Trong quá trình sử dụng, bếp từ không nhận nồi là trường hợp mà các chị thường hay mắc phải cả khi đã sử dụng bộ nồi dành riêng cho bếp từ, có đáy nhiễm từ đã được kiểm tra bằng nam châm.
1. Chất liệu của nồi nấu không phù hợp
Các loại nồi dành cho bếp từ sẽ bao gồm chất liệu nồi có đáy nhiễm từ, nồi inox cao cấp, men sắt, thép không gỉ. Đặc biệt, những loại nồi được làm bằng inox thì cần đảm bảo chất liệu inox 430 hay đáy có lớp inox 403. Hay các bộ xoong, nồi bằng gang tráng men, trong thành phần của gang chứa lượng sắt nhỏ, có từ tính và có thể sử dụng được cho bếp từ.
Các chất liệu bếp từ không nhận đó là nồi nhôm, nồi đất, nồi thủy tinh… Những loại nồi này không thể được làm nóng bởi nó có hiệu suất sinh nhiệt thấp. Do đó, đây chính là nguyên nhân có thể làm bếp từ không nhận nồi.
Cách khắc phục:
Cách khắc phục vô cùng đơn giản đó là bạn hãy chọn các loại nồi có đáy nhiễm từ. Các bạn có thể kiểm tra bộ nồi đang sử dụng bằng nam châm nếu đáy nồi hút chặt cục nam châm thì chất liệu nồi bạn có thể sử dụng cho bếp từ.
Bạn cũng có thể nhận biết bằng các ký hiệu nồi dùng dành cho bếp từ. Nếu như bạn thấy ký hiệu Induction, biểu tượng hình lò xo xoắn ốc hay ký hiệu từ trường thì đây chính là bộ nồi dành riêng cho bếp từ nhé.
2. Đặt sai vị trí của nồi trên bếp
Nếu bạn đặt phần đáy nồi lệch hẳn so với vị trí của vùng nấu thì bếp sẽ không nhận được nồi và đi kèm với cảnh báo lỗi.
Cách khắc phục:
Cách khắc phục cho nguyên nhân bếp từ không nhận nồi này đó là bạn chỉ cần đặt đúng vị trí nồi và bếp sẽ hoạt động lại như bình thường.
3. Do đáy nồi không bằng phẳng
Bên cạnh việc lựa chọn chất liệu xoong, nồi sao cho phù hợp với bếp từ, nếu bạn sử dụng xoong, nồi có đáy không bằng phẳng, đáy bị lồi lõi, cong vênh thì bếp từ không nhận nồi và làm cho nồi nấu không nóng.
Cách khắc phục:
Bếp từ chỉ nhận và làm nóng với những xoong, nồi có đáy bằng phẳng, kích thước trên 10cm. Nếu như kích thước xoong, nồi nhỏ hơn 10cm thì bếp từ không nhận nồi.
4. Do công suất điện của bếp từ
Bếp từ không nhận nồi do khi thiết kế thì mỗi loại bếp từ hay thương hiệu bếp từ sẽ có công suất điện phù hợp khác nhau. Với những dòng bếp từ nhập khẩu sẽ có mức công suất nấu ăn khác hơn so với bếp từ Việt Nam. Tùy vào nguồn điện, hiệu điện thế mà bếp từ sẽ có mức công suất và tần số khác nhau.
Cách khắc phục:
Bạn hãy thử tăng mức công suất thử có cải thiện được tình hình hay không nhé. Ngoài ra, khi mua bếp từ bạn cũng nên tìm hiểu trước hiệu xuất bếp từ như thế nào. Bạn hãy chọn các dòng bếp từ phù hợp với hiệu điện thế của Việt Nam, phù hợp với công suất nấu ăn để hạn chế tốt nhất trường hợp bếp từ không nhận nồi.
5. Bếp từ không nhận nồi do cảm biến hay IC bị hư hỏng
Nếu như bạn kiểm tra bếp từ không nhận nồi nhưng lại không phải do các lỗi ở trên. Vậy thì chắc chắn, bếp từ của bếp đang bị hư, hỏng các bộ phận cảm biến hay IC điện.
Cách khắc phục:
Trong trường hợp, bếp từ không nhận nồi do cảm biến hay IC hỏng thì bạn hãy thay hay sửa các bộ phận này nhé. Nhưng bạn không nên tự ý thay, sửa hay tháo dỡ các linh kiện, bộ phận của bếp từ. Nó cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia để có cách xử lý tối ưu nhất nhé.
Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phục bếp từ không nhận nồi mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua những thông tin này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc sử lý các sự cố bếp từ gặp lỗi.