Đá bào là món đồ uống tuyệt ngon giúp giải nhiệt hiệu quả trong những ngày hè nắng nóng. Món đồ uống này đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Từ đá mịn, siro và những công thức chế biến độc đáo mỗi quốc gia lại có một loại đồ uống từ đá bào đặc trưng cho văn hóa của đất nước mình.
Patbingsu ở Hàn Quốc
Patbingsu mang ý nghĩa là đậu đỏ (pat) và bánh nếp (pingsu)
Hàn Quốc là đất nước có khí hậu cũng mang nhiều nét đặc trưng của vùng nhiệt đới nóng ẩm, mùa hè ở đất nước này cũng oi bức và khắc nghiệt không kém các quốc gia nằm trong vùng nhiệt đới. Chính vì vậy mà các loại đồ uống làm từ đá của đất nước này cũng không kém phần phong phú và hấp dẫn. Trong đó có công thức đá bào đủ vị nổi tiếng toàn cầu Patbingsu. Tên của món đồ uống này mang ý nghĩa là đậu đỏ (pat) và bánh nếp (pingsu) – một dạng viên bánh bếp đem hấp lên gần giống như mocha (Nhật Bản) nhưng ít dai hơn. Hình thức sơ khai của món này là từ thời Joseon (1392 – 1897) chỉ đơn giảm có đậu đỏ, bánh nếp và nước đá. Hiện nay, món đồ uống này có thêm trái cây tươi, sữa đặc có đường, siro, ngũ cốc và kem. Hương vị phổ biến bao gồm trà xanh, cà phê và sữa chua.
Kulfi ở Ấn Độ
Kulfi là món tráng miệng truyền thống được người dân Ấn Độ rất ưa thích, đặc biệt là giới trẻ. Bề ngoài của nó khá giống với kem bình thường tuy nhiên lại dai và mềm mịn hơn do được trộn thêm với bột gạo hoặc bột ngô. Vị Kulfi được ưa chuộng nhất là xoài và hoa hồng với sự kết hợp hoàn hảo giữa hương dịu nhẹ của hoa hồng và vị ngọt lịm của xoài. Theo truyền thống, Kulfi được đặt thêm một chiếc lá hoặc que, giữ lạnh trong các nồi đất nung lớn gọi là matka, chứa đầy nước và muối.
Raspao ở Panama
Raspao được đựng trong miếng xốp hình ốc quế, có thể tự ăn hoặc dùng ống hút (nguồn: internet)
Paspao là món đá bào của người Mỹ La Tinh được rưới siro đậm đặc, nhiều màu sắc để gây bắt mắt. Để tăng thêm độ ngọt họ còn pha kèm sữa đặc hoặc mật ong do đó nó thường có mùi thơm ngậy của sữa hay mùi mật ong. Raspao được đựng trong miếng xốp hình ốc quế, có thể tự ăn hoặc dùng ống hút.
Spaghettieis, Đức
Tên gọi là spaghettieis vì đĩa kem giống hệt đĩa mỳ ý truyền thống. Kem vani được bào bằng dụng cụ để giống với vắt mì, sau đó được rưới mứt dâu tây có màu đỏ từa tựa như nước sốt cà chua kèm một lớp mỏng kem tươi phủ lên trên trông hấp dẫn đúng kiểu một đĩa mỳ Ý thực thụ.
Snow balls, Mỹ
Món snow balls đặc biệt được ưa chuộng tại New Orleans, Mỹ trong những ngày hè oi bức. Với đá bào mịn pha siro nhiều mùi vị. Mỗi cốc Snow balls thường chỉ có một màu do siro tạo nên, thường là các màu sắc ấm nóng như vàng, đỏ… Món này được dùng bằng ống hút và thìa.
Ais Kacang ở Malaysia
Thành phần của Ais Kacang thường chỉ có đậu đỏ, đá bào, ngô ngọt, hạt cọ, thạch, … (nguồn: internet)
Món đá bào trông ngon mắt này đến từ đất nước Malaysia. Thành phần của Ais Kacang thường chỉ có đậu đỏ, đá bào, ngô ngọt, hạt cọ, thạch, … Đôi chỗ, họ còn bỏ vào Ais Kacang chút hương vị của cocktail hoa quả.
Baobing ở Đài Loan
Baobing hay còn gọi là tsua – bing là món đá bào tráng miệng phổ biến ở Đài Loan. Món này có lịch sử khá lâu đời, có những ghi chép ghi nhận sự tổn tại từ thế kỉ thứ 7. Lớp đá bào xếp cao như núi, xung quanh là hoa quả và siro. Món đá bào này rất được ưa chuộng trong những ngày hè.
Halo – Halo của Phillipines
Halo Halo theo tiếng Phillipines có nghĩa là mix- mix (nguồn: internet)
Halo Halo theo tiếng Phillipines có nghĩa là mix- mix, là món đồ uống rất hấp dẫn ở Philippines. Ngoài những thành phần cơ bản là đá bào và sữa đặc, thì Halo còn đặc biệt hơn thế với sự kết hợp với nhiều hoa quả miền nhiệt đới như: mít, hồng xiêm, đu đủ, chuối, đậu đỏ, khoai lang, … Một số nơi còn trang trí thêm viên kem ở giữa nhìn rất đẹp mắt. Mỗi ly Halo được bày biện đẹp mắt. Từng loại hoa quả được xếp lớp riêng, thêm lớp đá bào, chút sữa đặc. Khi thưởng thức, trộn đều lên là bạn có một cốc trái cây mát lạnh.
Kakigori ở Nhật Bản
Kakigori là món đá bào của Nhật được dùng khá phổ biến trong các dịp lễ hội hoặc ở một số các nhà hàng Nhật. Điểm đặc biết của Kakigor là không làm kèm với nhiều hoa quả ( nếu có thể chỉ kèm thêm chút đậu đỏ hoặc tinh bột sắn), nguyên liệu chủ yếu là đá, sữa đặc và siro nhiều vị. Các vị siro hay được dùng nhất là : dâu tây, anh đào, trà xanh, nho, dừa, … Nhưng với bất cứ hương vị nào Kakigori cũng đều đưa người thưởng thức trở về tuổi thơ của nó.
Lịch sử của Kakigori bắt nguồn từ 1.000 năm trước vào thời kì Heian. Nhưng mãi đến tận thời Minh Trị Duy Tân thập niên 1870 món ăn này mới trở nên phổ biến. Một loại khác của Kakigori trong thời gian này là những kem đá bào đầy màu sắc được gọi là Hyoki. Những bát đá bào màu đỏ đậm với những con song và chim bay đã trở thành biểu tượng chào hè của Nhật kể từ đó.
H.T
(Tổng hợp)
Websosanh.vn – Websie so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam