Bạn cần chú ý những gì khi chọn mua loa soundbar cho tivi?

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Chú ý về kiểu thiết kế, loại chủ động hay thụ động, cổng kết nối, tích hợp Bluetooth hay vài tính năng khác là những yếu tố mà bạn nên xem xét khi chọn mua loa soundbar cho tivi phòng khách của mình.

Đối với hầu hết mọi người, loa soundbar là chọn lựa tốt nhất để có được chất lượng âm thanh tốt hơn cho tivi trong phòng khách. Loại loa này đơn giản, không quá đắt tiền và không phải dùng dây nối rườm rà như các dàn âm thanh surround thực thụ. Nó cũng không cung cấp âm thanh chất lượng hay như dàn loa rời, nhất là khi nghe nhạc, nhưng nếu bạn muốn có âm thanh tốt hơn khi xem phim và các chương trình tivi thì loại loa này tốt hơn nhiều so với loa tích hợp sẵn trong tivi.

Dưới đây là một số gợi ý khi chọn mua loa soundbar cho tivi bạn có thể tham khảo.

Thiết kế truyền thống hay kiểu đế

Có hai kiểu thiết kế soundbar chủ yếu: truyền thống và kiểu đế. Soundbar truyền thống là loại thiết kế với kiểu loa dài và mỏng, thường đi kèm một loa subwoofer không dây. Loại này có thể treo trên tường hay đặt lên giá ở phía trước tivi. Đây là kiểu thiết kế đơn giản nhưng cũng có mặt hạn chế là có thể che khuất bộ cảm biến điều khiển từ xa của tivi nếu đặt lên giá.

loa soundbar cho tiviTrong khi đó, soundbar kiểu đế có thiết kế đẹp hơn, được đặt dưới tivi, trông giống như là một phần của giá tivi chứ không phải là loa. Ngoài ra, nó cũng không che khuất bộ cảm biến điều khiển từ xa của tivi. Mặt hạn chế là thiếu âm bass do không có loa subwoofer rời. Cũng có vài loại phát ra được, nhưng nếu bạn muốn nghe tiếng bass mạnh thì nên chọn thiết kế soundbar truyền thống. Dĩ nhiên, tốt hơn hết là nên kết hợp loa soundbar đế với loa subwoofer không dây, nhưng trên thị trường hiện chưa thấy có kiểu kết hợp này.

Số cổng tín hiệu vào

Nhìn vào mặt sau của nhiều loại loa soundbar, bạn có thể ngạc nhiên khi thấy chỉ có vài cổng vào dành cho âm thanh, có vẻ chẳng giúp ích gì cho hệ thống rạp hát tại gia với nhiều thiết bị có cổng HDMI.

Ngày nay, hầu hết các hãng sản xuất đều muốn người dùng sử dụng HDTV để làm bộ chuyển đổi âm thanh. Nghĩa là bạn có thể nối tất cả các thiết bị rạp hát tại gia của mình với tivi, rồi nối cổng âm thanh quang học của tivi với loa soundbar. Đây là một thiết kế tổng thể đơn giản hơn vì bạn chỉ cần chuyển đổi các đầu vào trên một thiết bị đó chính là tivi của bạn, thay vì phải chuyển đổi đầu vào trên soundbar.

Cấu hình kiểu này cũng có vài mặt hạn chế. Bạn sẽ bị giới hạn vì số cổng vào của tivi, chẳng hạn nếu tivi chỉ có 3 cổng vào thì bạn chỉ có thể kết nối tối đa đến 3 thiết bị. Tuy nhiên, có thể khắc phục mặt hạn chế này bằng cách dùng một bộ chuyển đổi HDMI, nhưng sẽ bị phức tạp hơn khi dùng soundbar.

loa soundbar cho tiviCòn có một hạn chế khác là hầu hết các loại tivi đều giảm tín hiệu vào của âm thanh xuống thành âm thanh stereo, chứ không phải là tín hiệu âm thanh surround thật sự. Đây không phải là vấn đề lớn đối với hầu hết các loại soundbar, vì dù với tín hiệu âm thanh surround thật sự, nó cũng chẳng nghe hay hơn chút nào. Có vài trường hp đặc biệt khó chịu khi tivi phát ra tín hiệu Dolby Digital thật sự mà loa soundbar của bạn lại không có tính năng giải mã Dolby Digital. Đối với hầu hết mọi người, đây không phải là vấn đề đáng quan tâm.

Dù có nhiều hạn chế, hầu hết mọi người đều chọn dùng tivi làm bộ chuyển đổi. Do đó, khi mua soundbar, bạn không cần phải bận tâm về số cổng vào nếu ở phía sau của loa có một cổng ra âm thanh quang học.

Tích hợp Bluetooth

Bluetooth là kết nối không dây tiện lợi nhất để truyền âm thanh từ smartphone hay máy tính bảng. Tính năng này hoạt động để phát nhạc lưu trữ trên điện thoại và với bất kỳ ứng dụng âm nhạc nào. Ngoài ra, nó có thể hoạt động trên mọi nền tảng mà hầu hết điện thoại và máy tính bảng iOS, Android và Windows 8 đều có tính năng Bluetooth tích hợp sẵn. Nếu bạn dùng điện thoại để nghe nhạc, bạn thực sự phải cần đến Bluetooth.

Nếu soundbar không trang bị kết nối Bluetooth tích hợp sẵn, bạn có thể thêm tính năng này với một bộ chuyển đổi của Belkin hay Logitech, nhưng đây không phải là giải pháp tốt vì số cổng vào thường bị hạn chế trên soundbar. Các bộ chuyển đổi lại càng vướng víu hơn trong trường hợp bạn dùng tivi làm bộ chuyển đổi. Khi đó, bạn cần phải nối nó với cổng vào analog và phải bật màn hình tivi khi muốn nghe nhạc.

Bộ điều kiển từ xa

Hầu hết nhiều loại soundbar đều không có bộ điều khiển từ xa. Thay vào đó nó phụ thuộc vào bộ điều khiển từ xa của tivi để lập trình và phản ứng theo lệnh của bạn.

loa soundbar cho tiviVề mặt lý thuyết, đây không phải là một ý tưởng tồi. Không ai cần đến nhiều bộ điều khiển từ xa để dùng khi xem phim. Tuy nhiên, về mặt thực tế thì thỉnh thoảng có vài vấn đề. Sau khi bạn tắt loa trong của tivi, vài loại tivi lại hiển thị một thông báo tình trạng gây bực mình mỗi khi tivi nhận lệnh tăng giảm âm lượng từ xa, hiện tượng này xảy ra nếu bạn dùng bộ điều khiển của tivi để kiểm soát soundbar.

Cách dễ nhất để khắc phục vấn đề này là dùng bộ điều khiển từ xa của hộp tín hiệu cáp có nút âm lượng hay dùng bộ điều khiển đa năng.

Đèn hiển thị mặt trước

Đa số soundbar không có màn hình hay đèn hiển thị mặt trước, nên bạn không biết được mức âm lượng hay cổng vào nào đang dùng.

Tuy nhiên, cũng có nhiều mẫu loa soundbar cho tivi có đèn hiển thị mặt trước thiết kế đẹp mắt, nhất là khi được giấu kỹ bên trong lớp lưới màng loa. Nhưng thực tế các đèn hiển thị này đều thực sự không cần thiết mà chỉ để trang trí và hiển thị mức âm lượng của loa. Thông thường, bạn chỉ cần tăng mức âm lượng đến mức nghe thoải mái và không cần biết đó là mức 20 hay 30.

Soundbar chủ động hay thụ động

Hầu hết các loại soundbar cho tivi bày bán hiện nay đều là loại “chủ động”, nghĩa là chúng có hệ thống khuếch đại tích hợp sẵn và không cần bộ nhận tín hiệu A/V riêng. Cũng có loại soundbar thụ động thiên về hướng cao cấp và không có hệ thống khuếch đại, nên bạn cần phải trang bị thêm bộ nhận tín hiệu A/V.

Việc mua thêm bộ nhận tín hiệu A/V sẽ làm tăng khá nhiều chi phí cho dàn âm thanh, ngoài ra còn bị lộn xộn vì phải chạy dây nối bộ nhận tín hiệu đến soundbar. Thay vào đó, bạn có thể dùng giải pháp mua dàn stereo với một amply và một cặp loa tốt là có được âm thanh tốt hơn nhiều so với giải pháp này.

Ngoài vài trường hợp đặc biệt, bạn nên chọn mua loại soundbar chủ động chuẩn hay dùng loa cỡ toàn phần truyền thống.

Tin tức về Loa - Micro - Tai nghe

So sánh SoundPeats Life và SoundPeats Air 3 Pro: Tai nghe nào tốt hơn?

So sánh SoundPeats Life và SoundPeats Air 3 Pro: Tai nghe nào tốt hơn?

Sau sự thành công của SoundPeats Air 3 Pro, hãng tiếp tục trình làng SoundPeats Life được đánh giá là bản sao của Air 3 Pro. Vậy giữa tai nghe SoundPeats Life và SoundPeats Air 3 Pro, tai nghe nào tốt hơn? Cùng chúng tôi so sánh hai dòng tai nghe này trong bài viết dưới đây.
Đánh giá loa B&O A1: Vẫn là quá ngon trong năm 2023!

Đánh giá loa B&O A1: Vẫn là quá ngon trong năm 2023!

B&O Beoplay A1 là một chiếc loa di động với thiết kế nhỏ gọn, có thể mang theo bất cứ nơi đâu, chất lượng âm thanh khá là tốt, đáng để bạn mua. Dưới đây là đánh giá chi tiết về loa B&O A1, tham khảo ngay nhé!
Đánh giá loa B&O Beolit 20: Đẳng cấp và thời trang!

Đánh giá loa B&O Beolit 20: Đẳng cấp và thời trang!

B&O Beolit 20 là một trong những sản phẩm loa không dây mới nhất của thương hiệu âm thanh danh tiếng Bang & Olufsen. Mẫu loa sở hữu thiết kế đẹp mắt, chất âm mạnh mẽ và tính năng thì vô cùng hiện đại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đánh giá chi tiết hơn về loa B&O Beolit 20.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!