9 cách giúp bà bầu bị mất ngủ nhanh sâu giấc không ảnh hưởng thai nhi

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Rất nhiều bà bầu bị tình trạng mất ngủ trong suốt thời gian mang thai. Điều này rất ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và khám phá các phương pháp chữa cho bà bầu bị mất ngủ trong bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị mất ngủ

1.1 Hay tiểu đêm

Trong quá trình mang thai người mẹ phải bổ sung thêm lượng máu lớn cho thai nhi phát triển. Chính vì điều này thận phải làm việc nhiều hơn để tăng thể tích cho cả mẹ và bé, do quá trình lọc máu nên sẽ tạo thêm nhiều nước tiểu nên khiến bà bầu đi tiểu nhiều hơn nhất là vào ban đêm.

Khi thai kỳ càng lớn và tử cung sẽ dần giãn nở điều này cũng gây áp lực cho bàng quang dẫn đến người mẹ sẽ đi tiểu nhiều lần hơn kể cả ban đêm hay ban ngày. Đặc biệt nếu thai nhi hoạt động nhiều vào ban đêm sẽ khiến bà bầu bị mất ngủ do phải đi tiểu nhiều lần hơn.

Việc đi tiểu đêm nhiều lần sẽ làm giấc ngủ bà bầu bị gián đoạn và không được ngon như bình thườngViệc đi tiểu đêm nhiều lần sẽ làm giấc ngủ bà bầu bị gián đoạn và không được ngon như bình thường.

1.2 Nhịp tim tăng

Khi nghiên cứu các cách giúp chữa chứng bà bầu bị mất ngủ cả đêm thì một nguyên nhân nữa đó là nhịp tim tăng trong quá trình mang thai để bơm máu đến nuôi cả người mẹ và thai nhi. Tim sẽ làm việc với công suất nhiều hơn bình thường nên sẽ làm cho giấc ngủ của bà bầu bị ảnh hưởng rất nhiều.

1.3 Khó thở

Trong quá trình thai kỳ lượng hormone gia tăng nhiều sẽ làm cho hệ hô hấp hoạt động trở nên khó khăn hơn. Hơi thở của bà bầu sẽ nặng nề và sâu hơn bình thường để lấy đủ lượng oxy. Khi thai càng lớn, khi tử cung giãn nở sẽ chiếm lấy nhiều diện tích và gây áp lực lên cơ hoành nằm dưới phổi. Điều này sẽ làm bà bầu cảm thấy khó chịu và ít nhiều gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

1.4 Chuột rút chi dưới và đau lưng

Một số trường hợp trong thời gian mang thai bà bầu hay gặp tình trạng chuột rút chi dưới vào ban đêm. Khi có bầu cơ thể người phụ nữ sẽ tiết ra hormone relaxin để giúp cho việc chuẩn bị sinh con. Tuy nhiên loại hormone này lạ gây ảnh hưởng xấu đến các dây chằng trong cơ thể.

Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chuột rút chi dưới và nhất là đau lưng ở những bà bầu. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bà bầu. Thông thường tình trạng chuột rút xảy ra nhiều lần trong đêm nên làm giấc ngủ bầu không được ngon và không thể ngủ lại như bình thường.

1.5 Chứng ợ nóng và táo bón

Trong quá trình mai thai hệ tiêu hóa của bà bầu sẽ hoạt động hơn bình thường, nhưng bên cạnh đó bà bầu lại ăn quá nhiều loại thức ăn. Chính vì thế thức ăn sẽ đọng lại trong dạ dày cũng như trong ruột non lâu hơn.

Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng ợ nóng và táo bón. Chứng ợ nóng và táo bón này sẽ bị nặng hơn khi thai kỳ càng lớn khi tử cung giãn nở và gây áp lực lên ruột già và cả dạ dày. Điều này cũng sẽ khiến bà bầu bị mất ngủ hằng đêm và ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của cả bầu và em bé.

1.6 Vị trí ngủ

Việc phải mang trong mình một em bé đang dần dần lớn lên sẽ làm cho bụng của người phụ nữ to lên từng ngày. Điều này cũng làm khó khăn trong việc có được một vị trí ngủ ngon nhất. Bạn sẽ không được nằm áp bụng hay nằm ngửa bụng thoải mái như trước đây. Hầu như những tư thế ngủ khác cũng làm bà bầu không thoải mái. Hãy lựa chọn tư thế ngủ tốt cho con, dễ an giấc nhất và thử nghiệm để cải thiện được sức khỏe của bản thân.

1.7 Chuyển động của em bé

Nếu bà bầu đang có một giấc ngủ ngon như em bé trong bụng mẹ cứ hoạt động đạp hay chuyển động cũng sẽ đem đến sự khó chịu trong giấc ngủ của bầu. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên triệu chứng khó ngủ ở phụ nữ đang mang bầu.

Tư thế và vị trí ngủ không thoải mái sẽ khiến cho bà bầu rất khó ngủ trong suốt quá trình mang thai Tư thế và vị trí ngủ không thoải mái sẽ khiến cho bà bầu rất khó ngủ trong suốt quá trình mang thai .

2. Cách chữa mất ngủ cho bà bầu

2.1 Hạn chế uống nhiều nước trước khi ngủ

Khi đã tìm hiểu được những nguyên nhân gây nên tình trạng mất ngủ hay khó ngủ ở bà bầu như trên thì bạn cũng có thể tìm được những cách chữa trị đơn giản và hiệu quả nhất qua các cách giúp mẹ bầu ngủ sâu và ngon giấc hiệu quả. Với tình trạng tiểu đêm thường xuyên gây ảnh hưởng đến giấc ngủ các bà bầu cũng có thể lưu ý không nên uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.

Bạn nên cân đối uống đủ lượng nước cần thiết vào ban ngày và giảm lượng nước vào ban đêm, nhất là khoảng thời gian trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng tiểu đêm và giúp cho giấc ngủ của bà bầu được ngon và sâu hơn. Bên cạnh đó bạn cũng thể đặt một chiếc bô nhỏ ngay tại giường ngủ để có thể thuận tiện cho quá trình đi tiểu và không gây mất thời gian quá nhiều cho việc đi tiểu tiện. Điều này sẽ giúp không gây gián đoạn giấc ngủ của thai phụ quá nhiều, giúp bạn dễ dàng trở lại với giấc ngủ hơn.

Bà bầu nên hạn chế uống nước trước khi đi ngủ Bà bầu nên hạn chế uống nước trước khi đi ngủ (Nguồn: parents.fr)

2.2 Chọn gối kê đầu

Với nguyên nhân gây ra tình trạng bà bầu bị mất ngủ và ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào chính là chứng ợ nóng hay táo báo thì bà bầu có thể sử dụng một chiếc gối gối cao để kê đầu. Điều này giúp làm giảm thiểu tình trạng ợ nóng gây mất ngủ và đem đến giấc ngủ ngon và sâu hơn cho bà bầu. Tuy nhiên với phương pháp này bạn nên có sự tư vấn kỹ của bác sĩ trước khi thực hiện.

2.3 Thay đổi tư thế ngủ

Trong quá trình mang thai bà bầu nên ngủ nghiêng người sang trái hay phải. Hoặc đổi nhiều tư thế và tự tìm cho mình được tư thế ngủ thoải mái nhất. Ngoài ra hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều loại gối ngủ cho bà bầu êm giấc, không gây đau lưng, cổ vai gáy mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

2.4 Massage hoặc ngâm chân trước khi ngủ

Để giảm được tình trạng chuột rút chi dưới gây ảnh hưởng đến giấc ngủ thì các bà bầu nên thực hiện những động tác massage hay mua các loại máy ngâm chân giúp thư giãn trước khi ngủ. Nếu bạn không tự thực hiện được những động tác massage thì có thể nhờ ông xã hay người thân trong gia đình của mình. Với cách này sẽ giảm được tối đa tình trạng bà bầu bị mất ngủ do chuột rút. Tuy nhiên nếu bị tình trạng chuột rút chi dưới quá nghiệm trọng thì bà bầu cũng nên đến gặp bác sĩ để có được những tư vấn và kiểm tra chính xác nhất.

2.5 Không gian ngủ đủ rộng

Trong quá trình mang thai người phụ nữ cũng thường xuyên thay đổi tư thế và vị trí ngủ chính vì thế nên tạo cho được không gian ngủ đủ rộng để họ có thể thực hiện được những động tác ấy. Nếu không gian ngủ quá chật hẹp bà bầu sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái khi ngủ, điều này sẽ làm giấc ngủ không ngon và sâu.

2.6 Ăn các món ăn cải thiện giấc ngủ

Trong quá trình mang thai người mẹ cũng nên bổ sung nhiều loại thực phẩm có chứa Vitamin B từ những món ăn dinh dưỡng dành cho bà bầu để cải thiện được quá trình trao đổi chất của cả mẹ và con, cung cấp đầy đủ năng lượng và giúp bảo vệ các mô thần kinh tốt hơn giúp giảm căng thẳng và đem lại giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Phụ nữ mang thai nên ăn nhiều các loại cá tươi ngon, giàu dinh dưỡng và các loại đậu để giúp bồi bổ cho não bộ cũng như giúp cho mẹ có được một giấc ngủ ngon hơn.

Bà bầu cũng không nên ăn hay uống quá nhiều các loại đồ ăn hay đồ uống có chứa caffeine hay chocolate. Những loại thức ăn này sẽ giúp kích thích thần kinh và bà bầu bị mất ngủ hay khó ngủ hơn vào buổi tối.

Nếu bà bầu muốn ăn vặt thì tốt hơn nên ăn một chén súp nóng, một lát bánh mì hay uống một ly sữa dành riêng cho bà bầu hâm nóng để bổ sung thêm dưỡng chất cho cơ thể. Ngoài ra bà bầu cũng không nên ăn quá no hay quá nhiều trước giờ ngủ. Điều này sẽ làm cho dạ dày hoạt động nhiều hơn và tăng tình trạng ợ nóng và táo bón cũng như gây khó ngủ vào ban đêm. Bên cạnh đó bà bầu cũng nên ăn từ từ và nhai kỹ để dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn hơn và không gây áp lực cho hệ tiêu hóa, tim và hệ hô hấp.

2.7 Tạo tâm lý thoải mái

Với những phương pháp trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi khi trong nhà có bầu mất ngủ phải làm sao? Tuy nhiên điều quan trọng nhất cũng chính ở do người phụ nữ, họ phải tự tạo được một tâm lý thoải mái nhất, sẵn sàng chấp nhận và đón chờ với những khó khăn trong suốt quá trình mang thai. Bên cạnh đó phụ nữ mang thai cũng nên suy nghĩ tích cực và vui vẻ để đảm bảo được sự phát triển toàn diện của thai nhi. Hãy thử tham khảo các cách giảm stress cho mẹ bầu thư giãn giúp giải tỏa phần nào sự gò bó bấy lâu. Tâm lý và suy nghĩ của người phụ nữ ảnh hưởng rất nhiều đến bé trong quá trình mang thai nên bất kỳ người phụ nữ nào cũng nên lưu ý điều này.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Hướng dẫn cách pha sữa XO cho bà bầu khoa học và không mất vi chất

Hướng dẫn cách pha sữa XO cho bà bầu khoa học và không mất vi chất

Sữa XO Mom cung cấp canxi, axit Folic và hơn 39 lại vitamin khoáng chất cho bà bầu và thai nhi. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách pha sữa XO cho bà bầu chuẩn khoa học và không làm mất đi vi chất trong sữa. Cùng đọc bài viết dưới đây để nắm bắt rõ hơn về cách pha sữa XO Mom đúng chuẩn.

Tin tức về Sản phẩm cho mẹ

So sánh máy hút sữa Imani Ibox 2in1, Spectra Wearable và Momcozy S12 Pro

So sánh máy hút sữa Imani Ibox 2in1, Spectra Wearable và Momcozy S12 Pro

Imani Ibox 2in1, Spectra Wearable và Momcozy S12 Pro hiện là 3 sản phẩm máy hút sữa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và phân vân nhất khi mua. Nếu mẹ cũng đang băn khoăn vấn đề nên mua sản phẩm nào để sử dụng trong hành trình sắp tới thì nên đọc bài so sánh chi tiết sau:
5 thắc mắc của người dùng về sữa bầu Enfamama

5 thắc mắc của người dùng về sữa bầu Enfamama

Sữa bầu Enfamama là sản phẩm được ra đời và phát triển dành riêng cho bà bầu với nhiều công dụng như bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa,... Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng về xuất xứ, liều lượng sử dụng an toàn và các đánh giá thực tế của mẹ bầu đã sử dụng.
TOP các loại sữa tươi không đường tốt cho bà bầu tham khảo

TOP các loại sữa tươi không đường tốt cho bà bầu tham khảo

Sữa tươi không đường cho bà bầu là loại sữa tươi nguyên chất, giàu chất dinh dưỡng và không thêm đường nên không gây tăng cân, vì vậy rất được chị em tin chọn trong thời gian thai kỳ. Hãy cùng Websosanh.vn điểm danh tên 5 loại sữa không đường cho bà bầu được ưa chuộng hiện nay nhé!