Theo dõi thân nhiệt của trẻ giúp cha mẹ có thể nhanh chóng dự đoán được tình trạng bệnh để có biện pháp kịp thời. Trong bài viết này, Websosanh sẽ hướng dẫn bạn cách đo nhiệt kế cho bé chính xác nhất.
1. Cách đo nhiệt kế cho bé ở đâu là chính xác nhất
1.1. Đo nhiệt kế tại trực tràng
Để đo nhiệt kế tại trực tràng, đầu tiên bạn sẽ làm sạch nhiệt kế bằng xà phòng và rửa lại bằng nước mát. Tiếp theo, bạn lắc dụng cụ để thủy ngân bên trong dưới mức 36°C (96,8 ° F). Dùng vaseline bôi trơn phần đầu bạc để dễ dàng đưa vào hậu môn của con. Đặt trẻ nằm sấp xuống mặt phẳng chắc chắn, để lòng bàn tay giữ ngay phần lưng dưới (phía trên mông trẻ một chút). Đưa phần đầu bạc vào trực tràng khoảng 1, 5 – 2,5cm rồi để trong vòng 2 phút. Rút nhiệt kế rồi đọc nhiệt độ hiển thị. Cuối cùng, làm sạch dụng cụ với xà phòng, để khô và bảo quản.
1.2 Đo nhiệt kế ở miệng
Phương pháp đo thân nhiệt này được khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới 5 tuổi vì sẽ có nguy cơ trẻ cắn và làm vỡ thủy tinh, chảy thủy ngân bên trong gây nguy hiểm. Trước khi đo, bạn không cho trẻ uống nước nóng hay lạnh trong vòng 15 phút.
Đầu tiên, bạn rửa sạch nhiệt kế với xà phòng và nước lạnh, lắc nhiệt kế rồi đặt phần đầu nhiệt kế dưới lưỡi hướng vào bên trong của miệng. Hướng dẫn trẻ thả lỏng, thở đều và ngậm miệng, tuyệt đối không được cắn vào nhiệt kế. Để trong vòng 3-4 phút rồi lấy nhiệt kế ra và đọc kết quả. Cho trẻ súc miệng và làm sạch nhiệt kế.
1.3. Đo nhiệt kế ở tai
Nhiệt kế dùng ở tai cần được sử dụng riêng và thay thế đầu dò mỗi lần sử dụng. Cách thực hiện như sau: bạn kéo tai bé ngược về phía sau và theo hướng lên trên để ống tai thẳng hơn, dễ dàng đưa nhiệt kế vào bên trong. Cho nhiệt kế vào sâu bên trong đến khi vừa khít, giữ nút trong vòng 1 giây rồi rút ra và đọc kết quả.
1.4. Đo nhiệt kế trên trán
Đây là cách đo nhiệt kế cho bé mang lại sự thoải mái nhất với kết quả tương đối chính xác. Phương pháp đo này bạn cần sử dụng tới nhiệt kế hồng ngoại điện tử. Cách thực hiện đơn giản như sau, bạn đưa phần đầu dò vào khoảng giữa trán, cách khoảng 1 – 3 cm rồi bấm nút và đợi sau 1-3 giây sẽ có kết quả.
1.5. Đo nhiệt kế ở nách hoặc bẹn
Phương pháp đo nhiệt kế ở nách hoặc bẹn thường sử dụng để xác định nhiệt độ cho trẻ sơ sinh. Loại nhiệt kế trực tràng hoặc miệng đều có thể dùng trong trường hợp này. Rửa sạch dụng cụ bằng xà phòng và nước mát rồi đặt phần đầu nhiệt kế tiếp xúc trực tiếp với da ở giữa nách hoặc bẹn, khép chặt trong vòng 2-4 phút rồi đọc kết quả.
2. Kẹp nhiệt độ cho bé bao lâu thì tốt nhất
Thời gian kẹp nhiệt độ còn tùy thuộc vào vị trí sử dụng nhiệt kế cũng như dụng cụ đo. Đối với những loại kẹp nhiệt độ thủy ngân thông thường, bạn cần giữ ít nhất trong vòng 2 phút để mức thủy ngân tăng lên chính xác theo thân nhiệt. Tuy nhiên những dụng cụ đo hiện đại, bạn chỉ mất khoảng 1-3 giây khi xác định được vị trí đó là đã có thể thấy được kết quả.
3. Cách đọc chỉ số nhiệt độ và xác định tình trạng của bé
Đo nhiệt độ cho bé ở đâu là chính xác còn phụ thuộc vào dụng cụ cũng như phương pháp thực hiện của bạn. Nhiệt độ ở ngưỡng bình thường của trẻ là từ 36.5 độ – 37 độ C. Khi bạn thực hiện đo nhiệt cho con mà kết quả hiển thị quá thấp hoặc vượt ngưỡng tức là trẻ đang có vấn đề về sức khỏe.
Tuy nhiên, ở mỗi vị trí đo sẽ có mức nhiệt độ chênh lệch một chút và phụ thuộc vào việc bạn đo nhiệt độ cho bé ở đâu. Nếu tại hậu môn, nhiệt độ là 36.6 độ – 38 độ, tại miệng 35.5 độ – 37.5 độ, tại tai là 35.8 độ – 38 độ và tại nách/bẹn là 34.7 độ – 37.3 độ đều là những ngưỡng nhiệt bình thường.
Về tổng quan, nếu nhiệt độ khi đo cao hơn 0.1 – 0.5 độ nghĩa là trẻ đang bị sốt nhẹ. Cao hơn từ 0.5 – 1.0 độ nghĩa là trẻ đang bị sốt cao. Bạn cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bù nước và uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu kết quả cao hơn từ 1.0 – 1.5 độ, trẻ đang ở trong tình trạng nguy hiểm, cần đưa bé đến bệnh viện chuyên sâu tốt nhất để điều trị, tránh biến chứng nặng nề.
4. Lưu ý cho mẹ khi dùng nhiệt kế cho bé
4.1. Không nên dùng nhiệt kế thủy ngân cho trẻ sơ sinh
Lời khuyên cho các mẹ là không nên sử dụng nhiệt kế thủy ngân cho trẻ sơ sinh vì loại nhiệt kế này rất dễ vỡ gây nguy hiểm. Ngoài ra, để đo chính xác, bạn cần kẹp nhiệt kế trong thời gian khá lâu, từ 3-5 phút, điều này đối với trẻ sơ sinh là rất khó khăn.
4.2. Vệ sinh kỹ nhiệt kế trước và sau khi dùng
Vệ sinh nhiệt kế trước và sau khi dùng để đảm bảo cho dụng cụ không bị nhiễm trùng và lây lan khi tiếp xúc với cơ thể của trẻ. Nhất là đối với nhiệt kế khi sử dụng tại miệng và trực tràng, bạn cần khử trùng bằng cồn rồi bảo quản tại nơi khô ráo và dùng riêng cho vùng đó.
4.3. Dùng nhiệt kế thương hiệu uy tín
Nhiệt kế mà bạn lựa chọn nên là dụng cụ thiết bị y tế chính hãng được cung cấp bởi những thương hiệu uy tín sẽ được làm từ các loại chất liệu đảm bảo nhất với độ an toàn cao. Bạn nên mua tại những nơi chất lượng từ những nhà sản xuất nổi tiếng để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
4.4. Tuân thủ đúng hướng dẫn của nhà sản xuất
Hướng dẫn của nhà sản xuất đưa ra giúp người dùng thực hiện đo nhiệt độ đúng quy trình. Điều này sẽ đảm bảo cho việc sử dụng dụng cụ được an toàn và chính xác nhất.
4.5. Theo dõi bé khi dùng nhiệt kế
Khi dùng nhiệt kế, bạn nên theo dõi bé sát sao. Đặc biệt là trong các trường hợp đo tại vị trí như trực tràng, miệng, tai để tránh những sự cố đáng tiếc ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
4.6. Để tránh xa tầm tay của bé
Bạn nên tuyệt đối không cho trẻ đụng vào nhiệt kế. Đặc biệt là các nhiệt kế được làm từ thủy tinh rất dễ vỡ. Khi vỡ, thủy ngân chứa bên trong sẽ chảy ra môi trường gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong các trường hợp trẻ bị sốt, bạn có thể tham khảo dùng các miếng dán hạ sốt hạ nhiệt nhanh Kiyou, Kobayashi, Pigeon từ Nhật Bản,…
Bài viết trên đây của Websosanh đã hướng dẫn cho các bạn về cách đo nhiệt kế cho bé cũng như xác định được khoảng nhiệt độ để đánh giá sức khỏe của trẻ. Hy vọng bạn sẽ có thêm được những thông tin hữu ích giúp quá trình chăm sóc trẻ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó bố mẹ nên sắm nhiệt kế điện tử dùng an toàn, tiện lợi, dễ sử dụng, kết quả nhanh, chính xác thay vì nhiệt kế thủy ngân trước kia để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của bé và cả gia đình mình nhé!