7 máy tính bàn chuyên đồ họa đẹp dưới 15 triệu đồng cho sinh viên kiến trúc

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Bạn là dân chuyên về thiết kế đồ họa và đang muốn sắm cho mình một em máy tính để hỗ trợ chuyên môn của mình. Với kinh phí 15 triệu, sau đây Websosanh sẽ giới thiệu cho các bạn cách chọn cấu hình máy tính bàn chuyên đồ họa chất nhất.

1. Xác định ngân sách

Để sở hữu được máy tính bàn chuyên đồ họa, điều đầu tiên mà bạn cần làm chính là xác định mục tiêu và dự tính ngân sách. Nếu có kinh phí dư giả từ 20 triệu trở lên thì bạn có thể lựa chọn mua laptop đồ họa với thiết kế nhỏ gọn, nhẹ và dễ mang theo. Còn nếu như kinh tế có hạn thì tùy vào mục tiêu đặt ra cho công việc mà bạn có thể chọn linh kiện phù hợp để tự lắp ráp cho mình một chiếc máy tính.

Máy tính bàn chuyên đồ họa loại nào tốt nhất.

2. Chọn mua bộ phận cấu tạo máy

Sau khi xác định ngân sách xong thì bạn sẽ bắt đầu vào việc chọn mua các bộ phận cấu tạo máy. Để có thể tự lắp ráp được một máy tính bàn dùng cho đồ họa thì cần phải có những thiết bị cơ bản như thùng máy, màn hình, ổ cứng, bộ nhớ,… Phần tiếp theo đây sẽ là một số gợi ý cho các bạn khi chọn mua các bộ phận này của máy.

2.1. Chọn mua thùng máy

Đầu tiên là chọn mua thùng máy dành cho máy tính bàn, đây được xem là chiếc áo bên ngoài của máy. Chỉ tầm 1 triệu là bạn có thể mua được bởi yêu cầu của thùng máy không cao, chỉ cần đảm bảo được nguồn cấp đủ điện cho Mainboard là được. Tuy nhiên, các bạn cũng có thể khiến chiếc máy tính trở nên chất hơn với việc sắm ngay các vỏ case độc đáo.

2.2. Chọn màn hình

Hiện nay, màn hình dành cho máy tính bàn có giá không quá mắc, bạn có thể mua màn hình máy tính giá 3 triệu với độ chuẩn màu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải chú ý một số yêu cầu sau đây về màn hình như độ phân giải và màu sắc.

Với một nhà thiết kế đồ họa thì đây là hai yêu cầu cần được đảm bảo nhất. Tối thiểu độ phân giải cho màn hình phải là full HD nhé các bạn, nếu màn hình của bạn to nhưng độ phân giải kém thì sẽ cho hình ảnh vỡ nét, dễ bị nhòe và các chi tiết không chính xác. Về màu sắc thì chúng ta nên mở thử để kiểm tra về nét chữ hay màu sắc có rõ ràng hay không, bảng màu có đủ hay không để phục vụ cho mục tiêu thiết kế nhé.

2.3. Mua ổ cứng máy tính để bàn

Bạn có thể chọn mua ổ cứng gắn trong HDD chất lượng hay sắm ổ cứng SSD mang đến hiệu suất ghi chép dữ liệu cao cho máy tính bàn chuyên đồ họa của mình. Không có gì là hiệu quả tuyệt đối, SSD có hiệu quả tốc độ nhanh, khởi động các phần mềm nhanh chóng và mở các file có dung lượng lớn mượt hơn tuy nhiên khả năng lưu trữ lại ít hơn. Ngược lại HDD có khả năng lưu trữ nhiều nhưng cũng đồng nghĩa tốc độ sẽ chậm lại. Cũng giống như mang ít thì đi nhanh, mang nhiều thì đi chậm. Nên nếu bạn có khả năng thì có thể trang bị cả hai loại để khắc phục nhược điểm này.

Ổ cứng HDD có dung lượng lưu trữ dữ liệu cao tuy nhiên hiệu quả tốc độ chậm hơn.

2.4. Mua Mainboard – CPU – RAM – VGA 

Sở hữu bo mạch chính Mainboard chất lượng chính hãng dành cho máy tính để bàn hiện nay có giá tầm 1.5 triệu, nếu bạn chọn mua dòng Workstation thì thường nó sẽ đi kèm khi bạn mua thùng máy. Còn nếu như bạn chọn tự lắp ráp thì Mainboard nên chọn loại có khe VGA để sau này còn tiện cho việc nâng cấp. Ngoài ra, có một điểm đáng lưu ý là bo mạch cần phải gắn được với  DDR3 bởi vì loại DDR2 hiện nay đã quá cũ.

Mainboard – bo mạch chủ kết nối các linh kiện với thiết bị ngoại vi thành một hệ thống nhất.

Để vận hành được thì cần phải có bộ xử lý CPU, nếu bạn muốn đi theo con đường xài lâu dài thì có thể chọn Xeon, tuy nhiên nó không có tích hợp với card màn hình như một số dòng khác nên sẽ không khỏe bằng. Nếu các bạn muốn dùng để render phim ảnh thì nên chọn dòng Xeon này, còn nếu không phải dùng đến thì nên chọn các bộ xử lý CPU Intel Core đơn nhiệm thì hiệu suất sẽ cao hơn. Đa phần thì dòng Core thường được tích hợp với VGA, nhưng ngoài ra cũng có một số không tích hợp nhưng chất lượng sử dụng cũng rất tốt và hiển nhiên giá thành cũng mắc hơn bình thường.

Việc lựa chọn bộ nhớ trong Ram cũng khá là quan trọng. Ram càng lớn thì càng mạnh, tốc độ nhanh hơn, mở được nhiều chương trình cùng một lúc. Nếu các bạn muốn Buzz Ram thì nên hỏi người tư vấn xem có Main và CPU hỗ trợ Buzz hay không, bởi việc buzz Ram hiệu quả cần sự đồng bộ của ba linh kiện này. Khi bạn muốn Ram nhanh hơn nữa thì có thể chọn loại có độ trễ thấp, tuy nhiên giá tiền của nó lại rất cao.

Với chi phí khoảng 15 triệu thì bạn có thể dành ra 2 triệu cho card màn hình – VGA. Nếu là dân thiết kế thì bạn nên chọn card màn hình NVIDIA, đây là một trong những VGA cho máy tính bàn thiết kế đồ họa được nhiều người lựa chọn vì nó hỗ trợ phần mềm tốt hơn so với một số hãng khác. Bạn cũng nên cân nhắc chọn bit bởi bit càng cao thì việc xử lý đồ họa sẽ tốt hơn.

2.5. Mua phụ kiện khác

Ngoài các thành phần chính cơ bản trên thì các bạn cần phải trang bị thêm một số phụ kiện khác như đầu đọc thẻ nhớ, card wifi, bàn phím máy tính, chuột,… hay có thể trang bị thêm bộ lưu điện UPS để đề phòng trường hợp mất điện khi đang làm việc.

Chuột máy tính là một trong những phụ kiện không thể thiếu của máy tính bàn.

3. Tiến hành lắp ráp

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các linh kiện của máy tính bàn thiết kế đồ họa thì bước tiếp theo là lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Đầu tiên, chuẩn bị vỏ máy và lắp nguồn, nguồn chúng ta nên chọn loại có thể tháo ra được để khi lắp máy bên trong sẽ gọn gàng hơn, không chiếm vị trí thống gió của máy.

Có thể đặt úp hoặc ngửa nguồn tùy thích, tuy nhiên nên tránh vị trí mà côn trùng có thể rơi vào, có thể dùng miếng chắn main để ngăn chặn việc này. Sau đó bạn rút hết các loại dây của case và dây nguồn ra phía sau thùng máy qua các lỗ trống rồi chuẩn bị lắp linh kiện khác vào.

Tiếp theo chính là lắp đặt CPU và Ram lần lượt vào MAIN, chú ý lắp theo thứ tự, thao tác phải nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật bởi đây là phần quan trọng trong cấu trúc của máy tính bàn chuyên đồ họa , các bạn nên ngồi ở trên ghế và lắp ráp trên bàn thì sẽ đảm bảo độ an toàn và chắc chắn hơn.

Tiếp nữa là lắp bo mạch chính vào vỏ và gắn dây cấp nguồn. Sau đó là đến các dây tín hiệu như Audio, usb, power, quạt, ổ cứng, tản nhiệt rồi đến card màn hình VGA. Cuối cùng là cố định và kiểm tra lại kết nối của các dây, đảm bảo không bị sứt hay gãy gập. Như vậy là bạn đã hoàn thành tự lắp cho mình một chiếc máy tính bàn.

Lắp đặt CPU và Ram lần lượt vào Mainboard ới thao tác phải nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật.

4. 7 máy tính bàn chất nhất cho dân kiến trúc học đồ họa

Ở phần cuối cùng này, bạn còn băn khoăn nên mua máy tính của hãng nào tốt thì Websosanh sẽ giới thiệu cho các bạn một số máy tính bàn cho sinh viên kiến trúc chất nhất. Cùng đi tìm hiểu xem nhé.

Máy tính để bàn Dell Vostro 3670MT 70157886: Đây là một trong các lựa chọn máy tính Dell cấu hình khủng như bộ xử lý Intel Core i7-8700 với tốc độ 3.2GHz, bộ nhớ trong được trang bị lên đến 8GB cho khả năng mở nhiều chương trình với tốc độ nhanh chóng. Ổ cứng HDD 1TB có ưu điểm với lượng lưu trữ dữ liệu lớn.

Ngoài ra còn có card đồ họa Intel UHD Graphics 630 và chuột Dell đi kèm. Với các thông số trên thì sản phẩm này đem lại hiệu quả cao trong việc giải quyết công việc một cách nhanh chóng và chính xác, giúp tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí khác, đây có thể nói là máy tính bàn dùng cho đồ họa có cấu hình rất chất. Hiện nay, sản phẩm này có giá trên thị trường khoảng 9.400.000 đồng. 

Dell Vostro 3670MT 70157886 có cấu hình khủng thích hợp dành cho sinh viên chuyên thiết kế đồ họa.

Máy tính để bàn Dell OptiPlex 3050MT 42OT350W04: với kích thước 154 x 274 x 350 mm, máy có CPU Intel Core i5-7500 tốc độ 3.4GHz, bộ nhớ RAM 4GB, ổ cứng HDD với dung lượng lưu trữ cao 1TB, sử dụng hệ điều hành Windows 10 Pro 64-bits. Ngoài ra còn có kèm bàn phím, chuột, và một số cổng kết nối như USB, LAN, HDMI,…

Cho khả năng truyền tải và xử lý nhanh chóng, lưu trữ được nhiều dữ liệu và có thể chạy đồng thời nhiều file cùng một lúc. Giá hiện nay trên thị trường của Dell OptiPlex 3050MT 42OT350W04 là khoảng 14.892.000 đồng.

 

Máy tính để bàn Dell OptiPlex 3050MT 42OT35D006: máy tính Dell OptiPlex 3050MT 42OT35D006 có bộ xử lý Intel Core i5-7500 3.4GHz, sử dụng card đồ họa AMD Radeon R7 4GB, bộ nhớ trong có dung lượng RAM 4GB, ổ cứng của máy dùng HDD 1TB, ngoài ra còn có nhiều cổng kết nối khác nhau và kèm thêm bàn phím và chuột. Bên cạnh khả năng xử lý nhanh chóng, sản phẩm này còn có thiết kế độc đáo, mạnh mẽ hiện đại với nhiều khe tản nhiệt giúp làm mát hiệu quả. Chỉ với 14.390.000 đồng, bạn đã sở hữu được cho mình một chiếc máy tính bàn phục vụ cho công việc thiết kế của mình.

Máy tính bàn chuyên đồ họa  Dell OptiPlex 3050MT 42OT35D006 .

Máy tính để bàn Dell Inspiron 3670 70157880: đây là một trong những máy tính để bàn thương hiệu nổi tiếng Dell thích hợp dành cho thiết kế đồ họa, với bộ xử lý Intel Core i5-8400 2.80GHz và RAM 8GB cho tốc độ truyền tải nhanh chóng, ổ cứng HDD 1TB lưu trữ nhiều hơn, đặc biệt là card màn hình NVIDIA GeForce GT 1030 2GB cho khả năng chỉnh sửa phần mềm hiệu quả. Ngoài ra đi kèm còn có chuột và bàn phím. Với vẻ ngoài mạnh mẽ, hiện đại, thiết kế khoa học giúp đem lại cảm hứng sáng tạo, tiết kiệm không gian tuyệt vời cùng khả năng chạy chương trình nhanh chóng, giúp bạn đảm bảo thời gian làm việc hiệu quả hơn. Giá tham khảo cho sản phẩm này hiện nay là 13.974.000 đồng.

Máy tính để bàn Dell Inspiron 3670 70157880.

Máy tính để bàn Dell Inspiron 3470 (STI51315-8G-1T): Với kích thước 92.6 x 290 x 292 mm, Dell Inspiron 3470 STI51315-8G-1T trang bị hệ thống xử lý Intel Core i5-8400 với tốc độ CPU lên đến 4.0 GHz, sở hữu Ram bộ nhớ truy xuất dữ liệu nhanh chóng với dung lượng bộ nhớ 8GB, card đồ họa Intel UHD Graphics 630 và ổ cứng lưu trữ dữ liệu cao HDD 1TB. Với bộ xử lý mạnh mẽ và dung lượng lưu trữ lớn, sản phẩm này đảm bảo cho bạn hoàn thành các công việc một cách nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều thời gian, tốc độ xử lý nhanh và tiêu thụ năng lượng ít hơn. Ngoài ra với thiết kế khoa học, trang bị nhiều khe cắm khác nhau hỗ trợ cho nhiều mục đích làm việc. Giá của sản phẩm này là 12.087.000 đồng.

Máy tính để bàn Dell Inspiron 3470 với tốc độ xử lý dữ liệu nhanh chóng tiết kiệm nhiều thời gian.

Máy tính để bàn Dell Vostro 3670MT J84NJ1: Dell Vostro 3670MT J84NJ1 sử dụng bộ xử lý Intel Core i5-8400 2.8GHz cho tốc độ xử lý nhanh kèm với card đồ họa Intel UHD Graphics 630, bộ nhớ trong RAM đến 4GB, ổ cứng HDD 1TB cho khả năng lưu trữ cao. Nhờ trang bị bộ xử lý mới nhất nên sản phẩm có thể đảm bảo công việc của bạn được xử lý một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, đó cũng là lý do sản phẩm này trở thành máy tính bàn chuyên đồ họa được nhiều bạn trẻ hiện nay lựa chọn.

Dell Vostro 3670MT J84NJ1 máy tính bàn dành cho dân chuyên thiết kế đồ họa.

Bên cạnh đó là thiết kế thông thoáng của khung máy giúp làm mát, giảm bụi đồng thời tiết kiệm được không gian, nâng cao hiệu suất làm việc. Ngoài ra còn có chức năng bảo mật và lưu trữ thông tin đáng tin cậy, tránh các truy cập trái phép vào máy tính của bạn. Giá cho một chiếc Dell Vostro 3670MT J84NJ1 hiện nay là 10.928.000 đồng.

Máy tính để bàn HP ProDesk 400 G4 – 1AY74PT:  HP ProDesk 400 G4 – 1AY74PT cũng là một trong số máy tính bàn cho sinh viên kiến trúc được nhiều người lựa chọn. Được trang bị bộ CPU Intel Core i5-4C, bộ nhớ trong 4GB, ổ cứng 1TB cho khả năng xử lý và truyền tải dữ liệu nhanh chóng, có thể mở cùng lúc nhiều file khác nhau, ngoài ra còn có card màn hình VGA ODD 9.5, bàn phím, chuột và một số cổng kết nối dữ liệu khác.

Máy tính bàn dành cho dân kiến trúc thiết kế đồ họa chuyên nghiệp HP ProDesk 400 G4 – 1AY74PT.

Với thiết kế gọn gàng, tốc độ nhanh chóng, khách hàng yêu thích chọn mua máy tính bàn thương hiệu HP giúp tiết kiệm không gian và thời gian, giảm nhiều chi phí khác. Sản phẩm này hiện trên thị trường có giá khoảng hơn 11.000.000 đồng.

Trên đây là cách chọn linh kiện, dự tính chi phí cũng như cách lắp ráp một chiếc máy tính bàn chuyên đồ họa và danh sách những chiếc máy tính để bàn đáng mua hiện nay.  Đừng quên sử dụng Websosanh để tìm được nơi bán máy tính với mức giá rẻ nhất trên thị trường hiện nay.

Tin tức về Máy tính - Laptop

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Đánh giá laptop Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9: Có nên mua trong năm 2024?

Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 9 ra mắt năm 2021, là một trong những chiếc laptop doanh nhân hàng đầu nổi tiếng với thiết kế sang trọng, cấu hình mạnh mẽ và khả năng bền bỉ đáng kinh ngạc. Nhưng liệu trong năm 2024 với rất nhiều model thế hệ mới, sản phẩm này liệu còn có sức cạnh tranh hay không?
Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.