9 mẹo hay giúp "giải quyết" tình trạng đau ngực khi cho con bú

Chuyển tới nội dung chính trong bài [xem]
Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tốt nhất giúp bé phát triển nhanh và khỏe mạnh. Tuy nhiên, không ít các bà mẹ cảm thấy đau tức ngực bởi cho con bú nhiều lần trong ngày.

Đau ngực là tình trạng không ít người mẹ mắc phải trong giai đoạn cho con bú. Tình trạng này nếu kéo dài không những sẽ làm ảnh hưởng đến mẹ mà còn khiến bé không được bú đều. Sau đây là 9 mẹo hay giúp “giải quyết” tình trạng đau ngực khi cho con bú các mẹ trẻ nên biết.

Khuyến khích bé tự bú mẹ

Nếu bé tìm đến ty mẹ và bú sữa thì đó chính là bản năng của cả người mẹ và cả em bé. Và cũng bởi là bản năng nên nguy cơ bị đau ngực ở người mẹ sẽ được hạn chế rất nhiều. Ngược lại, nếu bé cần phải cho ty vào mới bú thì trường hợp bé bú sai tư cách, ngậm ty sai cách và khiến cho bầu ngực của mẹ bị đau rát là điều không thể tránh khỏi.

Bởi vậy, tốt nhất, mẹ hãy để bé tìm đến đầu ty và bú sữa mẹ như một bản năng bằng cách sử dụng bàn tay và cánh tay để hỗ trợ cho bé.

Chú ý đến tư thế cho con bú

Tư thế cho con bú cũng là một trong những điều quyết định việc bầu ngực của mẹ có bị đau rát hay không, nếu tư thế sai thì nguy cơ đau ngực sẽ là điều không tránh khỏi. Cho con bú không hẳn là một việc khó, nhưng với người lần đầu làm mẹ, bạn có thể sẽ hơi lúng túng và gặp một chút khó khăn khi bắt đầu.

Tư thế đúng nhất khi cho con bú là: để bụng bé áp vào bụng mẹ, bé cần ngậm phần lớn núm vú mẹ, môi dưới hơi trề ra. Tư thế nằm hoàn hảo nhất của bé là để chóp mũi đối diện với đầu ngực mẹ. Mẹ nên có một chiếc gối chuyên dụng để có thể đặt bé lên theo tư thế này.

Điều chỉnh tư thế của bé

Mẹ có thể hạn chế tình trạng bị đau ngực bằng cách điều chỉnh tư thế khi cho bé bú. Nếu bé đang ở một tư thế chưa thuận lợi lắm, mẹ có thể nhẹ nhàng điều chỉnh lại phần đầu, vai của bé để con ngậm ty đủ sâu và mút một cách thoải mái hơn. Tuy nhiên, hãy điều chỉnh một cách nhẹ nhàng và đừng để bé phải ngắt quãng việc bú mẹ, nếu không bé sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại sai tư thế.

Nhận biết nhanh dấu hiệu đói của bé

Bé thường sẽ khóc khi đói, tuy nhiên, đó không phải là dấu hiệu duy nhất cho biết rằng bé cần sữa mẹ. Tốt nhất, mẹ hãy cho bé bú ngay khi con tỏ dấu hiệu đói là cách tốt để mẹ không bị đau. Hãy nhớ là, khi quá đói, bé sẽ không còn đủ kiên nhẫn và việc vội vàng “chụp” lấy núm ty của mẹ chỉ có thể khiến tình trạng đau ngực tồi tệ hơn.

Đến gặp bác sĩ nếu mẹ tự cảm thấy rằng mình đang mắc một chứng bệnh nào đó

Các mẹ nên nhớ rằng không phải lúc nào tình trạng đau ngực cũng gây ra bởi tư thế sai. Có thể mẹ đã bị nhiễm nấm men, nhiễm trùng hay một chứng bệnh nào đó ở vùng ngực. Nếu nghi ngờ khả năng này, mẹ nên đến gặp bác sỹ để được kiểm tra nhé.

Nếu có dấu hiệu Đầu ngực bị đau nứt hay chảy máu thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn có vấn đề khi cho bé bú. Hãy nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để việc nuôi con bằng sữa mẹ trở nên thoải mái hơn.

Cũng có thể bé bị dị tật dính thắng lưỡi

Mặc dù đây là dị tật rất hiếm gặp nhưng không phải là không thể xảy ra. Dị tật dính thắng lưỡi sẽ khiến bé không thể mút sữa mẹ như những đứa trẻ bình thường. Nếu cố gắng cho con bú, mẹ sẽ càng bị đau và khó chịu vì không thể tạo ra một tư thế thuận lợi cho con. Để phát hiện dị tật này, mẹ hãy để ý vị trí của lưỡi mỗi khi bé khóc to. Nếu lưỡi không thể nâng lên chạm tới vòm miệng thì hãy đưa con đến gặp bác sỹ nhé.

Dùng dụng cụ bảo vệ núm vú

Nếu mẹ không thể làm cách nào khác để giảm đau ngực thì dùng dụng cụ bảo vệ núm vú cũng là một cách khá hay. Được làm từ silicon, các dụng cụ bảo vệ nhũ hoa trông gần giống với núm bình sữa và được đặt lên đầu ngực người mẹ trước khi cho con bú. Đôi khi, tình trạng có thể tệ hơn vì bé không quen với việc bú mẹ thông qua dụng cụ bảo vệ. Sự khó khăn này sẽ lại tiếp tục gây ra thêm tổn thương trên nhũ hoa của mẹ.

Dùng chính sữa mẹ để chữa lành những vết thương

Sữa mẹ có rất nhiều công dụng, không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé mà còn có thể giúp mẹ chữa lành vết thương đau ngực. Vắt một ít sữa mẹ ra ngoài đầu núm vú và để khô tự nhiên sẽ có tác dụng giúp mẹ chữa lành tổn thương. Nếu tình trạng có vẻ nặng nề, mẹ nên nhờ bác sỹ kê một loại thuốc chống nhiễm trùng hoặc diệt nấm men. Để giảm đau tạm thời, mẹ có thể chườm một túi đá lạnh lên đầu ngực ngay trước khi cho con bú.

Tránh mặc áo quá chật

Nếu đầu ngực đang bị đau, hẳn mẹ không hề thích cảm giác bị cọ xát với các lớp vải áo chật chội. Để cải thiện tình trạng này, mẹ nên chọn áo lót thông thoáng, có thể sử dụng thêm dụng cụ định hình đầu ty để giữ đầu ngực an toàn.

Nên nhớ rằng tình trạng đau ngực sẽ cản trở việc cho con bú của người mẹ, từ đó phát sinh ra nhiều vấn đề vô cùng rắc rồi. Nếu mẹ đã thử các cách trên mà ngực vẫn bị đau thì có lẽ đã đến lúc mẹ cần phải gặp bác sĩ rồi đấy!

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

9 loại sữa cho bé bị tiêu chảy rối loạn tiêu hóa giàu dinh dưỡng nhất

9 loại sữa cho bé bị tiêu chảy rối loạn tiêu hóa giàu dinh dưỡng nhất

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là một trong những nguyên nhân có thể làm cho bé bị tiêu chảy. Vậy nên bổ sung sữa nào khi bé bị tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu những loại sữa cho bé bị tiêu chảy tốt nhất trên thị trường hiện nay qua bài viết sau.

Tin tức về Sản phẩm cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Sữa chua Gotz là lựa chọn tuyệt vời cho mọi lứa tuổi nhờ hương vị tự nhiên, thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt không chứa các chất phụ gia nhân tạo. Giá cả hợp lý và công dụng sức khỏe đã giúp Gotz trở thành một sản phẩm quen thuộc và an toàn trong nhiều gia đình.
Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Sữa chua Bledina là lựa chọn lý tưởng cho các bậc phụ huynh muốn mang lại cho trẻ một sản phẩm dinh dưỡng an toàn và chất lượng. Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, cam kết không chất bảo quản và dễ tiêu hóa, Bledina xứng đáng là một phần trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nhỏ.