụ vào dàn lạnh sau đó chuyển đến i dàn nóng để đẩy ra ngoài môi trường.
Môi chất lạnh (gas điều hòa) trong ống đồng chuyển sang nhiệt độ rất thấp khi qua van tiết lưu điều hòa. Do đó, khi môi chất lạnh đi qua thì dàn lạnh sẽ hấp thụ nhiệt ở môi trường xung quanh của dàn lạnh, làm cho nhiệt độ trong phòng hạ xuống.
Nguyên lý hoạt động của dàn lạnh điều hòa
Nguyên lý hoạt động của dàn lạnh điều hòa cụ thể như sau:
+ Trước tiên, khi người dùng bật chiều lạnh của máy điều hòa, thì quạt của dàn lạnh sẽ chạy đèn tín hiệu. Nhiệt độ phòng khi bạn mới khởi động thiết bị sẽ cao hơn so với mức nhiệt cài đặt và bộ phận cảm biến sẽ tự động báo về bộ phận điều khiển.
+ Ngay lúc này, vỉ mạch cấp điện cho cục nóng, giúp quạt cục nóng và block máy nén hoạt động. Môi chất lạnh ở dạng hơi sẽ di chuyển qua ống mao. Lập tức môi chất lỏng phải chịu sự chênh lệch áp suất lớn nên chuyển từ dạng hơi thành lỏng.
+ Tiếp đó, môi chất lạnh được đẩy vào dàn lạnh, hệ thống quạt của dàn lạnh hút hơi lạnh và thổi ra ngoài phòng.
+ Quá trình trên sẽ được lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi căn phòng của bạn đạt được mức nhiệt như người dùng cài đặt. Khi đó, cảm biến nhiệt và bo mạch sẽ ngắt điện cấp cho cục nóng và quạt block máy nén cũng dừng hoạt động.
Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng cục lạnh điều hòa
+ Vị trí lắp đặt dàn lạnh điều hòa: Lắp trên tường chắc chắn, tránh rung lắc; vị trí thông thoáng để hơi lạnh có thể lan tỏa đều khắp phòng; không lắp đặt ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào; chiều cao lắp đặt cục nóng tính từ mặt sàn tối thiểu khoảng 2,5m và cách tường ít nhất 50mm.
+ Tránh khi lắp đặt dàn lạnh điều hòa ở góc phòng khuất khiến hơi lạnh khó phân bổ đều khắp phòng; không lắp dàn lạnh sát nền nhà vì không khí lạnh chìm xuống dưới, không khí nóng có xu hướng bốc lên cao…
+ Nên vệ sinh dàn lạnh điều hòa định kỳ từ 3-6 tháng 1 lần, tùy theo tần suất sử dụng nhiều hay ít, môi trường nhiều hay ít bụi.
Như vậy chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu về cấu tạo, chức năng và nguyên lý hoạt động của dàn lạnh điều hòa. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về bộ phận dàn lạnh của điều hòa!