Theo khảo sát trên rất nhiều gia đình đang nuôi con nhỏ các mẹ còn hay mắc phải những sai lầm sau :
Hầm xương ống lấy nước nấu cho trẻ
Hầm xương ống để nấu cháo cho bé là lỗi nhiều mẹ mắc phải nhất
Nhiều mẹ nhầm tưởng rằng xương ống có nhiều chất bổ, ngọt nước đặc biệt là nhiều canxi nên thường xuyên hầm xương ống để quấy bột, nấu cháo cho con. Nhưng thực tế nước hầm xương ống lại quá nhiều mỡ, rất ít đạm và canxi. Do vậy thay vì nấu xương ống các mẹ có thể thay bằng xương sườn và xương ống
Pha sữa với các thực phẩm khác
Có rất nhiều mẹ hay trộn bột và sữa cho trẻ ăn. Theo các chuyên gia các loại sữa bột đã đủ cung cấp lượng dưỡng chất tối đa phù hợp với khả năng hấp thu của cơ thể bé. Nếu trộn thêm bột hay bất cứ thực phẩm nào khác sẽ làm thay đổi công thức tối ưu này. Hơn nữa, việc làm sữa trở nên đặc thêm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận, và trẻ có thể không hấp thu hết các thành phần trong sữa.
Cũng đừng pha sữa bằng nước hoa quả vì điều đó là không cần thiết; vitamin C trong nước quả có thể làm sữa trở nên khó tiêu. Vì vậy, nếu trẻ ăn sữa bột thì tốt nhất là pha theo đúng công thức hướng dẫn, pha đặc hơn sẽ gây khó tiêu, làm yếu thận, pha loãng thì không đủ dinh dưỡng.
Cho trẻ ăn bột với đường
Một bát bột ngọt sẽ thiếu đạm và thừa đường
Bữa ăn của bé phải đầy đủ và cân đối 4 nhóm chất: bột-đường, đạm, béo, vitamin và khoáng. Vì vậy, tốt nhất vẫn là bột mặn với bột, thịt cá, rau, dầu ăn…
Một bát bột ngọt sẽ thiếu đạm và thừa đường, nếu có đủ thì thường lờ lợ khó ăn. Việc thừa đường sẽ làm tăng men chua trong dạ dày và ruột, dễ gây rối loạn tiêu hóa. Bột có thể ứ đọng trong ruột, cản trở hấp thu canxi và dẫn đến còi xương. Chất ngọt nhanh gây cảm giác no nên dễ làm cho trẻ trở nên biếng ăn.
Lạm dụng thuốc chống biếng ăn
Đừng làm dụng thuốc chống biếng ăn mẹ nhé
Trẻ em thành phố dù có đầy đủ điều kiện, có bố mẹ cập nhật được kiến thức về dinh dưỡng nhưng vẫn hay biếng ăn và còi cọc hơn trẻ nông thôn, đó là vì quá lạm dụng dược phẩm.
Nhiều bà mẹ hễ thấy con lười ăn thì thay vì tìm cách “thuyết phục” bằng các thực đơn đa dạng thì lại vội vàng đi mua thuốc chống chán ăn, men tiêu hóa… Nếu dùng lâu ngày, trẻ sẽ lệ thuộc vào những chế phẩm này và càng biếng ăn hơn. Vì vậy, chỉ nên dùng chúng khi đã “hết cách” và cũng không dùng quá 2 tuần. Trẻ dưới 6 tháng tuổi tuyệt đối không nên dùng các thuốc này.
Cho ăn quá nhiều chất bổ dưỡng
Các mẹ có biết lượng đạm bé cần mỗi ngày là 4-4,5 g/kg thể trọng (với trẻ 1 tuổi, mỗi ngày dùng tối đa 1 lạng thịt), lượng dầu mỡ cũng tương tự như vậy, trong đó 50% là mỡ thực vật. Lượng bột phải cao gấp 4 lần.
Trong năm đầu, việc nuôi trẻ có một mâu thuẫn: trẻ cần rất nhiều dinh dưỡng để phát triển trong khi hệ tiêu hóa lại còn rất yếu, nếu nuôi không khéo sẽ gây tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng và còi xương. Vì vậy, các bà mẹ phải hết sức chú ý vấn đề vệ sinh và đừng vì sốt ruột mà cho ăn quá bổ dưỡng.
Nhiều bà mẹ cho trẻ ăn ngày vài lạng thịt và ngạc nhiên thấy bé ngày càng còi cọc, đó là do khẩu phần quá nhiều đạm, khiến hệ tiêu hóa non nớt phải làm việc mệt mỏi, dễ rối loạn, gây phân sống, tiêu chảy, càng nuôi càng chậm lớn.
Lưu ý các bà mẹ nuôi trẻ ăn dặm:
– Chỉ cho ăn hoa quả khi bắt đầu ăn dặm.
– Cho ăn bổ sung tăng dần về số lượng và độ đặc. Mỗi khi thử một thức ăn mới thì phải vừa cho ăn vừa nghe ngóng xem bé có bị chướng bụng, tiêu chảy hay dị ứng không để điều chỉnh.
– Sau 8-9 tháng tuổi mới nên cho trẻ ăn tanh vì loại thức ăn này dễ gây dị ứng và tiêu chảy. Nên vừa cho ăn vừa để ý theo dõi phản ứng cơ thể bé. Chỉ nên dùng bột ăn liền khi đi picnic hoặc không có điều kiện nấu nướng, còn hằng ngày mẹ nên chịu khó nấu cho con ăn.
Một bát bột tươi sẽ có đủ dinh dưỡng, nhất là các nguyên tố vi lượng hơn là loại chế biến sẵn. Tuyệt đối không để bát bột có màu trắng mà phải tô màu cho nó: màu xanh của rau, vàng của trứng, tôm, cà rốt, nâu sẫm của thịt…. Bát bột trắng chắc chắn sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng.
Nguyễn Nguyễn
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam