Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm ba lô học sinh được quảng cáo có khả năng chống gù do các thương hiệu trong nước sản xuất lẫn các dòng cặp nhập khẩu từ nước ngoài. Vậy đâu mới là một chiếc ba lô chống gù hoàn hảo. Hãy cùng chúng tôi điểm qua ba lô chống gù Randoseru Maisffile 24 của Nhật Bản.
Nguồn gốc của những chiếc “Randoseru”
Từ thời Edo (1603 – 1868), trong quấn đội Nhật diễn ra một làn sóng cải cách quân sự theo phương Tây. Cũng từ đó, những chiếc ba lô kiểu Tây đã du nhập vào Nhật Bản và được những người lính ưa chuộng, sử dụng rộng rãi.
Khi nhìn thấy sự tiện dụng của chiếc ba lô này, năm 1885, chính phủ Nhật Bản đã thông qua quyết định ban hành chính sách sử dụng loại ba lô này đối với các em học sinh tiểu học. Ưu điểm đầu tiên có thể kể đến ở những chiếc randoseru đó là chất liệu bền đẹp và vô cùng tiện dụng, học sinh có thể đeo dễ dàng trên vai, đựng được nhiều vật dụng bên trong mà không lo sẽ bị ướt hay nhăn góc tập, vở. Việc lựa chọn nguồn nguyên liệu là ưu tiên hàng đầu của dòng ba lô chống gù này.
Sử dụng da tổng hợp Clarino với ưu điểm vượt trội
Khi mới đưa vào sản xuất, các nhà sản xuất lựa chọn chất liệu da bò và da lợn. Tuy nhiên, đến năm 2004, để giảm tải khối lượng mang vác cho học sinh, họ chuyển sang sử dụng da tổng hợp Clarino giúp giảm tới 70% trọng lượng so với các loại da truyền thống.
Những tấm da đều được cắt gọt và sản xuất theo kích cỡ quy chuẩn có sẵn. Sau đó được khâu với tấm nhựa để tạo nên sự cứng cáp, chắc chắn cho chiếc ba lô. Đó là phần khung của randoseru, còn các chi tiết khác như khóa cặp được khâu và dập bằng máy. Hiện nay, những chiếc randoseru được chế tác thêm rất nhiều loại khóa như nam châm, nút bấm… chứ không chỉ đơn thuần là khóa cài như trước đây. (Nguồn: Internet)
Thời gian đầu, việc trang bị ba lô randoseru chỉ được áp dụng với trường học hoàng gia Gakushuin bởi điều kiện kinh tế của nhiều gia đình vẫn chưa cho phép con em mình sử dụng loại ba lô này. Cho đến sau Chiến tranh Thế giới II, khi kinh tế đất nước đã phát triển mạnh mẽ hơn thì loại ba lô này cũng trở nên phổ biến. Vào thập niên 60 của thế kỷ XX, randoseru đã chính thức được chính phủ cho áp dụng đối với mọi học sinh tiểu học và nó trở thành một vật dụng không thể thiếu của các cô cậu bé Nhật Bản.
Sản phẩm có kích thước 30 x 26,5 x 16 cm
Phần quai được thiết kế thông minh có thể điều chỉnh độ dài phù hợp khi trẻ lớn lên từ lớp 1 đến lớp 6 cũng như những năm sau đó. Tổng thể chiếc ba lô sẽ đứng dáng trên lưng các bé, trông dày dặn nhưng nhẹ vô cùng. Kích thước này giúp bé có thể đựng được tập vở và dụng cụ cần thiết cả một ngày dài học tập chăm chỉ.
Hình ảnh so sánh giữa cấu tạo của ba lô chống gù Randoseru (bên trái) và ba lô thông thường trên thị trường (bên phải)
Gia công chống vi khuẩn, chống mùi hôi
Tổng thể bề mặt được gia công chống nước, đi dưới trời mưa không ướt sách vở, giấy tờ. Lớp lót bên trong được gia công chống vi khuẩn, chống mùi hôi. Phần bề mặt áp vào lưng lót bông có chức năng thấm hút mồ hôi, tạo cảm giác mềm mại, thoải mái.
Ba lô chống gù Randoseru được khâu bằng tay 100%, đảm bảo độ chắc chắn
Bên ngoài 1 ngăn lớn và 2 ngăn nhỏ bên trong
Để phù hợp với khả năng mang vác của trẻ em, ba lô randoseru cũng đã được các chuyên gia nghiên cứu và chế tác lại từ ba lô kiểu Tây truyền thống. Mỗi chiếc randoseru điển hình đều có một ngăn chính đựng sách vở và hai ngăn nhỏ bên ngoài dùng để đựng phụ kiện (sách vở, giấy kiểm tra, bút, đồ dùng cá nhân…).
Các ngăn được bố trí khoa học với những bộ phận thiết yếu
Sản phẩm còn được may sẵn 2 túi nhỏ với kích thước khác nhau, 1 để đựng thời khóa biểu và 1 để đựng name card học sinh). Bộ phận tiếp xúc trực tiếp với lưng và các chi tiết nhỏ đều được thiết kế mềm mại, thông thoáng, đảm bảo không gây tổn hại đến cột sống của các em nhỏ, tránh nguy cơ gù lưng khi còn nhỏ. Ở Nhật Bản, ba lô Randoseru còn được quy định như là một loại đồng phục dành cho các em học sinh tiểu học
Vành đai dây ba lô dạng 3D, khóa inox
Khóa cặp được thiết kế đặc biệt từ inox, có thể điều chỉnh tùy theo sức chứa của cặp. Đặc biệt, thiết kế vành đai dây ba lô dạng 3D, giúp giảm sức nặng của đồ trên vai cho trẻ, tránh bị chảy xệ vai cùng tấm đệm mềm giúp lưng không bị gù.
Thiết kế vành đai dây ba lô dạng 3D, giúp giảm sức nặng của đồ trên vai cho trẻ
Quá trình sản xuất một chiếc “randoseru”
Lý do mà các em học sinh được yêu cầu sử dụng ba lô randoseru thay cho các loại ba lô, cặp sách thông thường khác là vì lứa tuổi tiểu học là giai đoạn mà cơ thể các em đang phát triển, đặc biệt là khung xương. Việc mang vác cặp sách cần đảm bảo không ảnh hưởng tới cột sống cũng như sức khỏe của các em sau này. (Nguồn: Internet)
Ở Việt Nam thời gian gần đây cũng đã bắt đầu du nhập loại ba lô này với tên gọi “ba lô chống gù” hay “cặp sách chống gù”. Với mức giá thấp nhất khoảng 3,5 triệu đồng, những chiếc ba lô này dường như vẫn chưa là sự lựa chọn của nhiều phụ huynh vì điều kiện kinh tế của nhiều gia đình vẫn chưa cho phép. (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, với độ bền và khả năng bảo vệ sức khỏe tuyệt vời ấy, các em học sinh hoàn toàn có thể sử dụng loại ba lô này trong suốt những năm tiểu học. So với các loại ba lô thông thường vừa không thể bảo vệ sức khỏe, vừa có độ bền kém hơn, khiến ba mẹ phải thường xuyên thay đổi cặp sách mới cho các em thì chắc hẳn chiếc ba lô này vẫn là sự lựa chọn hợp lý mà bạn nên đầu tư cho con em mình.