Bạch sâm, Hồng sâm và Hắc sâm của Hàn Quốc là ba loại sâm được sử dụng nhiều nhất trên thị trường hiện nay nhờ những công dụng thần kỳ. Mỗi loại sâm có đặc điểm và hàm lượng dinh dưỡng khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân biệt và lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng, độ tuổi.
Được thiên nhiên ưu ái, Hàn Quốc với khí hậu 4 mùa và cấu trúc thổ nhưỡng đặc biệt là nơi sản sinh ra nhân sâm có hàm lượng Ginsenoside Rg1, Rh2, Rg3 cao nhất. Nhân sâm được chăm sóc dưới sự kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, thu hoạch cẩn thận, sau đó mới chế biến thành Bạch sâm, Hồng sâm hoặc Hắc sâm dựa trên chất lượng của củ sâm.
1. Bạch sâm
Nhân sâm không đủ tiêu chuẩn Hồng sâm sẽ được đem chế biến thành Bạch sâm và cũng không cần trải qua quá trình bào chế đặc biệt nào. Nhân sâm chỉ cần rửa sạch, nhúng vào nước sôi vài phút, sau đó tẩm đường vài ngày rồi phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ không quá 600 độ C. Sau khi chế biến, sâm có màu trắng ngà, có vằn hình tia, xốp, mùi thơm, vị ngọt.
Bạch sâm có thể sử dụng bằng cách hấp cách thủy cách với mật ong hoặc có thể nấu súp hay ngâm rượu. Sâm trắng thường dùng đơn thuần để bổ khí. Tuy nhiên, loại thảo dược này chống chỉ định sử dụng cho những người có thể trạng yếu, đau bụng, người cao huyết áp, trẻ em và phụ nữ mang thai. Bạch sâm khô có giá dao động từ 2 đến 2.5 triệu đồng một hộp 300g trên thị trường hiện nay.
2. Hồng sâm
Nhân sâm sau phân loại, những củ sâm mập mạp, tươi tốt, thường nặng trên 370g, sẽ được được đem đi hấp cách thủy cho đến khi thành phần nước chỉ còn dưới 15%, rồi được ép khô, lúc này ruột củ sâm có màu hồng đỏ mùi thơm, vị ngọt hơi đắng nên được gọi là Hồng sâm.
Nghiên cứu đã cho thấy sau khi qua chế biến, hồng sâm có hàm lượng ginsenoside cao hơn gấp 3 lần so với nhân sâm mang đến nhiều công dụng cho sức khỏe đặc biệt là có khả năng làm ức chế và giảm di căn trong chữa trị bệnh ung thư.
Ngoài ra, loại sâm đỏ này còn vô cùng lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng, từ trẻ em đến người già, kể cả phụ nữ mang thai cũng dùng được với liều lượng nhỏ hơn theo chỉ định của bác sĩ. Hồng sâm có giá chỉ nhỉnh hơn Bạch sâm một chút dù lành tính và có hàm lượng ginsenoside cao hơn, giá 300g hồng sâm khoảng 2,5 đến 3 triệu đồng.
3. Hắc sâm
Từ những củ nhân sâm 6 năm tuổi được chọn lọc kỹ càng, trải qua quá trình hấp sấy liên tục trong 5 ngày và lặp đi lặp lại 9 lần cùng các thảo dược quý, giúp chất lượng và màu sắc dần chuyển từ đỏ sẫm sang đen, hình thành nên Hắc sâm Hàn Quốc. Đây cũng là sản phẩm của công trình khoa học mang tính đột phá khai thác thúc đẩy hết tiềm năng của nhân sâm hàn quốc đối với sức khỏe con người.
Điểm khác biệt lớn nhất của Hắc sâm so với Bạch sâm và Hồng sâm chính là hàm lượng Ginsenoside. Trong củ sâm đen này, lượng Ginsenoside được gia tăng từ 10 đến 30 lần, cũng như quá trình chế biến này còn tạo ra thêm được rất nhiều loại hoạt chất khác tốt cho sức khỏe. Hắc sâm đặc biệt phù hợp và tốt nhất cho những người lớn tuổi giúp bồi bổ toàn diện, tăng sức đề kháng, điều hòa huyết áp, tăng trí nhớ, phòng chống ung thư và bệnh tiểu đường,… Vì được chế biến công phu và tốn thời gian hơn nên Hắc sâm có giá đắt gần gấp 3 lần Hồng sâm. Để mua được 300gr Hắc sâm người tiêu dùng cần bỏ ra từ 7 đến 10 triệu đồng.
Bạch sâm, Hồng sâm và Hắc sâm loại nào tốt hơn?
Thực chất, bạch sâm, hồng sâm hay hắc sâm đều là sản phẩm được điều chế từ nhân sâm tươi Hàn Quốc, do đó chúng đều có tác dụng cơ bản của nhân sâm nhưng thành phần và hàm lượng Ginsenoside là không giống nhau. Tuy nhiên, Hồng sâm được ưa chuộng hơn cả bởi hàm lượng Ginsenoside cao, mức giá không quá đắt, lại đa dạng về mẫu mã nhất trên thị trường. Hồng sâm được chế biến thành các dạng cao, lát, kẹo và đặc biệt là dạng nước pha sẵn theo gói nhỏ uống hàng ngày được giới trẻ văn phòng sử dụng thường xuyên.
Trên đây là những điểm khác biệt giữa các ba loại sâm tiêu biểu của Hàn Quốc. Dựa trên nhu cầu của bản thân và gia đình, bạn có thể mua loại sâm và các sản phẩm sâm phù hợp tại các địa chỉ bán hàng chính hãng, đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hàng hóa để bồi bổ sức khỏe gia đình nhé.